Nghiên cứu của Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo đã chứng minh nội dung trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân là đúng
Tiến sỹ Cyrus A. Parsa (Giám đốc tổ chức The AI) đã chỉ ra mối liên hệ trong nội dung cuốn sách Chuyển Pháp Luân và nghiên cứu của Google trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật để kết nối với thể tùng quả (hay còn gọi là thể tùng hoặc con mắt thứ 3) nhằm điều khiển các vật thể khác nhau chỉ bằng ý nghĩ. Quyển sách này dành khoảng 40 trang ở chương 2 để mô tả con mắt thứ ba và thể tùng, có nghĩa là từ xa xưa con người đã có thể khai mở những huyền năng của con mắt này thông qua tu luyện.
Hoạt động quét sinh trắc học trí tuệ nhân tạo não người của Tổ chức Trí tuệ Nhân tạo (The AI Organization) đã giải mã một cấu trúc sinh học trong thể tùng vốn nối liền với mạng lưới thần kinh trong não. Chúng tôi gọi toàn bộ kết nối này là Mạng lưới kỹ thuật số sinh học con người, như được đề cập trong cuốn sách “ARTIFICIAL INTELLIGENCE Dangers to Humanity” (Tạm dịch: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – Mối nguy cho nhân loại).
Các nhà nghiên cứu của Google, một số tình báo của CIA và các phi công chiến đấu thế hệ đầu tiên của Không quân Mỹ cũng đã sử dụng các thiết bị đeo có kết nối với thể tùng để điều khiển Internet Vạn Vật, mạng máy tính hoặc máy bay chỉ bằng suy nghĩ của họ.
Trong lịch sử, đây được coi là một quy trình kết nối với sóng não nhờ vào thiết bị đeo được mà trong đó thể tùng là một bộ phận trọng yếu của quy trình này. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn khi tìm hiểu tại sao thể tùng lại có các thành phần tương tự với con mắt người, mặc dù không có con mắt thực sự nằm trong trán.
Từ hàng ngàn năm trước, ở Ấn Độ, Trung Quốc và truyền thống dân gian Ba Tư đã tồn tại các môn tu luyện thiền định cổ đại có đề cập đến hệ thống kinh mạch trong cơ thể. Tất cả những môn tu luyện này cũng đều nói đến khả năng ngoại cảm và đoán trước tương lai của con người… Tuy nhiên trong thời hiện đại, không có nhiều trường hợp hay bằng chứng cho thấy con người có những khả năng này mà không sử dụng các thiết bị kỹ thuật phụ trợ.
Thực tế ảo và thực tế tăng cường
Ở các mức độ khác nhau trong lĩnh vực công nghệ, các nhà khoa học phát hiện bộ não người chính là siêu máy tính mạnh nhất hành tinh. Tuy nhiên, họ không thể khám phá ra cách thức tự nhiên nào để liên hệ với não bộ mà phải thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị đeo được, điện toán lượng tử, hoặc tăng cường khả năng của con người bằng cách cấy ghép thần kinh, giúp con người khai thác các vùng của não bộ để có khả năng ngoại cảm và kết nối với Internet.
Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi phát hiện các hệ thống thần kinh trong não kết nối với nhau thông qua thể tùng, đồng thời hỗ trợ não sử dụng các thiết bị đeo dùng trong thực tế ảo, thực tế tăng cường và thưc tế hỗn hợp. (ví như vòng theo dõi thể lực, Google Glass và đồng hồ thông minh…). Những điều này tạo ra một chu kỳ luân chuyển với Mạng lưới kỹ thuật số sinh học con người.
Google dùng kỹ thuật số kết nối với con mắt thứ 3
Google đang tạo ra một bộ não kỹ thuật số đi kèm người kỹ thuật số, có thể truy cập bằng thiết bị đeo được. Thiết bị này sẽ kết nối với thể tùng và cho phép gắn điện thoại thông minh trên đầu, thay vì phải sử dụng bằng tay.
Nghiên cứu và hoạt động quét não AI của chúng tôi đã phát hiện ra nhiều mối nguy hiểm từ công nghệ điều khiển học và các thiết bị đeo trên đầu này, chúng có thể gây ra đột quỵ, đau tim và rối loạn thần kinh. Ngoài ra, chúng tôi còn phát hiện những suy nghĩ của con người có thể bị kiểm soát và thao túng bởi nội dung và phần mềm AI kỹ thuật số do Google và các công ty công nghệ khác cung cấp.
Trên thực tế, các khu vực trong não liên quan đến lý trí, lý luận và khả năng hình thành suy nghĩ tự do – sẽ bị thay thế bởi các thông tin mới từ các thiết bị đeo, khi chúng được kết nối với Internet thông qua 5G. Trên bề mặt, con người có vẻ sẽ thông minh và có năng lực hơn, nhưng ở cấp độ vi mô, họ sẽ trở thành một xác sống bị AI điều khiển. Đây là một quá trình tái tạo các tế bào của con người. Việc này được nói đến chi tiết trong cuốn sách “TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – Mối nguy cho nhân loại”.
