Golf – Nguồn gốc cổ đại và sự khởi đầu của một trò thể thao toàn cầu

19/08/15, 06:00 Tri thức

Có nhiều môn thể thao nổi tiếng bởi sức mạnh, sự dẻo dai và cạnh tranh khốc liệt như quyền anh, võ tự do… nhưng cũng có những môn thể thao đẳng cấp và nhẹ nhàng nhưng không kém phần thú vị như golf. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của nó.

Một bức tranh vẽ Minh Tuyên Tông của triều nhà Minh.

Vũ đài đấu sĩ La Mã cổ đại là một môn thể thao đẫm máu, man rợ, chết người với các chiến binh cứng rắn chiến đấu đến chết để mua vui cho quần chúng. Trò chơi bóng Mesoamerican, Uluma, cũng tương đương về độ hiểm nguy, như có nhịp độ nhanh, là một trò chơi tàn nhẫn gắn liền với nghi lễ tôn giáo, trong đó người chơi có nguy cơ bị thương hay hy sinh. Tuy nhiên, không phải là tất cả các môn thể thao ngày xưa đều khát máu, bạo lực. Nhiều môn trong số chúng, chẳng hạn như golf là một cuộc thi thú vị và đầy thử thách với những người cổ đại.

Golf là một môn thể thao cổ xưa đã kéo dài đến kỷ nguyên hiện đại của chúng ta, thích ứng và phát triển qua thời gian để phù hợp với thời đại. Golf, theo cách hiểu hiện đại, là một môn thể thao dùng gậy và bóng trong đó người chơi đánh quả bóng nhỏ vào lỗ từ một khoảng cách xa trên các địa hình khác nhau và tại một loạt các điểm bắt đầu. Bên cạnh nguy cơ bị sắt đánh và những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đây là một môn thể thao khó mất mạng – đó có thể là một trong những lý do khiến nó kéo dài rất lâu và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Trong khi người ta cho rằng golf có nguồn gốc từ Scotland, thì đó chỉ là một phần của câu chuyện. Các nhà sử học vẫn tranh cãi về nguồn gốc thực sự của môn thể thao gậy và bóng của thời cổ xưa trên khắp thế giới này.

Những trò chơi gậy và bóng cổ xưa: Ai Cập, Hy Lạp và La Mã

Những trò chơi với gậy và bóng đã có sớm nhất vào năm 2600 TCN ở miền trung Ai Cập, với những ngôi mộ có những bức tranh và phù điêu cho thấy hình ảnh những người đàn ông với gậy và bóng. Tên của trò chơi Ai Cập cổ đại này vẫn không rõ, nhưng người ta cho rằng có lẽ nó đã được du nhập đến Địa Trung Hải thông qua giao dịch thương mại.

Người Hy Lạp cổ đại tiếp tục trò chơi truyền thống gậy với banh, và có những bức chạm khắc mô tả một môn thể thao tương tự như khúc côn cầu hiện nay.

Chạm khắc nổi năm 600 TCN, Kerameikos, Athen, cho thấy những người đàn ông với những cây gậy đang chơi với một quả bóng. Những trò chơi gậy và bóng cổ đại này đã biến thành khúc côn cầu, khúc côn cầu trên băng và golf.

Các nhà nghiên cứu liên kết môn thể thao golf với các trò chơi của La Mã cổ đại Paganica (hay Paganicus), trong đó một quả bóng bằng gỗ hay lông vũ được đánh bằng những cây gậy gỗ cong. Những quả bóng Roman lớn hơn so với quả bóng golf hiện nay, chúng có đường kính khoảng 5,5 inch (15 cm). Mục tiêu của Paganica là đánh bóng vào một mục tiêu được chỉ định, một tảng đá hay cây.

Khi đế chế La Mã xâm chiếm châu Âu trong thế kỷ đầu tiên, trò chơi bóng của họ cũng lan rộng theo, và những môn thể thao phổ biến thậm chí đã lan đến các quốc gia phía Bắc.

Người Scot cũng thêm vào một yếu tố quan trọng và tầng lớp thống trị tiếp quản

Các sử gia đều đồng ý rằng thuật ngữ “golf” đến từ tiếng Đức thời Trung Cổ là “colf” hay “colve”, nghĩa là que hay gậy được sử dụng trong một trò chơi bóng xuất hiện sớm được gọi là kolven.

Người ta cho rằng người Scotland sau đó đã thêm vào trò chơi các lỗ trên mặt đất, và người tham gia chơi là cá nhân chứ không phải một đội, điều này đã tách golf ra khỏi những môn thể thao khác có gậy và bóng.

