Hài hước các nước châu Âu theo định kiến của cư dân mạng Trung Quốc

23/08/15, 10:45 Tin Tổng Hợp

Theo cư dân mạng Trung Quốc, người Italia bị xem là… yếu đuối, phụ nữ Ukraina là xinh đẹp nhất, trong khi Ba Lan bị cho là “ghét Trung Quốc”…

Toàn bộ tấm “bản đồ định kiến” mà cư dân mạng Trung Quốc áp dụng với các quốc gia châu Âu. Trong đó, có những định kiến đã… cũ rích, hoặc hài hước và thậm chí bị xem là “phân biệt chủng tộc”. (Ảnh: Foreign Policy)

Gần đây tại Trung Quốc xuất hiện một công cụ tìm kiếm hoạt động như sau: Khi ta gõ một câu hỏi vào mục từ khóa tìm kiếm, các kết quả chọn lọc sẽ hiện ra những câu trả lời nổi bật có sẵn để trả lời câu hỏi đó. Những gợi ý này thường tạo thêm gia vị cho những cuộc tranh luận online và giúp chúng ta biết được những điều bản thân mình vẫn đang tự hỏi.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc – điều đã đẩy cư dân mạng Trung Quốc phải dùng các ứng dụng mạng riêng biệt – đã vô tình mô tả trực tiếp những gì họ nghĩ về đất nước, con người tại các nước khác, điển hình là các quốc gia châu Âu. Những suy nghĩ, định kiến này đã được tổng kết trên một tấm bản đồ châu Âu vô cùng hài hước và còn bị cho rằng có phần “phân biệt chủng tộc”.

Giao diện của Baidu – trang công cụ tìm kiếm được xem như “Google” đối với cư dân mạng Trung Quốc. Có tới 80% người dùng mạng Trung Quốc sử dụng Baidu. (Ảnh: Baidu)

Tại sao lại là châu Âu? Bởi lẽ, châu Âu chính là nơi có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới trước đây – điều đã từng làm “bẽ mặt” Trung Hoa và khiến nước này phải “thán phục”.

Những định kiến trong quá khứ vẫn bao trùm trong suy nghĩ của người Trung Quốc về rất nhiều quốc gia tại châu Âu. Một câu hỏi ta có thể thấy trên Baidu có nội dung như sau: “Tại sao Pháp và Ba Lan không thể đánh bại Đức?” Tìm hiểu kỹ thì mới biết, hóa ra, đây chỉ là một câu hỏi về bóng đá. Vậy mà, nó lại xuất hiện trong danh sách kết quả khi người dùng tìm kiếm về… Chiến tranh Thế giới Thứ 2.

Khi gõ tìm kiếm những câu hỏi mong muốn trên Baidu, Baidu sẽ giúp bạn hoàn thành câu hỏi đó với những gợi ý đến từ những câu hỏi đã được nhiều cư dân mạng sử dụng từ trước. Ví dụ, trong ảnh, câu hỏi được đặt ra là “tại sao Thụy Sĩ…”. Sau đó các gợi ý sẽ hiện ra để hoàn thành câu hỏi đó: “…có đồng hồ nổi tiếng vậy?/ …lại trung lập như vậy?/ …có đồng hồ đắt tiền đến vậy?/ …có ngân hàng an toàn như vậy?”. (Ảnh: Foreign Policy)

Còn đối với Italia, nơi bị người Trung Quốc nhận xét một cách kỳ lạ là “so weak” (“quá yếu”), cư dân mạng đặt câu hỏi rằng: “Tại sao Italia không bị chỉ trích hậu chiến tranh như Nhật Bản và Đức?”

Đối với Anh Quốc, trong “Cuộc chiến Thuốc phiện” vào thế kỷ 19, nước này đã thành công trong việc buộc Trung Quốc phải nhượng lại rất nhiều đất đai cho các quốc gia tại châu Âu. Còn đối với Đức, những từ khóa liên quan đến việc sát hại hay ghét bỏ người Do Thái liên tục hiện đầy màn hình. Thực tế, cũng có một câu hỏi khác về nước Đức được người Trung Quốc quan tâm: “Tại sao người Đức vẫn ghét Hitler?”

“Tại sao người Đức vẫn ghét Hitler?” (Ảnh: Tallarmeniantale)

Sự tò mò của người Trung Quốc kể cũng nhiều lời lẽ châm biếm chính trị và ranh giới lãnh thổ tại châu Âu. Có một vài cuộc tranh luận rối rắm về việc đất nước nào thuộc EU và khu vực dùng đồng Euro, đất nước nào không. Ngoài ra, tình hình chính trị của các quốc gia khác thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (ngoại trừ Anh Quốc) cũng khiến cư dân mạng quan tâm đáng kể khi họ luôn “miệng” hỏi xem các quốc gia như Ireland, Bắc Ireland, Scotland, hay xứ Wales đã giành được độc lập hay chưa?

