Gặp mỗi ngày nhưng chưa chắc ta hiểu ý nghĩa của 7 biểu tượng này

20/07/17, 08:24 Chưa phân loại

Những biểu tượng này hầu như xuất hiện mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta nhưng nhiều người lại không rõ nguồn gốc của nó.

Đằng sau những biểu tượng đơn giản này là những câu chuyện cực kì thú vị.

Có bao giờ bạn thử thắc mắc vì sao người ta sử dụng các biểu tượng cho việc này mà không phải là biểu tượng nào khác? Hoặc có câu chuyện nào đằng sau mỗi biểu tượng quen thuộc hàng ngày?

Dưới đây là những câu chuyện thú vị đằng sau “lịch sử phát minh” của những biểu tượng rất thông dụng với đời sống hiện đại ngày nay.

#1 Biểu tượng Ampersand (& – và)

Biểu tượng Ampersand (&- và) tượng trưng cho liên từ “et” trong tiếng Latinh và từ “and” trong tiếng Anh. Cả hai đều có nghĩa là “và”. Nhưng liệu hai từ này có liên quan gì đến biểu tượng “uốn éo” này?

Theo đó, biểu tượng & được phát minh bởi một người có tên là Tiro – thư ký cá nhân của nhà lí luận chính trị La Mã Cicero , từ thời La Mã cổ đại. Để tăng tốc độ viết, Tiro đã phát minh ra hẳn một hệ thống chữ viết tắt có tên là bộ tốc ký Tironian Notes và biểu tượng Ampersand là một phần của bộ tốc ký này.

Quá trình hình thành biểu tượng Ampersand.

Sau nhiều thế kỉ, biểu tượng Ampersand (&) dần trở nên phổ biến tại Mỹ và châu Âu. Chưa hết, nó còn được xếp vào bảng chữ cái tiếng Anh trong một khoảng thời gian không hề ngắn. Từ Ampersand là dạng rút gọn của cụm từ “And per se and” (Tạm dịch: và), nằm ở vị trí cuối cùng của bảng chữ cái. Nhưng rồi, đến đầu thế kỉ 20, biểu tượng này bị lược bỏ khỏi bảng chữ cái.

Không để cho biểu tượng hữu dụng này biến mất, một thời gian sau, người ta hợp nhất hai chữ cái E và T theo như hình minh họa trên đây và từ đó, Ampersand trở nên ngắn gọn hơn nhờ được đúc kết dưới dạng biểu tượng.

#2 Biểu tượng trái tim

Chúng ta luôn tiện tay vẽ và sử dụng biểu tượng trái tim từ xưa đến nay nhưng ít khi nào tự vấn bản thân rằng vì sao người ta mô phỏng trái tim bằng một biểu tượng “không hề có chút liên quan nào” đến hình dạng quả tim thật thế này? Trong thực tế, có khá nhiều giả thiết đề cập đến nguồn gốc của biểu tượng cực kì phổ biến này.

Giả thiết thứ nhất cho rằng biểu tượng trái tim có liên quan đến… loài thiên nga. Khi đứng cạnh nhau ở giữa hồ, cơ thể của những con chim thiên nga thường tạo thành hình giống biểu tượng trái tim. Bên cạnh đó, ở một số nền văn hoá trên thế giới, loài thiên nga được coi là đại diện cho tình yêu, lòng trung thành và sự tận tụy, vì đặc tính của loài này là luôn sát cánh bên nhau suốt đời.

Có khá nhiều giả thiết về sự ra đời của biểu tượng trái tim.

Một giả thiết khác lại cho rằng, ban đầu biểu tượng trái tim mô phỏng hình dáng… khung xương chậu của người phụ nữ. Với người Hy Lạp xưa, phần khung xương chậu có ý nghĩa rất đặc biệt, đến mức họ quyết định xây dựng một ngôi đền riêng cho nữ thần Aphrodite – vị thần đại diện cho tình yêu, sắc đẹp, sự sinh nở và dục vọng. Có thể nói, đó là ngôi đền duy nhất trên thế giới được lập ra để tôn thờ cặp mông.

Cuối cùng, không ít ý kiến cho rằng biểu tượng trái tim bắt nguồn từ hình dáng của lá cây thường xuân. Theo đó, bên trên bình hoa của người Hy Lạp thường trang trí bằng hình ảnh lá thường xuân, nhằm mô tả Dionysus – vị thần rượu nho trong thần thoại Hy Lạp.

#3 Biểu tượng Bluetooth

Mấy ai biết được rằng biểu tượng của một phát minh thời hiện đại lại sử dụng điển tích, điển cố từ thời xa xưa?

Chuyện kể rằng, vào thế kỉ 10, Đan Mạch nằm dưới sự trị vì của vua Harald Blåtand – một nhân vật lịch sử nổi tiếng vì đã có công kết hợp các bộ lạc Đan Mạch trở thành một vương quốc thống nhất. “Biệt danh” của vị vua này chính là “Bluetooth” (tạm dịch: Răng xanh), bắt nguồn từ sở thích đặc biệt của ông dành cho quả việt quất. Khi ăn loại quả này, răng của ông như được “nhuộm” màu xanh.

“Sự tích” ra đời của biểu tượng bluetooth lại khá hài hước.

