Giật thon thót tiếng còi hú giữa thành phố

26/07/15, 02:15 Tin Tổng Hợp

Mới đây, một người bạn tôi sau khi nghỉ mát ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, kể một chuyện khiến anh bức xúc.

Theo anh, ở địa phương bất kỳ nào cũng vậy, việc kéo còi tầm giống như tiếng kẻng báo giờ ra đồng làm ruộng của người nông dân xưa kia, nay quá lạc hậu rồi. Huống hồ nó lại xảy ra và kéo dài nhiều năm nay ở một thành phố du lịch và nghỉ dưỡng rất gần với địa danh Mũi Né nên thơ và quyến rũ thì thật khó chấp nhận.

Hỏi kỹ hơn, tôi được biết ở ngay gần khách sạn anh nghỉ trong thành phố Phan Thiết, người ta lắp chiếc còi báo giờ làm việc và tan tầm trên nóc một tháp nước rất cao. Cứ 7h30; 11h30; 13h30 và 17h00 là có nhân viên trực nhấn nút cho nó hú lên một hồi, nghe sao cứ như thời chiến tranh phá hoại của Mỹ đánh ra miền Bắc, khiến không ít người vào đây giật mình thon thót.

Anh bạn tôi cho biết, khi nêu thắc mắc, hóa ra người dân ở đây cũng bất bình chẳng kém, chứ chẳng phải chỉ khách phương xa.

Chúng ta nên nhớ, du khách nào đến nghỉ ở vùng biển cũng đều cần sự yên tĩnh. Vì là đi nghỉ nên rất có thể vào giờ sáng đó, họ đâu phải dậy sớm như người đi làm. Việc làm trên dường như cho thấy sự giản đơn trong tư duy làm du lịch, xem thường du khách.

Du khách đến các thành phố biển là để nghỉ dưỡng. Ảnh: Dulichviet.com

Mấy năm trước, đọc báo tôi được biết ở thành phố Buôn Mê Thuột cũng vẫn lưu giữ cái lệ “một ngày bốn bận còi tầm”. Một chủ quán café khi ấy gần 80 tuổi, vào đây đã lâu than thở: “Thứ âm thanh đáng ghét ấy từ bao nhiêu năm nay. Thành phố này đã đổi thay rất nhiều qua thời gian, nhưng tiếng còi tầm thì vẫn thế…” Chẳng hiểu từ khi bài báo đăng đến nay sự tình có thay đổi trên thành phố cao nguyên hay không.

Chưa dừng lại còi tầm, mới 5 giờ sáng, “ông loa” ở thành phố Phan Thiết, xưng là “Đài truyền thanh thành phố Phan Thiết” đã phát đủ thứ gọi là “thời sự”, từ tin trong nước cho đến địa phương thành phố nơi đây. Làm sao du khách có thể không nghe cho được? Có lẽ chỉ trừ người nào “may mắn”, đi du lịch nhưng… nặng tai thì hạnh phúc hơn chăng?

Xin hỏi như thế có khác nào cố phá giấc ngủ của mọi người? Người biết tiếng Việt có cái khổ của người biết người ta nói gì. Nhưng với du khách quốc tế, khác nào đang bị “tra tấn” tinh thần khi giấc ngủ bị người khác phá vỡ vô lý, nhất là họ lại đến nghỉ dưỡng…

Chuyện loa phường, ngay tại Hà Nội chứ đâu xa, tôi thấy còn khá nhiều quận vẫn duy trì. Cách đây khoảng ba tháng, tôi ngồi ở một quán giải khát tại quận Hoàn Kiếm. Sau khi bất đắc dĩ phải nghe “ông loa phường” thông tin tình hình địa phương, loa dừng lại mà thấy nhẹ người. Tuy nhiên, không hiểu sao nó lại rú lên chói tai vô cùng. Tới dăm phút chiếc loa vẫn rú lên, khiến tôi buộc phải rời đi. Hôm sau, quay lại quán, hỏi ra mới biết loa còn rú thêm cả tiếng nữa, buộc ông tổ trưởng dân phố phải gọi lên Ủy ban phường kêu cứu. Hóa ra “ông loa phường”… quên tắt. Chuyện thật mà cứ như đùa!

Theo tôi, loa phường vẫn có thể duy trì nhưng không nên lạm dụng nói nhiều những gì báo chí đã đề cập, mà chỉ nên thông tin khi thật sự cần thiết, chẳng hạn mời bà con đi tiêm chủng, đi đóng lệ phí… Như vậy sẽ đỡ cực cho người tổ trưởng phải đi từng nhà đôn đốc.

Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân là mục tiêu phấn đấu của loài người mà Việt Nam chúng ta cả trăm năm nay luôn mong muốn .
Tiếc thay, lối sống” bao cấp” nghe loa công cộng, nghe còi báo hiệu giờ làm làm việc… không hiểu sao vẫn còn tồn tại trong khi nhà nào bây giờ mà chẳng có đài, tivi, báo chí và đồng hồ báo thức. Buồn hơn, lại trên một vùng đất du lịch vô cùng hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế như Phan Thiết thì thật quá khó hiểu. Có lẽ đã tới lúc những người có trách nhiệm của địa phương nên sớm xem lại việc tưởng là vô thưởng vô phạt mà hóa ra nó không hề nhỏ chút nào.

Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang gặp khó khăn, gần đây chúng ta đã đơn phương miễn vi-sa cho công dân một số nước khi đến Việt Nam để hy vọng thu hút du khách. Nhà nước đang đặt nhiều kỳ vọng và mục tiêu để phát triển du lịch ngày một tốt hơn, giúp du khách trong và ngoài nước ngoài xóa đi lối nghĩ “Một đi không trở lại”.

Đó là những chiến lược lớn. Nhưng phải chăng, các địa phương, các ngành, các cấp cần một sự phối hợp nhip nhàng bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ như thế này. Có như vậy, du lịch của Việt Nam mới có khả năng vươn xa.

Quốc Phong

Theo VietnamNet

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x