Giữ học phí đại học thấp: Công bằng xã hội hay sai lầm?

16/06/15, 09:30 Tin Tổng Hợp

Một khuyến nghị mới đây liên quan đến giáo dục đại học của Nhóm đối thoại Giáo dục (VED) bao gồm nhiều chuyên gia giáo dục có tâm huyết trong và ngoài nước (trong đó có GS Ngô Bảo Châu) đang khiến dư luận xôn xao. VED cho rằng giữ mức học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận cánh cổng vào ĐH là một chủ trương sai lầm, thay vì tạo ra công bằng thì chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH trong nước.

Đang có ý kiến cho rằng thu học phí thấp khiến cho chất lượng giáo dục đại học cũng thấp. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Tài chính ĐH Việt Nam đang “có vấn đề”?

Theo quan điểm của VED, tài chính của hệ thống GD ĐH VN đang đối mặt với ba vấn đề lớn là thiếu kinh phí, bất bình
đẳng và thiếu tự chủ. Cụ thể, mức đầu tư của Nhà nước cho các trường công còn rất thấp.

Số liệu của WB năm 2010 cho thấy, đầu tư cho GD ĐH của VN chiếm 14% đầu tư của ngân sách nhà nước cho giáo dục. So với GDP thì tỉ lệ đầu tư công cho GD ĐH chỉ 0,9%. Chủ trương của VN hiện nay là giữ học phí thấp để người nghèo có thể tiếp cận.

Tuy nhiên, VED cho rằng, cách tiếp cận này là sai lầm và nó có thể dẫn đến bất bình đẳng hơn, vì học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho SV nghèo. Học phí thấp dẫn đến đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, chỉ SV từ gia đình khá giả mới đi học đại học được, và chi phí đào tạo các SV này lại được Nhà nước bao cấp là chủ yếu. Các giải pháp gồm chương trình học bổng và quỹ tín dụng cho SV nghèo, theo VED, không giải quyết được vấn đề.

Thực tế, nguồn học bổng quá thấp, không đủ trang trải chi phí, trong khi quỹ tín dụng lại quá hạn hẹp, khó tiếp cận. Mặc dù đã có thí điểm về tự chủ ĐH, trong đó có tự chủ thu và chi, song một số trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Hà Nội vẫn bị hạn chế rất nhiều về phần “chi”. Nhiều trường còn nhiều thói quen ỷ lại, chờ bao cấp từ phía Nhà nước.

Đề xuất của VED là cần ưu tiên ba lĩnh vực: Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống đại học, giao tự chủ tài chính cho các đại học và thay đổi cách phân bổ ngân sách cho từng trường. Ưu tiên đầu tư về nghiên cứu khoa học. Chấm dứt bao cấp đại học.

Không nên ép giảm học phí, khuyến khích tự chủ ĐH, trong đó có tự chủ tài chính theo khuyến nghị của VED nhận được đồng tình của nhiều chuyên gia GD. Chỉ GD phổ thông mới cần Nhà nước bao cấp vì cần đảm bảo mặt bằng dân trí, GS Lâm Quang Thiệp cho rằng, nên chấm dứt tình trạng bao cấp GD ĐH.

“GD ĐH đồng thời cần cho bản thân người học nhiều, bởi họ đầu tư cho GD ĐH là đầu tư cho tương lai của mình, và phải trả tiền cho sự đầu tư này” – ông nói. Theo ông, nếu ép học phí thấp xuống, chi phí đào tạo không đảm bảo, Nhà nước buộc phải lấy các khoản phí khác bù vào. Các khoản này cũng đều là sự đóng góp của dân.

Theo GS Lâm Quang Thiệp, các trường ĐH cần tính toán đảm bảo một mức học phí vừa đủ để đảm bảo điều kiện đào tạo và chi trả lương cho GV. Còn việc giải quyết bài toán cho SV nghèo? Theo ông, cùng với chủ trương học phí cao, cần thiết phải có mức hỗ trợ cao bằng các quỹ tín dụng cho SV.

Còn theo GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT – giải quyết hậu quả từ những sai lầm mắc phải là mở tràn lan các trường ĐH, CĐ theo hướng thương mại hóa thay vì đào tạo nguồn nhân lực, không thể trong một sớm một chiều. Kiểu quản lý GD ĐH mà ông gọi là “nửa vời” này đang khiến chất lượng ĐH ngày càng đi xuống. “Ở VN, một ngày được nghỉ thì GV chỉ chăm chăm đi dạy thêm. Học phí phải để cho trường đủ chi phí, có cơ sở vật chất đầy đủ và quan trọng là đủ lương cho GV. Còn với SV, không có nước nào mà học bổng không đủ tiền để chi trả học phí như ở nước ta” – ông nói.

Tán thành với kiến nghị của VED, cựu tư lệnh ngành GD cho rằng, Chính phủ không thể bao cấp mãi cho GD ĐH, phải lượng sức học của con em, không để các em phải vào ĐH bằng mọi giá để rồi hậu quả cử nhân thất nghiệp tràn lan.

Ông thẳng thắn: “Cho các trường ĐH tự chủ về tài chính. Luật GD ĐH được thông qua rồi, nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao Chính phủ quy định chỉ 8 trường được thực hiện tự chủ? Nếu làm đúng luật, các trường không cần xin phép ai cả!”.

Tuy nhiên, để bắt đầu thay đổi một chủ trương lớn, các chuyên gia cho rằng, việc đầu tiên là các nhà lãnh đạo GD phải thay đổi cách nghĩ, ngay cả với đại biểu QH. Tăng học phí không thể đột ngột mà cần phải tăng dần dần, cùng với đó, Nhà nước cần mạnh tay đầu tư tăng quỹ tín dụng hỗ trợ SV, quản lý tốt quỹ này để tiền đến được đúng tay, đúng việc.

Theo Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x