Ngày nay, công nghệ Bluetooth được thiết kế với mục đích tích hợp nhiều thiết bị vào một mạng duy nhất, nhưng ít người biết rằng biểu tượng của công nghệ mới này là sự kết hợp của hai chữ cổ của người Scandinavi. Đó là “Hagall” (hay “Hagalaz”) và “Bjarkan”, tương tự như chữ “H” và chữ “B” trong tiếng Latin. Vô tình một cách thú vị, hai chữ cái này cũng là tên viết tắt của vị vua “răng xanh” năm xưa – Harald Blåtand . Từ đó, thiết bị Bluetooth thế hệ đầu tiên đã được các nhà phát minh dùng màu xanh dương giống như màu răng của nhà vua để làm màu đặc trưng cho biểu tượng.

#4 Biểu tượng y học

Nếu biểu tượng Bluetooth có nguồn gốc khá vui và đơn giản thì nguồn gốc của biểu tượng y học lại ra đời do sơ suất.

Theo truyền thuyết, thần Hy Lạp Hermes (người La Mã thường gọi là thần Mecury ) sở hữu một cây gậy ma thuật, được gọi là Caduceus , trông giống với biểu tượng y học bạn thấy ngày nay. Tuy có khả năng ngăn chặn sự bất hòa và hòa giải với kẻ thù nhưng gậy Caduceus không hề có “dây mơ rễ má” gì đến lĩnh vực y học.

Hóa ra biểu tượng y học là một sự nhẫm lẫn!

Hóa ra, hơn một trăm năm trước, một bác sĩ thuộc quân đội Hoa Kỳ đã nhầm lẫn cây gậy Caduceus với cây gậy của Asclepius – vị thần Hy Lạp cổ đại chuyên chữa bệnh và truyền dạy y học cho người tài. Không nhầm lẫn sao được khi hai cây gậy có hình dáng khá giống nhau, tuy nhiên cây gậy Asclepiuskhông có cánh, thay vào đó là một con rắn uốn quanh. Kể từ đó, biểu tượng này chính thức được sử dụng để biểu trưng cho ngành Y.

#5 Biểu tượng nguồn

Bất kì thiết bị điện nào cũng đều có biểu tượng Power (tạm dịch: Nguồn), nhưng nguồn gốc của biểu tượng này thì chẳng mấy ai biết.

Dễ hiểu nhất có lẽ là biểu tượng nguồn.

Trở lại những năm 1940, các kĩ sư đã sử dụng hệ nhị phân để hiển thị trên các công tắc, trong đó 1 nghĩa là bật và 0 nghĩa là tắt. Trong những thập kỉ sau đó, người ta quyết định “lồng” số 0 và số 1 vào nhau, biến thành kí hiệu một vòng tròn tượng và một đường thẳng đứng. Và đó là cách biểu tượng nguồn ra đời!

#6 Biểu tượng hòa bình

Biểu tượng Hòa bình (hay còn gọi là Thái Bình Dương) ra đời vào năm 1958 – vào đúng dịp các cuộc biểu tình chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân nổ ra hết sức mạnh mẽ. Được biết, biểu tượng này là sự kết hợp của 2 chữ cái N và D, tức là viết tắt của Nuclear Disarmament (Tạm dịch: Giải trừ vũ khí hạt nhân) trong hệ thống semaphore.

Biểu tượng hòa bình có nguồn gốc từ hệ thống semaphore.

Đa số chúng ta đều biết hệ thống semaphore là một loại hình truyền tin, dùng cờ tay làm phương tiện chuyển tải các tín hiệu. Trong đó, chữ N được thể hiện bởi hai lá cờ như chữ V ngược và chữ D được thể hiện bởi một lá cờ chỉ lên trời và một lá cờ chỉ xuống đất. Khi đặt hai kí hiệu này chồng lên nhau sẽ tạo ra biểu tượng hòa bình như những gì chúng ta thường thấy ngày nay.

#7 Biểu tượng OK

Theo văn hóa Mỹ, cử chỉ OK (ngón trỏ chạm vào ngón cái tạo thành chữ O) mang ý nghĩa là “Tôi ổn”, “Được rồi”. Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa khác, biểu tượng này lại mang một nét nghĩa khác hoàn toàn. Chẳng hạn như ở Pháp, nếu bạn khoanh tay làm dấu hiệu OK, có nghĩa là “không có gì”.  Và ngay cả nguồn gốc của dấu hiệu này cũng khiến nhiều người đau đầu vì xuất hiện không ít giả thiết.

Có ý kiến cho rằng biểu tượng OK ban đầu là chữ viết tắt của Old Kinderhook – quê hương của Tổng thống Hoa Kỳ thứ hai – Martin Van Buren . Vì thế, khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của ông chính là Old Kinderhook, viết tắt là OK. Kể từ đó, những tấm poster đều có sự xuất hiện của một người với cử chỉ OK. Người ta tin rằng, OK chính là bí danh của Tổng thống Van Buren.

Có người cho rằng biểu tượng OK xuất hiện từ thời Tổng  thống Hoa Kỳ thứ 7 – Andrew Jackson.

Bên cạnh đó cũng có giả thiết đặt ra rằng biểu tượng OK bắt nguồn từ Tổng thống Hoa Kỳ thứ 7 – Andrew Jackson. Theo đó, ông từng sử dụng ký hiệu này khi đưa ra các quyết định của mình khi viết “All correct” (Tạm dịch: Tất cả đều đúng). Câu này trong tiếng Đức là “Oll correrect”, viết tắt là OK.

Một trong những giả thiết nhận được nhiều sự ủng hộ chính là biểu tượng cổ này tượng trưng cho thủ ấn trong nghi thức Phật giáo và Hindu giáo.

Ảnh: Bright Side

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x