“Facebook là kẻ gian lận, lừa đảo và tiếp tay cho nạn ăn cắp”

05/08/15, 15:00 Tin Tổng Hợp

“Facebook nói rằng lượng chia sẻ Video trên mạng xã hội này đã vượt qua Youtube. Để đạt được điều đó, tất cả đều nhờ sự gian lận, lừa dối và ăn cắp” – đó là quan điểm của một nhà sản xuất video chuyên nghiệp trên YouTube, người từng phỏng vấn Tổng thống Obama.

Bài viết thể hiện quan điểm và dẫn chứng của Hank Green, một nhà sản xuất video YouTube chuyên nghiệp trên các kênh như SciShow, Crash Course, Vlogbrothers… Anh có tới 30 nhân viên trong ekip của mình chỉ để sản xuất Video và đăng tải lên mạng. Cái tên Hank Green cực kỳ có tiếng trong giới làm video YouTube và đây cũng là nhân vật cực kỳ hiếm hoi được phỏng vấn Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Facebook là một mạng xã hội thú vị, là một sân chơi mới với những người sản xuất video. Họ có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng, thậm chí kể cả khi không hề nhận được tiền từ những khách hàng đó. Vì thế, Facebook có những tiềm năng rất lớn cho ngành sản xuất Video. Nhưng những ekip video vẫn có sự e dè về “tiềm năng” của mạng xã hội lớn nhất hành tinh, không phải khả năng của họ không đủ để “tiến đánh” thị trường đó, mà do việc Facebook chẳng quan tâm gì tới những người thực sự làm ra video, rõ ràng điều này thật khó chấp nhận với những nhà sản xuất chuyên nghiệp.

Dưới đây là 3 lý do Hank Green đã đưa ra để chứng minh điều đó:

1.Họ gian lận!

Nếu chia sẻ một một đoạn video trên Youtube hay Vine lên Facebook, chỉ một phần rất nhỏ người người xem thực sự xem được nó. Nhưng nếu post trực tiếp cũng chính đoạn Video đó lên mạng xã hội này, đoạn video sẽ hiện lên News Feed của tất cả mọi người. Những số liệu này khá dễ để nắm được, và Facebook thì “trơ trẽn” thừa nhận điều đó. Video của kênh Youtube SciShow chia sẻ link lên Facebook và nó chỉ tiếp cận được từ 20.000 – 50.000 người dùng, và chỉ có vài nghìn người thực sự nhấn vào và xem chúng, nhưng khi đăng tải trực tiếp thì họ nhận được 60.000 – 150.000 reach (số lượng người tiếp cận, thấy bài đăng) và hơn 10.000 view cho video trên Youtube.

Sonja Foust thuộc nhóm sản xuất video của trường đại học Duke dành thời gian để làm sáng tỏ những con số dưới đây, và cô ấy sẵn sàng chia sẻ với chúng ta.

Thử nghiệm với 2 video cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa 2 hình thức chia sẻ video (* là click để mở video YouTube, ** là click để mở video trên Facebook, không autoplay)

Qua bảng trên, ta thấy được rõ ràng Facebook đã đẩy Video trên trang của họ tới nhiều người dùng hơn. Có thể Facebook có quyền như vậy nhưng ở góc độ một nhà sản xuất video, họ đang lạm dụng quyền lực.

2. Họ là kẻ dối trá!

Họ tạo ra lượng view ảo, có thể nói là như vậy. Trong giới làm video, họ có những cách để biết được những lượt “view” có phải là thật hay không. Và họ đưa ra bằng chứng về việc Facebook đang tính lượt view trước cả khi người dùng thật sự click vào và xem những đoạn video đó.

Cứ 3 giây Facebook sẽ đếm lượng “view” của Video 1 lần, kể cả là những đoạn video tự động chạy không đi kèm âm thanh. Người dùng vẫn thường “vô tình” xem các đoạn video không có tiếng trên điện thoại của mình, chẳng khác gì ảnh động cả. Nhưng sau 30 giây, tương đương với độ dài đoạn video, lượng người xem thực sự chỉ có khoảng 20%. Nhưng Facebook “đếm” với cách của họ, và họ tính được 90% người dùng đã xem những đoạn video đó.

Cách “đếm” lượt xem của Facebook.

Youtube thì khác, cách tính view của họ rất logic, họ tính được người dùng có thực sự xem những đoạn video đó hay không, có tương tác với video hay không hay chỉ là click vào xem rồi chuyển sang một tab khác của trình duyệt. Dưới đây là bảng tính số lượng người xem Youtube sau 30 giây của video.

Người dùng chỉ dừng xem khi đoạn video gần kết thúc.

Vấn đề này có vẻ không ảnh hưởng quá lớn tới những người làm video trên Youtube. Nhưng lượng view là thứ tối quan trọng với những người làm video, người ta dựa vào đó để mua quảng cáo từ họ, và đó là nguồn lợi duy nhất để họ duy trì công việc của mình. Từ đó có thể thấy việc làm của Facebook đang ảnh hưởng tới người video như thế nào. Các công ty quảng cáo và các thương hiệu đã đủ bối rối với những chính sách gần đây của Facebook về quảng cáo rồi.