Vào thời Trung Cổ, trò chơi golf đã bị vị vua Scotland James II và James IV cấm vào những năm 1400, khi họ cho rằng sự phổ biến của môn thể thao này đã can thiệp vào kỷ luật quân đội và huấn luyện bắn cung. Các trò chơi khác có gậy cong và bóng cũng được luật hóa, chẳng hạn như khúc côn cầu trên cỏ (gậy đã được uốn cong, và đây là xuất thân của từ ‘gậy khúc côn cầu’). Tuy nhiên, cuối cùng thi James IV cũng thích golf, và trò chơi phổ biến này lan sang cả Anh vào đầu những năm 1500, và được xem là một trò chơi của giai cấp thống trị.

Vào năm 1503 ghi chép đầu tiên về những cây gậy chơi golf: “Vị vua chơi golf với những cây gậy và bóng”.

Mối liên kết với Trung Quốc cổ đại: Chuiwan

Có người cho rằng Ai Cập, Địa Trung Hải và Châu Âu có thể không có truyền thống chơi golf. Nguồn gốc cổ xưa của sân golf có lẽ bắt nguồn trực tiếp từ Trung Quốc.

Trò chơi Trung Quốc cổ đại chuiwan được chơi giữa Thế kỷ 8 và 14. Điều này có thể được nhìn thấy trong một cuốn giấy từ năm 1368 có tựa đề: “Tiệc lớn mùa thu”. Cuộn giấy mô tả một thành viên của Triều đình Hoàng gia giữ và lắc một thứ trông như một cây gậy chơi golf. Một quả bóng nằm trên mặt đất gần anh ta, anh ta phải cố gắng để đánh nó vào một cái lỗ. Những lá cờ dường như cho thấy các vùng mục tiêu. Luật của trò chuiwan được cho là giống với trò chơi golf hiện đại, trong đó những người chơi sử dụng một bộ 10 cây, các quả bóng được làm bằng gỗ và lỗ được đặt trên những địa hình có độ khó khác nhau, và thậm chí là có một khu vực đánh bóng riêng.

Tài liệu tham khảo sớm nhất đến môn thể thao này ở Trung Quốc thuộc về triều đại nhà Tống (1050 – 1100) với một ghi chép của quan chức nhà Đường dạy con gái mình làm thế nào để chơi trò chơi với những cái lỗ được đào xuống đất và dẫn bóng vào đó.

Khi trận đấu được hoàng tộc chơi, những cây gậy đôi khi được làm bằng vàng, và được trang trí bằng đá quý.

Trò chơi chuiwan đạt đến đỉnh điểm trong thời nhà Tống, và sau đó lắng xuống, rồi cuối cùng nó trở thành một trò chơi của phụ nữ và trẻ em. Các học giả Trung Quốc cho rằng chuiwan có thể đã lan đến châu Âu từ Trung Quốc nhờ các thương nhân và khách du lịch trong thời Trung Cổ.

Nó được cho là một nguồn gốc khác của trò chơi chaugan của người Ba Tư.

Trò chơi Golf hiện đại

Tại châu Âu, bằng chứng từ các tài liệu về trò chơi golf hiện đại được ghi lại sớm nhất vào ngày 2/3/1672 tại Đông Lothian, Scotland, như trong cuốn sách của ông John Foulis of Ravelson. Đoạn văn nói rằng: “golf được chơi ở thị trấn Musselburgh Links sớm nhất vào ngày 2/3/1672”, và điều này đã được Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận, làm nó trở thành trò chơi golf lâu đời nhất trên thế giới.

Gần 200 năm sau, tiêu chuẩn sân golf 18 lỗ đã được tạo ra tại St Andress, Scotland, giảm xuống từ 22 lỗ, và nó không được công nhận mãi cho đến ngày 17/10/1860, ngày diễn ra giải đấu golf đầu tiên trên thế giới, “Giải golf mở rộng” đã được chơi ở Ayrshire.

Những hình ảnh hiện đại hơn của sân golf. Những chàng trai MacDonald với những cây gậy và quả bóng, thế kỷ 18.

Chắc chắn golf là một môn thể thao được các chuyên gia, những vận động viên, và những người đam mê thích thú, nó là một trò chơi phong phú mà không có dấu hiệu chậm lại. Đu đưa cây gậy và đập bóng là một truyền thống mà con người đã lặp đi lặp lại một cách hạnh phúc từ thời cổ đại.

Một tay golf hiện đại đang phát bóng bắt đầu một ván golf.

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x