EU đàm phán với Nga về khí đốt, IS điên cuồng tấn công Syria
(Tấm Gương) – IS điên cuồng tấn công Syria, người chết như ngả rạ; Nga dùng chiêu ‘bên miệng hố chiến tranh’ với phương Tây; Thổ Nhĩ Kỳ chặn website liên quan đến Charlie Hebdo… là những tin đáng chú ý.
IS điên cuồng tấn công Syria, người chết như ngả rạ Hơn 100 người thiệt mạng ở Syria trong vòng 24h qua, sau các cuộc bắn giết tàn nhẫn của các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Theo đó, hơn 70 thành viên lực lượng chính phủ thiệt mạng khi IS tấn công các chốt kiểm soát và một số vị trí khác ở hai tỉnh miền trung Homs và Hama – Tổ chức quan sát nhân quyền có trụ sở tại Anh cho biết. Giám đốc tổ chức này, ông Rami Abdel Rahman nói, hầu hết người chết là ở vùng nông thôn Hama, chiếm khoảng 50 người. Một số phần tử thánh chiến cũng thiệt mạng khi đụng độ nổ ra. Chính quyền kiểm soát phần lớn Homs và Hama. IS gần đây đối mặt với thất bại ở Aleppo, Raqa và Hasakeh trong các cuộc đối đầu với người Kurd và lực lượng chính phủ. Hiện chúng đang cố gắng ghi điểm để bù đắp tổn thất – ông Abdel nói. Bên cạnh đó, một vụ đánh bom tự sát ở vùng thiểu số người Kurd ở Syria hôm 20.3 làm hơn 33 người thiệt mạng. Vụ đánh bom xảy ra tại Hasakeh, phía tây bắc Syria khi người dân tại đây đang tổ chức lễ mừng năm mới của người Kurd. Ít nhất 5 trẻ em và nhiều phụ nữ nằm trong số những người thiệt mạng. Hàng chục người khác bị thương, nên dự báo con số tử vong còn tăng thêm. Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát, nhưng ông Rahman cho biết, kẻ đánh bom có thể là thành viên IS. Ông cũng nói thêm, vụ nổ bom thứ hai xảy ra tại Nowruz, làm bị thương hàng chục người. Nga dùng chiêu ‘bên miệng hố chiến tranh’ với phương Tây Các chuyên gia Nga nhận định Nga đang dùng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” với phương Tây, tiến hành hàng loạt những cuộc tập trận rầm rộ nhằm gửi thông điệp đến phương Tây: hãy giữ khoảng cách và đừng nhúng tay quá nhiều vào tình hình Ukraine, trong khi Moscow chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu nếu xảy ra chiến tranh.
Kể từ khi xung đột miền đông Ukraine bắt đầu vào tháng 4/2014, Nga tiến hành hàng loạt những cuộc tập trận và mới đây là hàng loạt những cuộc tập trận quy mô lớn khắp nước này với sự tham gia của hàng chục ngàn binh sĩ và tất cả đơn vị của quân đội. Lý giải về động thái này, nhà phân tích quân sự Nga Pavel Felgenhauer, người nắm được nhiều nguồn tin trong quân đội Nga, nhận định Nga đang theo đuổi một chiến lược hai hướng: “tống tiền hạt nhân” nhằm gây áp lực buộc phương Tây phải nhượng bộ giữa lúc phương Tây áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow viện trợ phe ly khai miền đông Ukraine, trong khi đảm bảo lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng trước bất kỳ những cuộc đối đầu quân sự toàn diện, theo AFP ngày 20/3. “Đây chính là chiến lược bên miệng hố chiến tranh. Đây là sự chuẩn bị cho nguy cơ xung đột hạt nhân, cho một cuộc chiến lớn với châu Âu và cho cuộc chiến hạt nhân với Mỹ”, ông Felgenhauer nói với AFP. Ông Felgenhauer dẫn lại tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong phim tài liệu nói về Crimea sáp nhập Nga phát sóng trên truyền hình quốc gia Nga ngày 15.3 để lý giải “tống tiền hạt nhân”. Trong phim tài liệu này, Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng đặt lực lượng hạt nhân nước này vào tình trạng báo động trong quá trình sáp nhập Crimea cách đây một năm. “Ông Putin nói về vũ khí nhưng thật ra không ai sợ chúng tôi”, nhà báo Nga Yulia Latynina có viết trong một bài xã luận trên tờNovaya Gazeta (Nga). Bà Latynina cho rằng phát biểu của ông Putin kể trên là nhằm cảnh báo phương Tây không nên làm leo thang tình hình Ukraine. Chiến lược của Nga đã gặt hái được thành công phần nào. Washington mặc dù gửi binh sĩ đến huấn luyện quân đội Ukraine vào tháng tới, nhưng không dám cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, theo nhận định của AFP. Nga luôn bác bỏ cáo buộc của Mỹ và phương Tây, khẳng định Moscow không viện trợ cho phe ly khai miền đông Ukraine và mục tiêu duy nhất của những cuộc tập trận là nhằm đảm bảo lực lượng vũ trang Nga sẵn sàng tham chiến. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) và NATO lại “bất an” trước động thái này của Nga nên đã tăng cường tập trận, đưa thêm khí tài quân sự đến các nước đông Âu, những nước láng giềng với Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker hôm 8.3 còn lên tiếng kêu gọi thành lập một đội quân của riêng EU nhằm đối phó “sự gây hấn của Nga”. Bình luận về những động thái của NATO, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov từng nói: “Chúng tôi không giống như một số quốc gia vênh váo khoe mẻ lực lượng bằng cách điều động binh lính, khí tài quân sự của họ đến các lãnh thổ nước ngoài”. Thổ Nhĩ Kỳ chặn website liên quan đến Charlie Hebdo Sau vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo, Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn nhiều website có nội dung liên quan đến tạp chí châm biếm này. Theo đó, từ giữa tháng 3, người dùng khi truy cập vào các website có nội dung liên quan đến tạp chí châm chiếm Charlie Hebdo của Thổ Nhĩ Kỳ đều nhận được những thông báo lỗi không rõ ràng. Ngoài ra, trang web duy nhất của những người theo thuyết vô thần cũng đã bị chặn. Engelliweb.com, một nhóm giám sát kiểm duyệt internet tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết, hiện có khoảng 67.000 website bị chặn tại quốc gia này, trong số có nhiều trang web có nội dung khiêu dâm, nhiều website chính trị, đặc biệt là những trang web có liên quan đến phong trào người Kurd. Trước đó, ngày 14/1, hãng thông tấn bán chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết, một số trang web tại nước này đã bị tòa án ra lệnh chặn sau khi đăng trang bìa số báo Charlie Hebdo mới nhất, có hình biếm họa của nhà tiên tri Mohammed. “Những ai xuất bản các bức hình về nhà tiên tri đáng kính là những kẻ không tôn trọng những giá trị thiêng liêng của đạo Hồi. Đó là một hành động mang tính khiêu khích và nổi loạn”, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yalcin Akdogan viết trên Twitter. Liên quan đến tạp chí này, tại Đức, cảnh sát Đức đã tạm thời bắt giữ 9 nghi can trong độ tuổi từ 16 – 21 có liên quan đến vụ in lại báo Charlie Hebdo với hình biếm họa Nhà tiên tri Mohammed. Trước đó, ngày 7/1, hai tay súng Hồi giáo có vũ trang mang theo súng trường AK-47 đã xả súng thảm sát ít nhất 12 người và khiến 10 người khác bị thương tại trụ sở của tạp chí Charlie Hebdo ở Paris (Pháp). Sau đó, nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra khắp thế giới để phản đối việc tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed. Đàm phán khí đốt: EU xuống nước trước Nga? Ngày 20/3, Ukraine và Nga đã khởi động vòng đàm phán mới dưới sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussel liên quan tới việc cung cấp khí đốt cho Kiev trong mùa Đông tới và đảm bảo việc cung ứng năng lượng cho châu Âu. Các cuộc đàm phán mới có sự tham gia của các bộ trưởng năng lượng của Nga và Ukraine, cũng như đại diện cấp cao về năng lượng của EU đã đặt nền tảng cho việc tiếp tục các cuộc thảo luận vào tháng Tư. Thông cáo chung nêu rõ: “Các bên đã nhất trí ngay từ bây giờ sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc cung cấp (khí đốt) vào mùa Đông tới.” Thỏa thuận này chỉ được các bên nhất trí sau các cuộc thương lượng căng thẳng về tình hình chiến sự tại khu vực miền Đông Ukraine. Việc đàm phán hôm 20/3 vừa qua, và tháng Tư sắp tới cho thấy EU đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc rơi vào cảnh trên đe dưới búa khi vẫn chưa thoát được tình cảnh phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Họ chủ động lo cho phần lợi ích của mình, trước khi năng lượng một lần nữa bị mang ra làm sức ép. Trong khi đó, phần lợi ích của Ukraine gần như không được ngó ngàng đến. Hiện tại, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết tiền nợ khí đốt và lãi của Ukraine đối với Tập đoàn năng lượng Gazprom là 2,471 tỷ USD. Đàm phán khí đốt: EU xuống nước trước Nga? Ngày 20/3, Ukraine và Nga đã khởi động vòng đàm phán mới dưới sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussel liên quan tới việc cung cấp khí đốt cho Kiev trong mùa Đông tới và đảm bảo việc cung ứng năng lượng cho châu Âu. Các cuộc đàm phán mới có sự tham gia của các bộ trưởng năng lượng của Nga và Ukraine, cũng như đại diện cấp cao về năng lượng của EU đã đặt nền tảng cho việc tiếp tục các cuộc thảo luận vào tháng Tư. Thông cáo chung nêu rõ: “Các bên đã nhất trí ngay từ bây giờ sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc cung cấp (khí đốt) vào mùa Đông tới.” Thỏa thuận này chỉ được các bên nhất trí sau các cuộc thương lượng căng thẳng về tình hình chiến sự tại khu vực miền Đông Ukraine. Việc đàm phán hôm 20/3 vừa qua, và tháng Tư sắp tới cho thấy EU đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc rơi vào cảnh trên đe dưới búa khi vẫn chưa thoát được tình cảnh phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Họ chủ động lo cho phần lợi ích của mình, trước khi năng lượng một lần nữa bị mang ra làm sức ép. Trong khi đó, phần lợi ích của Ukraine gần như không được ngó ngàng đến. Hiện tại, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết tiền nợ khí đốt và lãi của Ukraine đối với Tập đoàn năng lượng Gazprom là 2,471 tỷ USD. P. An (tổng hợp) |
Theo Tấm Gương