Họ cũng thường hỏi những người Áo nói tiếng Đức rằng tại sao nước Áo không sáp nhập với Đức, và rằng tại sao Italia và Tây Ban Nha không lần lượt sáp nhập với Thành Phố Vatican và Bồ Đào Nha?

Đất nước nằm ở Đông Nam châu Âu – Albania cũng vẫn bị Trung Quốc “thù dai” từ khi nước này cắt bỏ quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào thập niên 70. Một vài kết quả tìm kiếm về Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện người Trung Quốc nhiều khi “không ưa gì” người Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi một số người Trung Quốc vẫn ủng hộ những người dân sinh sống tại miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một nhóm quân ly khai thường bị chính phủ Trung Quốc “đổ lỗi” vì những hành động bạo lực tại miền Tây tỉnh Tây Giang.

Albania vẫn bị Trung Quốc “thù dai” từ thập niên 70 tới tận bây giờ. (Ảnh: Amateur Radio Dx)

Những câu trả lời được hiển thị nhiều nhất khi tìm kiếm về Ba Lan có nội dung về việc “tại sao Ba Lan ghét Trung Quốc”, với nhiều kết quả cùng dẫn đến một đường link của một bài văn. Bài văn này bao gồm khá nhiều ý kiến sơ sài thắc mắc về Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, cho đến Thế vận hội Olympic Bắc Kinh được tổ chức năm 2008.

Đối với nước Pháp, câu hỏi “tại sao những người bản địa đến từ các địa phương mà người Trung Quốc tới du lịch lại hay “lừa đảo” chính những người khách du lịch đến từ quốc gia Đông Á này” đã được quan tâm rất nhiều bởi cộng đồng mạng.

“Tại sao lại 'lừa' chúng tôi” – câu hỏi “bức xúc” mà các du khách Trung Quốc đặt ra cho nước Pháp. (Ảnh minh họa)

Một số quan điểm được nêu trong tấm bản đổ cũng đáng được nhắc tới. Giống với Google, cách tìm kiếm từ khóa hay câu trả lời cho câu hỏi của Baidu đôi lúc không hề liên quan tới những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm. Trong khi đó, số lần từ khóa tương tự được tìm kiếm cũng góp phần “đẩy” những kết quả được tìm kiếm nhiều nhất lên đầu, cùng với những ảnh hưởng từ thời gian và địa điểm những bài báo đó đã được viết.

Ngoài ra, ngữ pháp tiếng Trung cũng giống như tiếng Việt khi mà các âm tiết trong các từ và các từ trong một câu có thể được đảo lộn vị trí, vô tình tạo ra nhiều cách diễn đạt khác nhau khi đặt câu hỏi trên các công cụ tìm kiếm.

Đặc biệt, có một số lượng lớn các gợi ý sẽ hiện lên màn hình khi ta tìm kiếm về những nước lớn và giàu có như Anh Quốc, Liên Bang Nga, Pháp, Đức, v.v…

“Vì người Anh bị… hói đầu”. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, Baidu lại không có nhiều gợi ý đối với các quốc gia thuộc bán đảo Balkan (bao gồm các nước như Bosnia và Herzegovina, Croatia, Kosovo, Macedonia, Montenegro, Slovenia, v.v…). Điều này cũng chứng minh rằng, người Trung Quốc không hề “có hứng thú” với khu vực Balkan mà người châu Âu thường bàn luận về. Điều này ngược lại với những kết quả tìm kiếm tại Google – nơi những kết quả về khu vực này bình luận rất nhiều về sự nghèo khó nơi đây.

Với câu hỏi “vì sao người Anh không hào hứng với việc chăm sóc tóc và thường nói về thời tiết? Thì theo Baidu, đó là bởi vì họ “bị hói đầu” và “đang cố gắng tránh những cuộc tranh luận về việc ‘trồng cỏ’” (từ lóng của việc trồng thuốc phiện – một nghề phi pháp phổ biến tại đây).

“Và vì họ đang cố gắng tránh những cuộc tranh luận về việc 'trồng cỏ'”. “Hói đầu” và “trồng cỏ” – 2 cụm từ nghe có vẻ liên quan và mang tính châm biếm khi nói về người Anh. Trong ảnh là một vườn cây thuốc phiện tiêu biểu – một vấn đề nhức nhối tại Anh Quốc. (Ảnh minh họa)

Linh Đặng (Theo Foreign Policy)

Theo Tin Nhanh

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x