Gần 800 tài khoản và trang truyền thông độc lập bị Facebook cấm hoạt động
Gần 800 tài khoản và trang truyền thông độc lập đã bị Facebook gỡ xuống sau một cuộc “đàn áp” sâu rộng của mạng xã hội khổng lồ này dưới danh nghĩa cuộc chiến chống lại những kẻ gửi thư rác.
Kênh RT đã có cuộc phỏng vấn với những người bị nhắm mục tiêu loại bỏ trong quá trình làm sạch mạng xã hội. Trong hàng trăm trang truyền thông và tài khoản Facebook, Twitter bị gỡ xuống liên quan đến các nội dung chính trị cánh hữu và cánh tả, các nhà lý thuyết âm mưu, các nguồn tin không chính thống, hầu hết các nội dung mà họ đăng tải đều được mô tả là gây tranh cãi với số lượng người xem rất cao và có khả năng tiếp cận rộng rãi trong công chúng.
Cùng với những bài phỏng vấn của mình, trang RT đã truyền tải một số tiếng nói bị dập tắt khi Facebook thực hiện các động thái thanh trừng. Dưới đây là những gì mà người đại diện các trang truyền thông bị Facebook loại bỏ đã nói:
Jason Bassler, trang The Free Thought Project có 3,1 triệu người theo dõi
Trang The Free Thought Project được xem là “một trung tâm của các cuộc trò chuyện tư duy tự do”. Nhưng cả hai tài khoản trên mạng Facebook và Twitter của trang này đều đã bị đóng cửa trong quá trình thanh lọc giữa kỳ.
Ông Jason Bassler, người đồng sáng lập dự án vào năm 2013 nói với tờ RT rằng: “Những gì Facebook làm là hành động kiểm duyệt chính trị và không hề liên quan đến mục tiêu được đề ra để làm sạch nền tảng của nó khỏi những tin nhắn rác từ người dùng. Bởi nếu chỉ là thư rác không quan trọng, thì họ đã không bị đe dọa đến vậy. Cũng như họ sẽ không cấm chúng tôi, họ không quan tâm và thậm chí là không đặt chúng tôi vào tầm radar của họ”.
Rõ ràng bằng cách chuyển hướng câu chuyện sang cuộc chiến chống lại thư rác không đáng tin cậy, Facebook chính là người đã gây hiểu nhầm với những phiên bản giả mạo của riêng mình. Ông Jason nói: “Điều này không có gì khác hơn là sự kiểm duyệt chính trị và cố gắng tiêu diệt một số ý thức hệ chính trị”.
>>> Facebook đã xóa bỏ thêm 58 trang truyền thông độc lập
>>> 10 cách tập đoàn công nghệ lớn dùng để thay đổi hàng triệu phiếu bầu mà không ai biết
Ông Nicholas Bernabe, người sáng lập ra trang The Anti-Media có 2,1 triệu người theo dõi
Ông Nicholas Bernabe, một Blogger và là người quản lý trang The Anti-Media đứng sau tập hợp các tin tức độc lập tin rằng: Điều “phiền phức nhất” trong việc xử lý các kênh truyền thông của Facebook là các gã khổng lồ công nghệ đang cố gắng đối thoại với mọi người bằng kiểu văn hóa cảnh sát khi đặt ra sự trung lập chính trị.
“Điều đó thật sự có thể được xem như Facebook đang can thiệp sâu vào cuộc bầu cử. Bởi vì chỉ còn vài tuần nữa chúng ta sẽ đi đến cuộc bầu cử giữa kỳ, nhưng họ đã đi trước bằng cách nhắm tới 800 trang phương tiện truyền thông và xóa bỏ chúng theo định hướng chính trị”.
Ông nói thêm rằng phần lớn các trang web bị cấm hoạt động đều thể hiện rõ quan điểm “Chống sự thiết lập, chống sự độc đoán”. Chúng đã thu hút những người tham gia bầu cử theo cách rất khác so với những phương tiện truyền thông chính thống được cung cấp cho mọi người.
