Giá xăng trong nước tiếp tục giảm còn hơn 10.000 đồng/lít
Bộ Công thương cho biết, giá xăng E5RON92 giảm 401 đồng/lít chỉ còn ở mức không cao hơn 10.942 đồng/lít, xăng RON95-III không cao hơn 11.631 đồng/lít từ 15h chiều 28/4.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Bộ Công thương cho biết, giá bán xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 28/4 đã được Bộ điều chỉnh giảm đồng loạt kể từ 15h chiều.
Cụ thể, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Liên Bộ Liên Bộ Công thương – Tài chính đã điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
– Xăng E5RON92: giảm 401 đồng/lít, giá bán phổ biến trên thị trường không cao hơn 10.942 đồng/lít;
– Xăng RON95-III: giảm 308 đồng/lít; giá bán phổ biến trên thị trường không cao hơnkhông cao hơn 11.631 đồng/lít;
– Dầu diesel 0.05S: giảm 882 đồng/lít, giá bán ra thị trường không cao hơn 9.941 đồng/lít;
– Dầu hỏa: giảm 674 đồng/lít, giá bán ra thị trường không cao hơn 7.965 đồng/lít;
– Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 657 đồng/kg, giá bán ra thị trường không cao hơn 8.670 đồng/kg.
Theo Bộ Công thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 28/4 có biến động tăng giảm đan xen, nhưng xu hướng chung là giảm với mức 2-6 USD/thùng.
Việc điều hành giá xăng dầu vừa bảo đảm phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay. Được biết, đây là lần thứ 8 liên tiếp giá xăng dầu cả nước giảm trong thời gian qua.
Giá xăng, dầu thế giới tăng vọt 9% dù lo ngại dư cung
Theo nguồn tin mới nhất từ phóng viên, thì giá xăng dầu thế giới vào ngày 29/4 đã tăng vọt 9% bất chấp lo ngại dư cung.
Vào ngày 29/4, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 điều chỉnh thêm 1,12 USD, tương đương 9,08%, lên 13,46 USD/thùng; hợp đồng giao tháng 7 tăng 0,58 USD lên 18,18 USD/thùng; giao tháng 8 cũng tăng 0,42 USD lên 21,59 USD/thùng.
Dầu Brent giao tháng 6 tăng nhẹ 0,3 USD tương đương 1,32%, lên 23,04 USD/thùng; hợp đồng giao tháng 7 ở mức 23,04 USD/thùng.
Dù giá dầu thô này được điều chỉnh tăng lên nhưng theo Bloomberg thì nhiều ý kiến lại lo ngại giá dầu thô trên thế giới đang có nguy cơ đi vào vùng giá âm lần nữa khi lượng cung toàn cầu đang vượt ngưỡng, nhu cầu sử dụng chưa phục hồi.
Dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) đã khiến nhu cầu dầu thô giảm hơn 1/3, các chuyên gia thị trường dự báo giá dầu thô sẽ còn biến động lớn khi các nền kinh tế cân nhắc giữa việc tiếp tục phong tỏa và mở cửa lại nền kinh tế.
Trao đổi với phóng viên, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan ING, ông Warren Patterson, lưu ý rằng khối lượng mở của hợp đồng dầu tháng 6/2020 đã giảm 44% trong cả tuần trước trong khi hạn hết hợp đồng tháng 6 là ngày 19/5. “Động thái rút khỏi hợp đồng sớm cho thấy hợp đồng tháng 6 tiếp tục kém thanh khoản, có thể chịu sự biến động gia tăng khi tới kỳ hết hạn”, ông Warren Patterson nhận xét.
Vũ Tuấn (t/h)