Gốm Chu Đậu – Tinh hoa gốm Việt lừng danh thế giới

05/04/17, 13:00 Chưa phân loại

Gốm Chu Đậu không những là dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam mà còn rất nổi tiếng thế giới. Gốm Chu Đậu được coi là gốm đạo, gốm bác học, nó thấm đẫm văn hóa tâm linh người Việt, in đậm dấu ấn lịch sử và những giá trị nhân văn của quốc Đạo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.

Kết quả hình ảnh cho gốm chu đậu cổChiếc bình An Nam tại Bảo tàng Hoàng cung Topaki ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: VietNamNet Bridge)

“Chiếc bình Annam” lừng danh và bà tổ gốm Chu Đậu

Bảo Tàng Hoàng cung Topaki Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kì, vốn là cung điện nguy nga và từng là nơi cư ngụ bao đời của các quốc vương Sultan thuộc Đế quốc Ottoman. Nơi đây sở hữu một kho tàng gốm sứ lừng danh và đồ sộ của châu Á mà hoàng gia qua các đời ưa chuộng, gồm hơn 10,700 hiện vật, chủ yếu là gốm sứ Trung Quốc cao cấp từ thời Tống-Nguyên-Minh đến Thanh, và đồ sứ Nhật Bản từ thế kỉ 17-19, sánh ngang với kho tàng của Viện bảo tàng Cố Cung Đài Loan.

Thế nhưng, giữa kho tàng này, bảo vật được xem là quan trọng nhất lại là một “Chiếc bình Annam” bằng gốm hoa lam do một nữ nghệ nhân Việt Nam chế tạo vào giữa thế kỉ 15 được liệt vào đồ quốc bảo. Từ năm 1933, chiếc bình này trở nên nổi tiếng thế giới, từ đó lôi cuốn nhiều sự quan tâm nghiên cứu và bàn cãi của thế giới nghệ thuật.

“Chiếc bình Annam” này chính là do nghệ nhân Bùi Thị Hí, bà tổ của gốm Chu Đậu chế tác và vẽ hoa văn. Bình hình dạng củ tỏi, cao 54cm, quét trôn mộc oxit sắt. Thân bình trang trí hoa văn dây mẫu đơn, vai bình có dải hoa văn lá bồ đề với hoa sen và đề dòng lạc khoản vòng quanh gồm 13 chữ Nho, mỗi chữ xen lẫn hoạ tiết mây cuộn: 大 和 八 年 匠 人 南 策 州 裴 氏 戲 筆: “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị hý bút” (nghĩa là: Năm Thái Hoà thứ tám (đời vua Lê Thánh Tông 1450), thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách, vẽ chơi. (cái tên vẫn còn gây tranh cãi).

Kết quả hình ảnh cho gốm sứ chu đậu

Tượng “Nữ quý tộc” trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm được cho là mô tả bà Bùi Thị Hí và hình khắc trên viên gạch đậy mộ  bà. (Ảnh: covattinhhoa.vn)

Mới thời đó, các trung tâm gốm sứ Chu Đậu của bà đã nỗ lực tạo ra các sản phẩm đạt tới chất lượng hoàn thiện và quy mô hơn bao giờ hết. Chúng thuộc loại sản phẩm gốm sứ cao cấp, vừa đạt những phẩm chất và mĩ thuật tinh mĩ, vừa có bản sắc riêng để cung cấp cho hoàng triều.

Và chắc hẳn còn cho cả giới quý tộc và hoàng gia nước ngoài, giống như “chiếc bình Annam” và đồ gốm Chu Đậu đang được được trân trọng lưu giữ và trưng bày tại 46 bảo tàng danh tiếng của 32 quốc gia trên thế giới. Cho tới nay, đây là sự đóng góp duy nhất về lĩnh vực mĩ thuật của Việt Nam cho quốc tế.

Gốm Chu Đậu –  Lưu giữ tinh hoa văn hóa Việt

Kết quả hình ảnh cho gốm hoa lam thời lê

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga triều Lê sơ. (Bảo vật Quốc gia). 

Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam và phát triển rực rỡ trong suốt thời Lý – Trần – Lê – Mạc. Chúng cũng đã từng được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, sang tới Ấn Độ Dương, vịnh Ba Tư và các nước phương Tây.

Việc tìm thấy loại gốm này từ xác con tàu đắm có niên đại vào giữa thế kỉ 15 được trục vớt ở vùng biển Cù Lao Chàm từ 1997-2000 cho thấy từ xa xưa gốm Việt Nam đã vang danh thế giới. Có thể nói, những gì tinh hoa nhất, Việt Nam nhất hội tụ đủ ở Gốm Chu Đậu.

Gốm Chu Đậu được coi là gốm đạo, gốm bác học, nó thấm đẫm chất văn hóa tâm linh thuần Việt, in đậm dấu ấn lịch sử những giá trị nhân văn của quốc đạo Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.

Tuy nhiên, trong những năm tháng chiến tranh, nghề gốm này đã bị thất truyền. Đến năm 2001, gốm cổ Chu Đậu mới được nghiên cứu, phục hồi lại chất men, kỹ thuật sản xuất, kiểu dáng sản phẩm, từ đó làm sống lại tầm cao của gốm Chu Đậu, một dòng gốm đẹp của Việt Nam và quốc tế, và giờ đây làng nghề gốm Chu Đậu cũng dần hồi sinh và phát triển trở lại.

43 (2)
Đến với Chu Đậu, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên thanh bình, yên ả của làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn có dịp tìm lại những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống cổ xưa. (Ảnh: ueb.edu.vn)

Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn phản ánh đời sống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt, trong đó chủ yếu là hình ảnh hoa sen, hoa cúc, chim Lạc Việt.

Đặc biệt, hoa văn trên gốm Chu Đậu được trang trí theo phương pháp vẽ dưới men, tức là trang trí hoa văn trước rồi tráng men sau. Men gốm Chu Đậu được làm từ vỏ trấu, đa phần là men trắng trong, hoa lam, men lục, xanh nâu, tam thái.

Gốm Chu Đậu chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống với 3 dòng sản phẩm chính là hàng phục chế theo các mẫu gốm cổ, hàng gia dụng và hàng xuất khẩu.

Trong đó nổi tiếng và được ưa chuộng nhất là bình gốm hoa lam (còn gọi là bình củ tỏi) và bình tỳ bà. Ngoài ra, những sản phẩm khác như: bình cúp Ngũ Hành, ấm rượu Rồng, hũ Hổ Phù… cũng là những sản phẩm làm nên thương hiệu gốm Chu Đậu.

Dưới đây là một số đồ gốm cổ được trục vớt từ con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An:

 

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x