Ông Matt Savoy, The Free Thought Project thu hút 3,1 triệu người theo dõi
Ông Matt Savoy của trang The Free Thought Project cho biết: Thật khó để đánh giá cao ý nghĩa của những người bị cuốn vào cuộc thanh trừng. Nhưng rõ ràng hậu quả là nhiều trang web bị ảnh hưởng sẽ không còn hoạt động và “hàng nghìn người cũng sẽ không thể làm việc”.
“Hành động này giống như là một đòn chết người. Nhất là khi Facebook là một nguồn quan trọng để chúng tôi nhận được các liên kết của mình và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web. Nhưng chúng tôi không còn nó nữa. Theo đó một vài nhân viên còn lại của chúng tôi cũng sẽ rời đi”.
Quả thật là các nhà báo không có thời gian để chuẩn bị cho một cuộc đàn áp mờ ám và lúc đầu các nhân viên chỉ nghĩ rằng đó là một trục trặc nhỏ.
Matt Bergman, trang Punk Rock Libertarians có 190.000 người theo dõi
Ông Matt Bergman, người sáng lập trang Punk Rock Libertarians năm 2010 nói với tờ RT rằng: “Trang The Daily Liberato của ông đã bị Facebook gỡ xuống mà không có bất kỳ lời giải thích nào. Song song đó, tài khoản của Bergman và các quản trị viên của nhiều trang tin khác cũng bị tạm khóa trong một thời gian ngắn tiếp theo”.
Rõ ràng sự thanh trừng này là kết quả của những áp lực mà quốc hội đã đặt ra cho ông Mark Zuckerberg. Cùng với nó là mục tiêu nhắm đến các trang tin độc lập nhỏ lẻ. Bởi lý do đơn giản là việc loại bỏ những trang tin có quy mô nhỏ sẽ dễ dàng hơn so với các kênh tin tức chính thống như RT, ông lập luận.
Bergman cũng nói thêm: “Thỏa thuận dịch vụ của họ có thể dài đến hàng triệu từ. Nên không ai từng đọc hết và tôi nghĩ rằng: Nếu muốn họ có thể cấm cả kênh CNN. Họ cũng có thể cấm cả bạn và nói chung họ có thể cấm bất cứ ai”. Ông Bergman cho hay hiện mình đang nộp đơn kháng cáo để hy vọng khôi phục lại tài khoản.
Ông Dan Dicks, nhà báo điều tra có 350.000 người theo dõi
Ông Dan Dicks, một nhà báo điều tra có trụ sở tại thành phố Vancouver và là người viết bài cho tờ The Press For Truth nói rằng: “Cuộc đàn áp của Facebook thể hiện mục đích “chính trị rõ ràng”. Nhất là khi các công ty công nghệ nắm giữ vai trò của “những người gác cổng đối với các tư duy chính trị”. Những gì chúng ta đang đối phó ở đây hôm nay là sự im lặng của bất cứ ai đi ngược lại hiện trạng, mà không hề quan trọng là nó nằm về phía cánh tả hay cánh hữu của quang phổ chính trị”.
Điển hình như trường hợp của ông Alex Jones, người bị loại bỏ khỏi Facebook và Twitter. Ông có thể được xem là “con cờ domino đầu tiên bị rơi”. Nhưng bây giờ cuộc đàn áp đã mở rộng và gây ảnh hưởng đến các kênh tin tức nhỏ hơn. Đây đều là những kênh tin tức mở mang tâm trí cho người dân ngang với các phương tiện truyền thông chính thống của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong tương lai cuộc đàn áp tiếng nói chống sự thiết lập sẽ quay trở lại ‘cắn’ vào Facebook, Tiến sĩ Richard Barbrook, nhà lý luận chính trị và nhà hoạt động Đảng Lao Động Vương Quốc Anh lập luận.
Ông tin tưởng rằng: Facebook và các công ty công nghệ khác, những người cảm thấy bị buộc phải áp đặt nhiều hơn “sự kiểm duyệt đối với phương tiện truyền thông chính thống” có khả năng sẽ thấy một cuộc di cư hàng loạt khỏi nền tảng của họ.
Barbook nói với tờ RT: “Vấn đề là nếu họ làm thế quá nhiều, người ta sẽ bỏ đi chỗ khác, nơi họ không phải đối mặt với hiệu ứng mạng chống lại mình”.
Tú Văn, theo HAF