Giới học giả nước ngoài giải mã “hiện tượng” Việt Nam nghèo mà học giỏi

20/07/16, 14:45 Tri thức

Việt Nam được xem là một ngoại lệ lớn nhất trong ngành giáo dục quốc tế, bởi đây là nước duy nhất có thu nhập thấp song lại đứng ngang hàng với các quốc gia giàu có trong các kỳ thi quốc tế.

Điểm thi của học sinh Việt Nam trong các bài kiểm tra quốc tế luôn ngang hàng với các nước phát triển. (Ảnh: Internet)

Rõ ràng luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia với năng lực học sinh nước đó thể hiện qua các bài thi chuẩn hóa.

Thế nhưng việc người Việt Nam với mức thu nhập đầu người khá thấp lại thể hiện tốt quá mức mong đợi ở một quốc gia như vậy, thật sự là một câu chuyện khó hiểu.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu 2 bài thi quốc tế để tìm ra câu trả lời cho “hiện tượng Việt Nam” kể trên.

Một là TIMMS (Chương trình đánh giá năng lực toán học và khoa học quốc tế) – bài thi mà sinh viên Việt Nam đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với các nước khác có cùng mức GDP:

Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã tìm ra lý do vì sao học sinh Việt Nam luôn đạt điểm cực cao trong thi cử - Ảnh 1.
Điểm TIMMS (tỷ lệ trả lời đúng – cột dọc) so với GDP đầu người thực tế (theo chuẩn WDI – cột ngang). (Ảnh: Internet)

Một bài báo được xuất bản vào năm 2014 của Abhijeet Singh về kết quả của TIMMS cho thấy trẻ em Việt Nam thể hiện tốt hơn so với bạn bè cùng trang lứa ở những quốc gia đang phát triển khác dù mới 5 tuổi và khoảng cách này đang dần được nới rộng hơn sau mỗi năm.

Bài báo nhận thấy rằng: “Một năm học cấp 2 tại Việt Nam đạt hiệu quả hơn về mặt tiếp thu các kỹ năng so với cấp độ tương tự tại Peru hay Ấn Độ”.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao một số quốc gia lại đạt hiệu quả học tập mỗi năm tốt hơn nhiều so với các nước khác? Hay đơn giản hơn, tại sao trường học tại nước này lại tốt hơn nước kia?

Mới đây nhất, nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik, đang nỗ lực để tìm ra câu trả lời. Họ đã phân tích Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế hay PISA, sử dụng số liệu từ năm 2012 đến nay.

Ngoài Việt Nam còn có 7 nước đang phát triển khác tham gia bài đánh giá. Việt Nam xếp cuối trong danh sách GDP bình quân đầu người của nhóm này với mức 4.098 USD/năm.

Tuy nhiên, mức điểm mà học sinh quốc gia này đạt được vẫn cao hơn các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là điểm toán trong bảng so sánh mức điểm và GDP đầu người dưới đây:

Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã tìm ra lý do vì sao học sinh Việt Nam luôn đạt điểm cực cao trong thi cử - Ảnh 2.
Điểm PISA năm 2012 (cột dọc) so sánh với GDP đầu người (USD – cột ngang). (Ảnh: Internet)

Điểm số của học sinh Việt Nam tốt hơn nhiều người mong đợi, hơn cả Phần Lan, Thụy Sỹ, Colombia hay Peru.

Tính riêng môn toán thì mức điểm trung bình của học sinh Việt Nam đã bỏ xa mức trung bình của học sinh 7 nước đang phát triển còn lại tới 128 điểm.

Trong khi đó, 70 điểm tương đương với cấp độ “thành thạo” – khoảng 2 năm học toán ở cộng đồng các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế). Như vậy với mức 128 điểm, trình độ của sinh viên Việt Nam chênh 3 năm so với các nước đang phát triển khác.

 Vậy lí do là gì?

Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã sử dụng dữ liệu của PISA, bao gồm lý lịch của học sinh, kinh nghiệm học tập và hệ thống trường học, để xem điều gì đã khiến Việt Nam có thể giúp cho các học sinh của mình có thành tích tốt hơn cả các quốc gia giàu có. Họ tìm ra rằng sự đầu tư vào giáo dục và “khác biệt trong văn hóa” có thể giải thích phần nào lý do.

Truyền thống văn hóa thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của học sinh.

Về tổng quát, học sinh Việt Nam tập trung và nghiêm túc hơn trong việc học. Họ ít khi đi học muộn, ít vắng mặt hay bỏ lên lớp.

Các học sinh này cũng dành thêm khoảng 3 tiếng đồng hồ mỗi tuần học ngoài giờ so với các quốc gia đang phát triển khác. Họ cũng ít lo lắng về môn Toán và tự tin hơn về việc họ sẽ ứng dụng nó trong tương lai.

Báo Tây lý giải tại sao học sinh Việt Nam lại học giỏi một cách... kỳ lạ - Ảnh 2.
Học sinh Việt Nam dành thêm khoảng 3 tiếng mỗi tuần học ngoài giờ so với các quốc gia đang phát triển khác. (Ảnh: Internet)

Còn có nhiều điểm khác biệt nữa. Các bậc phụ huynh tại Việt Nam thường có liên quan mật thiết đến vấn đề học tập của con cái thông qua việc giúp đỡ và đầu tư tiền bạc.

Hệ thống giáo dục cũng tập trung hơn. Các giáo viên tại đây có xu hướng quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn tới thành tích của học sinh.

Ngoài cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, các chuyên gia cho rằng bằng chứng cho thấy Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục đó là dù các trường học ở đây vẫn còn ít máy tính nhưng đều được kết nối Internet.

Ngoài ra, trẻ em Việt Nam cũng có xu hướng tiếp cận với việc học sớm hơn so với trẻ em ở các quốc gia khác.

Dĩ nhiên, tất cả các yếu tố kể trên chưa thể giải thích được hết những nguyên nhân biến Việt Nam trở thành “hiện tượng” trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, đó là minh chứng cho thấy một quốc gia tương đối nghèo hoàn toàn có thể vượt lên trên một nước giàu có trong một lĩnh vực nào đó.

Theo Business Insider

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x