Đừng làm cho Thánh Gióng mất thiêng !

19/03/15, 14:50 Tin Tổng Hợp

(TNO) Có lẽ người Việt Nam ta nam phụ lão ấu không ai là không biết Thánh Gióng. Truyền thuyết về Thánh Gióng được phổ cập trong tâm trí người Việt Nam ngang với truyền thuyết về trăm trứng và các vua Hùng.

Chuyện Thánh Gióng là một truyền thuyết dân gian, nhưng nó không phải là một truyền thuyết dân gian như những truyền thuyết dân gian thông thường khác. Thánh Gióng là một vị thần, không phải là vị thần của làng xã hay vùng miền mà là một quốc thần, là một vị thần hộ quốc. Truyền thuyết này được lưu truyền vào tạo dựng một cách hoàn chỉnh gắn liền với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Đoạn trích nằm trong Sách hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5 (Tập 2A) gây xôn xao dư luận thời gian qua – Ảnh: Tuệ Nguyễn

Truyền thuyết Thánh Gióng vốn được tồn tại với nhiều cái tên: Tì sa môn Thiên vương, Sóc Thiên vương, Phù Đổng thiên vương …, ban đầu là một thổ thần của khu vực Hà Nội, có đền thờ ở núi Vệ Linh (hay Núi Sóc – Sóc Sơn, Hà Nội). Đến thời kỳ đánh Tống, nhà vua đã nhờ thiền sư Khuông Việt đến cầu nguyện, từ đây câu chuyện được truyền tụng rộng rãi trong cả nước, thể hiện tinh thần và sức mạnh toàn dân đánh giặc. Cần nhớ, Thánh Gióng xuất hiện trong đời Hùng Vương thứ 6, nghĩa là có khung thời gian, khung thời gian này chỉ có được sau khi Ngọc phả Hùng Vương được tạo dựng, mà vua Lê Đại Hành là người đầu tiên dựng Ngọc phả Hùng Vương. Như vậy là từ một thổ thần, Phù Đổng Thiên vương trở thành quốc thần, với một biểu tượng hoàn chỉnh, có đền thờ nơi ông sinh ra và nơi ông bay về trời. Biểu tượng hoàn chỉnh này ra đời giữa lúc nước Đại Cồ Việt phải huy động sức mạnh của toàn dân để giữ vững nền độc lập còn non trẻ trước đội quân xâm lược hùng mạnh lúc đó là nhà Tống của Trung Quốc. Sau này vua Lý Thái Tổ đã chính thức sắc phong tước hiệu là “Xung thiên Thần vương”. Nhiều triều đại sau cũng đều sắc phong cho Thánh Gióng. Tất nhiên không phải cái gì nhà nước sắc phong cũng tồn tại vĩnh cửu, nhưng ở đây, trong cuộc đấu tranh giữ gìn độc lập tự chủ, nhà nước với dân đã thống nhất làm một.
Chuyện Thánh Gióng hiển linh được ghi trong 3 cuốn sách cổ nhất viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản là Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh tập và Lĩnh Nam Chích Quái. Đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên đã chính thức ghi vào Đại Việt sử ký toàn thư.
Ông Gióng đương nhiên không phải là nhân vật lịch sử có thật, nhưng ông là một biểu tượng lịch sử, biểu tượng của hùng thiêng sông núi. Không ai đặt vấn đề ông Gióng có thật hay không, các sử gia nghiêm túc cũng không đặt vấn đề truy nguyên nguồn gốc của ông. Ông tồn tại mặc định trong tâm thức người Việt, tâm thức đó được tiếp truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua giáo dục gia đình và trường học. Ông là một biểu tượng bất tử.
Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi có một ông Gióng khác với ông Gióng trong tâm trí người dân được đưa vào sách dạy học trò thì lập tức bị các bậc phụ huynh phản ứng. Cái đoạn văn Thánh Gióng “nhảy xuống Hồ Tây tắm” rồi “giấu kín nỗi đau của mình mà chết” ông Nguyễn Đình Thi viết từ năm 1944, tức là hơn 70 năm rồi, tôi không biết có nhiều người đọc hay không nhưng không thấy có ai phản ứng gì. Mấy hôm nay tất nhiên đã có rất nhiều người đọc đoạn đó, nhưng cũng không ai chê trách gì ông Nguyễn Đình Thi cả, người ta chỉ phản ứng cơ quan và những người làm sách giáo dục đã bắt học sinh phải hình dung một ông Gióng khác với ông Gióng in sâu trong tâm trí người Việt chúng ta ít nhất là hơn 1000 năm nay mà thôi. Ông Nguyễn Đình Thi là nhà văn, các nhà văn có thể hư cấu nhân vật theo trí tưởng tượng của họ, không chỉ có thể hư cấu các vị thần vị thánh mà thậm chí là nhân vật lịch sử có thật họ vẫn có thể hư cấu thêm các tình tiết. Ai thích thì đọc, ai không thích thì thôi. Nhưng đưa vào sách giáo khoa để bắt học trò phải học một cách đồng loạt là chuyện hoàn toàn khác. Đó là sự cẩu thả của những người soạn sách và phê duyệt sách.
Học sinh sẽ tiếp nhận hai ông Gióng khác nhau, một ông Gióng là thần và một ông Gióng không phải là thần. Ông Gióng trong sách lịch sử khi đánh giặc xong bay về trời, ông Gióng trong sách Tiếng Việt và Hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5 đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm và “giấu kín nỗi đau của mình mà chết”. Cả hai ông Gióng đều bắt buộc học sinh phải học (dù là một đoạn văn dùng để luyện tiếng Việt thì cũng không thể nói là không bắt buộc phải học). Các cháu sẽ hoang mang, sẽ hỏi cha mẹ hay thầy cô của chúng ông Gióng nào là ông Gióng “đúng” ? Chúng ta sẽ phải trả lời các cháu như thế nào đây ? Chẳng lẽ phải mang công văn của Nhà Xuất bản Giáo dục ra để giải thích cho các cháu ? Và còn vô số những câu hỏi khác nữa, khi ấy câu chuyện giáo dục biến thành một câu chuyện vô cùng rắc rối, hậu quả là biến Thánh Gióng trở thành một biểu tượng mất thiêng, đi ngược lại mục tiêu giáo dục.

XEM THÊM MỘT SỐ LOẠT BÀI CỦA NHÀ BÁO HOÀNG HÀI VÂN

Hoàng Hải Vân

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x