Giai thoại lịch sử: Phật quang núi Phổ Đà đuổi lính Nhật tháo chạy

16/05/16, 15:59 Thế giới tâm linh

Núi Phổ Đà là một trong bốn thánh địa lớn ở Trung Quốc. Tương truyền, đây là nơi đầu tiên Quán Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh, hành thiện giúp thiên hạ. Trong đó, có một giai thoại Quan Thế Âm Bồ Tát đuổi lính Nhật tháo chạy, cứu giúp dân lành được lưu truyền đến nay.

(Ảnh: Internet)

Phổ Đà Sơn cũng được gọi là Tiểu Bạch Hoa, Mai Sầm sơn nằm trong biển Đông Nam, huyện Định Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Ngọn núi dài mười hai dặm, rộng sáu dặm rưỡi, chu vi hơn bốn mươi dặm. Phía đông dẫn đến Nhật Bản, phía bắc tiếp với Đăng Lai, phía nam trông về Mân Việt, phía tây thông với Ngô Hội, cách mực nước biển hơn một ngàn thước, khí hậu ôn hòa, phong cảnh u nhã đặc biệt, là Thánh địa Phật giáo Trung Quốc. Ngọn núi này cùng với Nga Mi Sơn của Tứ Xuyên, Ngũ Đài Sơn của Sơn Tây và Cửu Hoa Sơn của An Huy hợp lại xưng là Tứ đại danh sơn của Trung Quốc.

Tương truyền, đây là nơi đầu tiên Quán Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Theo truyền thuyết, Quan Thế Âm Bồ Tát vốn tên là Diệu Thiện, là con gái thứ ba của Sở Trang Vương thời Xuân Thu, từ nhỏ ăn chay tin Phật, một lòng xuống tóc đi tu, nhưng bị vua cha kiên quyết bác bỏ rồi giết chết. Nhưng Diêm Vương lại làm cho nàng sống lại trên một tòa sen trên chiếc hồ cạnh Phổ Đà sơn. Tại đây bà phổ độ chúng sinh, hành thiện giúp thiên hạ.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên núi Phổ Đà. (Ảnh: Internet)

Có một truyền thuyết rất nổi tiếng, kể rằng vào năm 858, cao tăng người Nhật là Tuệ Ngạc thỉnh một bức tượng Quan Âm Bồ Tát từ núi Ngũ Đài lên tàu đưa về nước. Nhưng khi đi qua núi Phổ Đà thì bất ngờ trên mặt biển xuất hiện hàng lớp hoa sen làm tàu không đi được.

Cao tăng Tuệ Ngạc thầm hiểu Quan Âm không muốn sang Nhật Bản, ông liền chuyển bức tượng vào gần động Triều Âm ở trên đảo cho một ngư dân họ Trương thờ cúng, sau đó lại dựng lên một ngôi chùa, gọi là “Chùa Quan Âm không muốn đi”.

Kể từ đó núi Phổ Đà trở thành đạo trường thờ Quan Âm Bồ Tát, hương hỏa không dứt. Trải qua thời gian, chùa chiền mọc lên ngày càng nhiều. Vào thời thịnh nhất, toàn vùng núi có 4 ngôi chùa lớn, 106 am, hơn 4.654 nhà tu, lịch sử gọi là “Chấn Đán đệ nhất Phật quốc”.

Trong kiệt tác “Tây du ký” có đoạn tả cảnh khi Tôn Ngộ Không đến núi Phổ Đà bái kiến Quan Âm Bồ Tát như sau: “Nhưng nhìn kìa, đại dương mênh mông, thế nước đến trời. Tường quang lồng vũ trụ, khí lành chiếu non sông. Ngàn tầng sóng gào đến trời xanh, vạn lớp yên ba cuồn cuộn giữa trưa ngày…”.

Trong “Tây du ký” cũng từng tả lại cảnh Tôn Ngộ Không nhìn thấy Phật quang ở núi Phổ Đà, đây không phải chuyện thần thoại tự dựng lên mà trong hiện thực cũng nhiều lần xuất hiện.

Phật quang ở núi Phổ Đà. (Ảnh: Internet)

Theo sử sách ghi lại, đã từng có lần Phật quang núi Phổ Đà đuổi quân Nhật xâm lược tháo chạy. Câu chuyện xảy ra vào tháng 7/1944, giai đoạn cuối thời chiến tranh chống Nhật. Lúc đó có  khoảng 8.000 quân xâm lược Nhật Bản đổ bộ lên núi Phổ Đà.

Đám lính làm trại ở bãi biển, phá hoại di tích, quấy rối người dân, giết mổ gia súc, gây nên một đại họa nơi thánh địa Phật giáo này. Những người dân không chịu nổi phải trốn vào trong chùa.

Vào một buổi tối, những đài hoa sen ở xa xa trên biển bỗng lấp lánh ánh đèn. Quân Nhật tưởng tàu chiến quân Mỹ tập kích vội dùng đèn thăm dò quét qua mặt biển nhưng lại không thấy gì. Một lúc sau, đèn đuốc trên biển ngày càng nhiều, nằm rải rác khắp mặt biển. Quân Nhật nghi hạm đội Thái Bình Dương của quân Mỹ tấn công, liền cho bắn đại bác tới tấp, tiếng đại bác làm chấn động khắp khu đảo, thế nhưng “quân địch” không có phản ứng gì.

“Đèn đuốc” theo thủy triều cuồn cuộn dâng đến, chiếu rõ mặt người trên bờ, nhưng không vào bờ. Lúc này quân Nhật tin vì mình làm rối loạn núi Phổ Đà, đắc tội với Quan Âm Bồ Tát nên đã quỳ rạp trên bờ biển rập đầu cầu xin Bồ Tát tha tội, sau đó hốt hoảng tháo chạy khỏi đất Phật. Mọi người dân khi đó đều nhận thấy đây là do “Bồ Tát phù hộ”, câu chuyện trở thành một giai thoại nổi tiếng lưu truyền đến ngày nay.

Theo Wikipedia / Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x