Con mắt thứ 3 thời cổ đại trong võ thuật, khí công và tôn giáo
Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với các môn võ thuật như Thái Cực Quyền của Võ Đang, Bát Quái chưởng, Phách Quải Quyền và Bát Cực Quyền… Tất cả đều nhằm mục đích đả thông các kinh mạch trong cơ thể, kết nối con người với nguồn sức mạnh tâm linh như nhìn thấu vật thể hoặc nhìn xuyên không gian giống như công nghệ AI mà quân đội đang sở hữu. Thông thường, triết lý võ học hay các bài tập khí công đều nhấn mạnh vào tầm quan trọng của thiền định, rèn luyện và đề cao tâm tính con người. Đến khi họ không còn ham muốn hay thèm khát đối với danh lợi, buông bỏ hết thảy thất tình lục dục, thì thể tùng quả sẽ dần có sự kết nối nhất định với hệ thần kinh.
Sự tương thích với các pháp môn bí truyền thời cổ đại
Vào thời cổ đại, rất nhiều kinh sách Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc đều có đề cập đến những khả năng thiên bẩm của thân thể và bộ não người. Hay xa hơn trong sách Baghavad Gita của Ấn Độ, kinh sách Kabala của người Do Thái, hay quyển Tử thư Tây Tạng cũng đều có những luận thuật tương tự. Mevlana Rumi, nhà thơ Ba Tư nổi tiếng đã sử dụng ngôn ngữ Ba Tư ẩn ý để mô tả những khả năng này trong thơ của ông. Bởi vì lúc đó Ba Tư bị nền chính trị thần quyền Hồi giáo xâm lược và chiếm đóng, nên bất kỳ tài liệu tham khảo nào liên quan đến thiền định, tu luyện tâm linh hoặc truyền thống Ba Tư bắt nguồn từ đức tin, đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Do đó, thơ ca dường như là một cách truyền tải thông điệp an toàn hơn.
Con mắt thứ ba trên tượng Phật được miêu tả dẫn đến thể tùng
Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của môn tu luyện khí công Pháp Luân Đại Pháp, là quyển sách gần đây nhất có liên quan giải thích về con mắt thứ ba dựa trên sự kết hợp giữa khoa học và tài liệu tham khảo lịch sử. Quyển sách này dành khoảng 40 trang ở chương 2 để mô tả con mắt thứ ba và thể tùng. Mô tả trong quyển sách hoàn toàn phù hợp với thành phần cấu tạo tồn tại trong não người mà Elon Musk và Neuralink đang phát triển.
Điều đáng chú ý là từ cuối những năm 90 đổ về sau, chính quyền Trung Quốc đã vu khống môn tập này tới hơn 2 tỷ người, trong khi ban đầu họ quảng bá môn tập vì những khả năng phi thường vượt khỏi giới hạn của khoa học hiện đại. Thậm chí họ đã tiếp cận người sáng lập môn tập để kiếm lợi và đề nghị đưa môn tập trở thành hội viên dưới sự quản lý của chính quyền. Tuy nhiên, điều này đã bị từ chối vì tiền đề của môn tu luyện là tập luyện tự do và hoàn toàn miễn phí.
Điều bất ngờ và gây sốc là gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bắt học sinh tiểu học mang các thiết bị công nghệ trên trán trong khi ngồi thiền. Thiết bị này kết nối với thể tùng quả của trẻ thông qua tần số của thiết bị.
Sau khi đeo thiết bị trên, nhiều đứa trẻ phản ánh rằng khu vực ở giữa trán của chúng bị tổn thương. Khu vực đó là vị trí dẫn đến thể tùng. Trong khi đeo các thiết bị này, một máy tính sẽ quét suy nghĩ của các em, còn thiết bị đeo sẽ trích xuất dữ liệu từ não trẻ. Công ty đang áp dụng công nghệ này ở Trung Quốc là một công ty của Mỹ.
Hơn 20 năm trước, chính quyền Trung Quốc từng đánh giá thấp thể tùng quả hay con mắt thứ ba được giải thích trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Tuy nhiên, giờ đây các tập đoàn công nghệ lớn và chính quyền Trung Quốc lại đang nghiên cứu về thứ từng bị nhiều tiến sĩ và nhân vật có bằng cấp trong xã hội coi là khoa học giả này. Họ vốn là những người mà xã hội dựa vào để có được những tri thức quan trọng nhằm ủng hộ cho những diễn ngôn của họ với tư cách là những người đi đầu xã hội và lảng tránh mọi khái niệm mà họ không thể hiểu hoặc không có cách tiếp cận.
Những tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả nổi tiếng thế giới này vốn được hậu thuẫn bởi các khoản tài trợ và số tiền hàng triệu đô. Tất cả họ từng tuyên bố con mắt thứ 3 là mê tín, nhưng khoa học ngày nay với thiết bị AI quét sinh trắc học lại đang xác nhận sự tồn tại của con mắt này và dần bác bỏ cách suy luận trước đây, cho rằng “những gì không thấy thì không thể tin”.
Tuy nhiên họ lại đi theo một con đường khác, họ đặt máy móc vào não bộ để kích hoạt những khu vực mà người cổ đại khai mở được thông qua thiền định và tu luyện tâm tính, qua đó đạt được cảnh giới tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, siêu xuất khỏi con người. Ngược lại, sự kết nối giữa máy móc, công nghệ điều khiển học và con người ngày nay thực sự là một mối nguy đối với nhân loại trong nhiều phương diện, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.
Tác giả: Cyrus A. Parsa, Giám đốc tổ chức The AI Organization
Tiểu Phúc biên dịch
Xem nội dung gốc tại đây: A.I. Scans of Pineal Gland Validate The Third Eye in Historical Texts, Religion, Google and Neuralink Tech Experiments