Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chế độ chuyên chế không thích hợp với Trung Quốc, cũng không thể lâu dài

14/12/19, 10:04 Trung Quốc

Gần đây, nhà lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có một bài phát biểu tại Ấn Độ cho biết, thông qua phong trào phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông, cho thấy chế độ toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thích hợp với Trung Quốc, cũng không thể duy trì loại chuyên chế này trong một thời gian dài.

Đạt Lat Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ
Đức Đạt Lat Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ. (Ảnh: VOA)

Ngày 12/12, Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn nguồn truyền thông như Nagaland Post và Tiếng nói Tây Tạng, nói rằng vào ngày 11/12, Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời đến Đại học Goa nằm ở Panaji, thủ phủ của tỉnh Goa, Ấn Độ để diễn thuyết.

Trong quá trình diễn thuyết, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, hệ thống toàn trị độc tài không phù hợp với Trung Quốc. Thông qua sự kiện chiến dịch biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông cho thấy chế độ toàn trị này sẽ không bền vững lâu dài.

Trước đó không lâu, ngày 20/11, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu với tựa đề “Chế ngự sự tức giận và lo âu” tại trường St. Columba ở New Delhi, Ấn Độ, đồng thời tiếp nhận các câu hỏi của học sinh. Sau khi một học sinh đặt câu hỏi liên quan đến việc lưu vong từ Tây Tạng đến Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ với những học sinh nơi đây về một số bài học đau đớn thê thảm ở Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, Tây Tạng là khu vực tiếp nhận “Một quốc gia, hai chế độ” sớm nhất Trung Quốc. Trước khi tiếp nhận “Một quốc gia, hai chế độ” ông đã từng đến Bắc Kinh, sau đó ở chung với ĐCSTQ 9 năm. Nhưng các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ bắt đầu biến chất sau khi nắm quyền kiểm soát, Trung Quốc Đại lục cũng không có hệ thống tư pháp độc lập.

Trong thời kỳ Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng, dưới áp lực của hàng chục ngàn quân ĐCSTQ tiến vào Tây Tạng, vào năm 1951 Tây Tạng đã phái một phái đoàn gồm 5 thành viên đến Bắc Kinh để ký kết “Hiệp định 17 điều giải phóng hòa bình Tây Tạng” với ĐCSTQ, theo đó lần đầu thử nghiệm mô hình “một quốc gia, hai chế độ” sau khi ĐCSTQ thống lĩnh Trung Quốc Đại Lục.

ĐCSTQ do Mao Trạch Đông đứng đầu đã đưa ra một cam kết vào thời điểm đó: Tôn trọng địa vị và quy định vốn có của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma; Không thay đổi quyền hạn và nhiệm vụ của các quan chức các cấp; thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo.

ĐCSTQ không thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, phá hoại và đập đổ các chùa chiền Phật giáo Tây Tạng.
ĐCSTQ không thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, phá hoại và đập đổ các chùa chiền Phật giáo Tây Tạng. (Ảnh: AP)

Cuối cùng ĐCSTQ không tuân thủ hứa hẹn, đơn phương xé bỏ 17 thỏa thuận, ép buộc thực thi cái gọi là “Công xã nhân dân”, phổ biến chính sách “Đại nhảy vọt” ở Tây Tạng; cũng không còn thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo, phá hoại và đập đổ các chùa chiền Phật giáo Tây Tạng. Giống như tình trạng “Một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông, cuối cùng vào tháng 3/1959, bùng nổ sự kiện người Tây Tạng chống lại ĐCSTQ, xảy ra xung đột với quân đội ĐCSTQ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, trước ngày 17/3/1959, ông đã cố gắng làm dịu cuộc xung đột, nhưng cuối cùng đều thất bại. Điều đáng thất vọng nhất là Trung Quốc không có nhân quyền và quyền tự do ngôn luận, bản thân ông cũng đã gặp phải một số nguy hiểm đến tính mạng nên mới quyết định rời khỏi Tây Tạng, bắt đầu sống lưu vong.

Liên quan đến tình trạng hủ bại của giới lãnh đạo và Chính phủ của ĐCSTQ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng thăm dò quan điểm của bạn bè và cựu Tổng thống Peres (Shimon Peres) tại Israel về thực tiễn xã hội chủ nghĩa của ĐCSTQ. Ông Peres đã nhiều lần đến thăm Trung Quốc, cho rằng ĐCSTQ không thực hiện chủ nghĩa xã hội, mà thực tế là tổ chức đi theo con đường chủ nghĩa tư bản hoang dã.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của ĐCSTQ, Chính phủ và cảnh sát Hồng Kông hiện nay đàn áp dữ dội người biểu tình đòi dân chủ cho Hồng Kông, tương tự cảnh khi xưa quân đội của ĐCSTQ đàn áp tàn khốc đối với Tây Tạng.

VOA dẫn nguồn tin từ Hãng tin AP cho biết, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 4/4 năm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã một lần nữa nhắc lại rằng ông không phải theo đuổi đấu tranh cho Tây Tạng độc lập (thành quốc gia riêng biệt), mà chỉ muốn quyền tự trị đích thực cho Tây Tạng trong khả năng hai bên Tây Tạng và ĐCSTQ chấp nhận.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x