Khi Facebook nói họ có số “views” video không thua kém gì Youtube, thì thật ra con số thực chỉ bằng 1/5 Youtube, vì họ đang cố tình đếm quá số lượng view thực.

3. Họ ăn cắp trắng trợn!

Đây mới chính là điều làm người làm video nổi giận. Theo báo cáo của Ogilvy và Tubular Labs, trong 1000 video nhiều người xem nhất trong Q1 năm 2015, có tới 725 video là hàng “ăn cắp” về và upload lại lên mạng xã hội này. Và cũng chỉ với 725 video thuộc diện “đi mượn” này, Facebook đã nhận được 17 tỉ lượt views. Đó không phải một con số nhỏ, đó là phần lớn lượng lượt xem video trên Facebook. Từ đó có thể thấy chẳng có gì kì lạ khi bạn nhúng một đoạn Video Youtube lên Facebook nhưng không nhận được lượt view như mong muốn. Cũng vì lẽ đó, người ta tải video từ Youtube và đăng tải lại lên Facebook của họ. Các thuật toán của Facebook đang khuyến khích các hành vi trộm cắp này.

Facebook đang làm gì để giải quyết vấn đề này?

Nếu bạn báo cáo với Facebook, một vài ngày sau họ sẽ xóa Video đó. Nhưng bạn biết đấy, 99,9% các báo cáo sẽ không được phản hồi. Người sản xuất video đã cố gắng giành lại quyền lợi trong suốt hơn một năm nay. CEO của Fullscreen, ông George Strompolos chia sẻ suy nghĩ của mình trên Twitter vào tháng trước.

Sự bất bình của một nhà sản xuất video.

Destin Sandlin, người điều hành trang “Smarter Every Day” (Thông minh hơn mỗi ngày) chia sẻ một đoạn video về chủ đề này sau khi một video trước đó của anh bị tải về và đăng tải lên trang Facebook Bauer Media Group, “món hàng chôm chỉa” này nhận được tới 17 triệu views.

Hầu hết những người làm Video đều chấp nhận rằng “Facebook quá lớn!”. Nhưng chính điều đó sẽ làm Facebook gặp vấn đề.

Trong cách làm việc của Youtube, không có gì mập mờ cả, kể cả việc bảo vệ quyền tác giả của họ. Trong những năm 2006 và 2007, khi Youtube mới xuất hiện, họ cũng gặp những vấn đề về bản quyền tác giả. Nhưng khi họ trở thành gã khổng lồ như ngày hôm nay, Google đã thay đổi để giải quyết các vấn đề với “Contend ID”, một hệ thống phân tích tất cả video được tải lên Facebook, và đối chiếu nó với cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu.

Đó là lỗi lầm không thể tha thứ của Facebook, một công ty khổng lồ có giá trị 260 tỉ USD nhưng đang tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền trí tuệ chỉ để kiếm lời. Đó không có gì ngạc nhiên trong chiến lược trở thành bá chủ của mạng xã hội này, và video có một ví trị quan trọng trong đó.

Nhưng ngay cả khi họ có một hệ thống kiểm tra bản quyền video, nó sẽ không thể hoạt động tốt như Content ID. Content ID làm việc rất tốt phần lớn là vì Youtube rất giỏi kiếm tiền từ bản quyền nội dung video. Vì vậy, thay vì gỡ video xuống, người giữ bản quyền video có thể yêu cầu bồi thường từ những video vi phạm bản quyền của họ và nhận được tiền kiếm từ chúng. Content ID giải quyết hàng triệu video và tốn nửa tỉ USD doanh thu để bảo vệ bản quyền. Nhưng nếu không có một hệ thống tính toán và thanh toán tốt, Facebook chỉ có thể gỡ bỏ các video, và cũng chẳng thể đền bù cho chủ quyền tác giả. Đối với chủ quyền tác giả, họ sẽ cảm thấy tức giận mà chẳng thể làm gì.

Họ sẽ phải làm gì ư? Việc thiếu khả năng tìm kiếm trên Facebook khiến chủ quyền tác giả chẳng thể biết được những ai đã ăn cắp video của họ. Vì vậy, nếu bạn thấy nội dung nghi ngờ, hãy liên hệ với tác giả để họ biết và hành động. Và trên hết, hãy chia sẻ với mọi người về vấn đề bản quyền video trên Facebook, để mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về mạng xã hội khổng lồ này, một mạng xã hội Gian Lận, Lừa Dối và tiếp tay cho Trộm Cắp.

Tham khảo Medium.com

Yahoo là nạn nhân mới nhất của lỗ hổng bảo mật Flash

Yahoo là nạn nhân mới nhất của lỗ hổng bảo mật Flash

Theo GenK

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x