Giải Nobel không nằm trong “tầm ngắm” của Nobel

Khi các lĩnh vực vốn không trong “tầm ngắm” của Nobel ngày càng có đóng góp quan trọng trong đời sống, cơ cấu giải thưởng quốc tế danh giá nhất cũng đang thay đổi.

TIN LIÊN QUAN

Trong di chúc để lại sau khi mất, Alfred Nobel hiến tặng toàn bộ tài sản cho Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển để thành lập một quỹ mang tên mình. Ông viết: “Lợi nhuân của quỹ sẽ được chia hàng năm thành 5 phần bằng nhau dưới dạng giải thưởng cho những người có cống hiến lớn nhất, đối với lợi ích của nhân loại trong năm trước đó trong các ngành Sinh học hoặc Y học, Vật lý học, Hóa học, Văn chương và giải Hòa bình …”.

Nhà thiên văn lỗi lạc Edwin Hubble.

Không có giải cho Toán học (đã đành, và đã từng đặt ra nhiều giả thuyết) nhưng cũng không có giải cho Thiên văn học. Phải chăng theo cách nhìn của Nobel thời đó, Thiên văn học còn mang lại quá ít lợi ích và chưa có vai trò ngày càng quan trọng như ngày nay. Quả thật các nhà thiên văn học trong thời gian vừa qua đã làm được nhiều điều rất có ý nghĩa đối với nhân loại và rất xứng đáng với tôn chỉ giải Nobel.

Vào nửa đầu của thế kỷ XX, nhà thiên văn học lỗi lạc Edwin Hubble có rất nhiều phát kiến lớn về vũ trụ, có thể nói là đã làm cách mạng trong suy nghĩ của mọi người về khoảng không gian vô cùng rộng lớn và đầy bí ẩn ngay trên đầu chúng ta (mà ngày nay ai cũng biết đến chiếc kính thiên văn khổng lồ bay trên quỹ đạo và một giải thưởng về Thiên văn học quan trọng nhất mang tên ông).

Hầu như năm nào (sau Thế chiến II) ông cũng là một ứng cử viên sáng giá nhất, song đều bị các vị “mũ cao áo rộng” bảo thủ trong Ủy ban xét giải gạt bỏ vì “cụ Nobel không ghi trong di chúc”. Về sau, trước áp lực của các nhà khoa học, kể cả những người đã được giải, các vị đành phải nghĩ lại.

Năm 1953, ý định chung của Ủy ban là dành giải năm ấy cho Hubble và việc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 1/10 (để 3/10 công bố) thì trước đó 3 ngày, 28/9/1953 ông đột ngột qua đời vì một cơn đau tìm đột ngột. Vậy là Hubble bị hụt giải!

Sự việc này quả là tương tự với trường hợp vừa mới xảy ra vừa qua đối với nhà khoa học hậu sinh của Hubble, đó là Ralph Steinman, giải Nobel Y học 2011. Chỉ có điểm khác “nhỏ nhoi”, Ralph Steinman mất vào ngày 30/9, tức trước khi Ủy ban xét giải bỏ phiếu 1 ngày thôi, nên họ chưa nhận được tin ông đã qua đời vìung thưtụy (mà hình như khi gọi điện đến gia đình báo tin, Ủy ban mới biết ông không thể đến được Stockholm để lĩnh giải nữa). Sự đã rồi, nên ông Steiman vẫn được hưởng sự danh giá này tuy giải Nobel chưa bao giờ có tiền lệ truy tặng cho người đã chết.

Các thành tựu trong thiên văn học ngày càng có ích hơn trong đời sống. Ảnh minh họa.

Với sự kiện xảy ra với nhà thiên văn học Hubble, từ sau năm 1953, người ta đã chính thức chú ý đến các nhà thiên văn học (hoặc vũ trụ học hoặc khoa học không gian – space science). Song những nhà khoa học này thường lẫn vào danh nghĩa “các nhà vật lý thiên văn (astrophysicist) bằng cách thêm vào danh từ Vật lý, như vậy để cụ Nobel dưới suối vàng khỏi cự nự chăng?!

Và từ đó, các nhà vật lý thiên văn đã hình thành một đội ngũ Nobel gia ngày càng đông đảo.

Năm 1967, Hans Bethe (1906-2005) được trao giải Nobel về các công trình nghiên cứu sự sản sinh năng lượng trong các vì sao.

Năm 1978, Arno Penzias và Robert Wilson được trao giải Nobel 1978 về những quan sát sóng vô tuyến milimet kết hợp với bức xạ thiên thểtừ khi vũ trụ hình thành. Các kết quả đã được kiểm tra lại bằng vệ tinh COBE, do hai nhà thiên vănhai chục năm sau là John Mather và George Smoot thực hiện.

Năm 1983, Chandrasekhar và William Fowler được trao giả Nobel nhờ lý thuyết về các hoạt động nội tại của các vì sao và những quá trình biến đổi hạt nhân dẫn đến sự bốc cháy và chuyển hóa các nguyên tố trong đó.

Năm 2002, Ray Davis được trao giải Nobel cho những đóng góp vào Thiên văn học tia X, cùng với Masatoshi Koshiba và Riccardo Giacconi – những người đi tiên phong trong thiên văn học nơtrino.

Năm 2006, John Mather và George Smoot được trao giải Nobel vì khám phá ra bức xạ đen, loại bức xạ nền vũ trụ mà người ta tin là đã phát sinh ra từ vụ nổ lớn (Big Bang) khi vũ trụ được sinh ra.

Rồi đến năm nay, 2011, giải Nobel lại một lần nữa đến với các nhà thiên văn. Ba nhà khoa học Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam Riesse được trao giải với những khám phá mới về sự giãn nở tăng tốc của vũ trụ.

Kết quả là, kể từ khi gộp thêm lĩnh vực Thiên văn học, Vũ trụ học và Khoa học không gian,số lượng các giải Nobel về Vật lý ngày càng nhiều chẳng có gì là lạ cả.

Rõ ràng, những khám phá mới đã và đã và đang mở ra theo hai hướng: vi mô và vĩ mô. Vĩ mô là những ngành khoa học mà chúng ta vừa nhắc đến, trên quy mô không chỉ hàng chục, hàng triệu mà hàng tỷ năm ánh sàng.

Tuấn Hà

Theo VietnamNet

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x