Gặp gỡ sinh vật sống thọ nhất thế giới, 187 tuổi vẫn khỏe mạnh yêu đời
Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Saint Helena, một hòn đảo núi lửa nằm khuất xa ở Nam Đại Tây Dương, thì hãy nhớ ghé qua vườn đồn điền Plantation House, thăm cụ rùa Jonathan – loài động vật có khả năng sống thọ nhất trên trái đất.
Cụ rùa Jonathan sinh vào khoảng năm 1832, xuất thân từ đảo Seychelles ở Ấn Độ Dương.
Vào năm 1882, cụ rùa được đưa đến đảo Saint Helena, một lãnh thổ hải ngoại của Anh, khi vừa tròn 50 tuổi. Cụ rùa được xem như một món quà tặng cho thống đốc địa phương lúc bấy giờ, ông William Gray-Wilson.
Jonathan đã sống và chứng kiến hầu hết mọi giai đoạn diễn ra của lịch sử như cuộc Cách mạng Nga, hai cuộc Chiến tranh Thế giới và 39 lần thay đổi tổng thống Mỹ.
Có thể nói Jonathan là cụ rùa trải qua tất cả quá trình biến đổi của xã hội hiện đại: Bức ảnh đen trắng đầu tiên được Louis Daguerre chụp cụ rùa Jonathan cùng với tù nhân Chiến tranh Boer ở Paris vào năm 1838. Vào thời gian đó, cả bóng đèn và chiếc máy bay đầu tiên còn chưa được phát minh.
Mãi đến năm 1878, Thomas Edison mới phát minh ra bóng đèn sợi đốt, và chiếc máy bay đầu tiên được lái bởi hai anh em nhà Wright ra đời vào 17/12/1903.
“Jonathan đích thị là một quý ông lớn tuổi, đã chứng kiến hầu hết các sự kiện diễn ra trong lịch sử… Ông ấy đã chứng kiến nhiều thế hệ người đến và đi”, Teeny Lucy – chủ tịch của SPCA, nơi chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc Jonathan chia sẻ.
“Là một động vật trên cạn lâu đời nhất thế giới, Địa vị của Jonathan thậm chí còn có thể ví như một người thuộc dòng dõi hoàng gia trên hòn đảo”, Lucy chia sẻ thêm.
“Jonathan cũng rất thân thiện với mọi người, miễn là họ chịu di chuyển chầm chậm xung quanh ông ấy. Chúng tôi đều rất yêu quý Jonathan.”
Sức nổi tiếng của cụ rùa còn được liệt kê trong danh sách là một trong bảy kỷ lục thuộc hòn đảo Helena, thậm chí hình ảnh của cụ rùa này còn được in lên mặt sau đồng xu 5 pence của hòn đảo.
Thời trẻ còn nhanh nhẹn, cụ rùa Jonathan còn “nổi tiếng” với việc thường xuyên phá phách trong các cuộc chơi bóng vồ trên sân nhà thống đốc. Nó cũng thường chui dưới gầm bàn trong các buổi tiệc trà và làm đổ các món đồ sứ.
Còn khi về già, Jonathan lại dành những năm tháng hoàng kim của mình dạo chơi quanh những khu vườn tươi đẹp ở Plantation House, nơi cư trú chính thức của thống đốc Saint Helena. Ông ấy có sở thích là tắm nắng, nhưng dưới cái nắng nóng gay gắt, ông ấy lại thích đi dạo dưới bóng râm.
“Vào những ngày nắng nhẹ, cụ rùa sẽ vươn cổ ra phơi nắng và duỗi hai chân ra khỏi mai để hấp thụ nhiệt truyền vào trong cơ thể. Lúc tắm nắng, ông ấy thường có tư thế nằm hết sức kỳ quặc, trước đây lúc mới nhìn thấy chúng tôi đã rất hoảng loạn thậm chí còn tưởng rằng ông ấy đã chết nên gọi điện thoại thông báo khắp nơi! Vào những ngày mùa đông lạnh giá, ông ấy sẽ đào mình trong mùn đất hay gặm nhấm cây cỏ để sống qua những ngày đông giá rét”, bác sĩ thú y Joe Hollins nói trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trong sách kỷ lục Guinness thế giới.
Loài bò sát già này thường không thích cô đơn. Vì thế, ông ấy có tới 3 người bạn đồng hành ít tuổi hơn – David, Emma và Fred.
Vì có vấn đề liên quan đến tuổi tác, nên hiện cụ rùa Jonathan đã bị mù mắt do bệnh đục thủy tinh thể, khứu giác đã mất nên không thể tự tìm kiếm thức ăn, tuy nhiên may mắn là sau khi thay đổi chế độ ăn kiêng, sức khỏe của Jonathan đã được cải thiện và thính giác vẫn còn rất tốt.
“Jonathan thậm chí còn biết phân biệt giọng nói của tôi và bác sĩ thú y. Ông ta sẽ phản ứng lại bằng cách đi về phía chúng tôi khi nghe thấy giọng nói quen thuộc”, Lucy chia sẻ.
“Mỗi khi nghe những người chăm sóc ở đây gọi, Cụ rùa biết mình sẽ được cho thức ăn là cà rốt, rau diếp, dưa chuột, lê và táo… đây là tất cả các thực phẩm dinh dưỡng dành cho ông ấy.”
Bác sĩ Hollins cho biết thêm“Cụ ấy cũng có một niềm đam mê với âm thanh của quần vợt mỗi khi sân cỏ diễn ra trận đấu.”
“Jonathan rất hiền lành và thật sự yêu thích tất cả mọi người trong công ty, cụ rùa xem mọi người như những người bạn của mình.”
Ở tuổi đời 187, Jonathan đã được công nhận là con vật già nhất thế giới hiện vẫn đang còn sống. Theo các chuyên gia, loài rùa cạn khổng lồ có thể có tuổi thọ trung bình lên đến 150 năm. Hiện kỷ lục thế giới dành cho loài vật sống thọ nhất thế giới được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là Tui Malila, chú rùa cạn khổng lồ thú cưng của hoàng tộc Tonga sinh vào năm 1777 và mất năm 1965, hưởng thọ 189 tuổi.
Bác sĩ Vet Hollins cảm thấy vinh dự khi có thể được chăm sóc loài động vật trên cạn nổi tiếng lâu đời nhất trên thế giới này.
“Đối với một bác sĩ phẫu thuật thú y, được chăm sóc con vật sống lâu đời nhất này như một đặc quyền tuyệt vời đối với tôi, điều này trước đây tôi chưa từng bao giờ nghĩ đến. Tôi đã gắn bó một thời gian dài với ông ấy và tôi thật sự rất yêu quý cụ rùa cộc cằn này!” Hollins cho biết.
“Các loài bò sát có quá trình trao đổi chất chậm, chúng thở thậm, ăn chậm và sống thọ… Nhưng có lẽ đời sống vô âu vô lo và không khí trong lành ở đây đã giúp kéo dài tuổi thọ của Jonathan.”
Chúc cho cụ rùa Jonathan của chúng ta sẽ luôn sống vui khỏe!
An Nhiên biên dịch