Dự thảo cấm dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình: Triệt tiêu quyền người dân

14/04/17, 08:41 Việt Nam

Theo dự thảo “Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị” vừa được Bộ Công an đề xuất, thì chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình. Điều này đã dấy lên nhiều ý kiến trong dư luận.

Dự thảo của Bộ công an đề xuất, thì chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình
Dự thảo của Bộ công an đề xuất, thì chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình. (Ảnh minh họa từ Internet)

Bộ Công an vừa công bố toàn văn dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị để lấy ý kiến.

Theo Bộ Công an, việc cần thiết ban hành Nghị định trên là do trong những năm qua, tình hình kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu.

Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 19 điều được Bộ Công an đề xuất.

Cụ thể, tại khoản 3, Điều 4 dự thảo Nghị định này đề xuất:

“Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

Tại khoản 6 Điều 5 của dự thảo cũng nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Trước thông tin về dự thảo, đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. Trong đó, phần nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo này sẽ hạn chế quyền lợi của người dân.

Dự thảo đi ngược lại quy định về quyền thu thập chứng cứ của người dân

Dự thảo Nghị định quy định, các hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị bao gồm việc sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Nghĩa là, các hoạt động kinh doanh này bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp bởi Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an, cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng phục vụ cho lực lượng quân đội và cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ Công an có văn bản chấp thuận.

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh) trao đổi với báo Dân Việt: “Quy định này đã đi ngược lại quy định về quyền thu thập chứng cứ của người dân trong Luật Tố tụng dân sự 2015, đã có hiệu lực tại Điều 94, Điều 95 quy định nguồn chứng cứ là các dữ liệu điện tử được thu thập; tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu chứng cứ bằng những biện pháp như thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử”.

Ông Truyền cũng dẫn chứng thêm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tới đây có hiệu lực cũng có quy định mới về dữ liệu điện tử ở chương về chứng cứ tại Điều 99, cụ thể:

Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác…

Ông Truyền cho rằng, việc gom quy định những người sử dụng vào vô hình chung đã tạo ra cơ hội vi phạm pháp luật cho tất cả mọi người.

Luật sư Truyền cũng đặt vấn đề: Các thiết bị điện thoại thông minh cũng có chức năng ghi âm, ghi hình và có thể được hiểu đã được nguỵ trang dưới hình thức, tên gọi là điện thoại. Những dữ liệu ghi trong điện thoại thông minh đó có vi phạm theo quy định tại dự thảo Nghị định này hay không?

Hơn nữa, theo quan điểm của luật sư Truyền, có những lĩnh vực đặc biệt như báo chí, luật sư, những đối tượng phải sử dụng thường xuyên các thiết bị ghi âm, ghi hình đặc thù là hoàn toàn phù hợp với quy định của luật chuyên nghành là Luật báo chí, Luật luật sư nhằm mục đích phục vụ cho công việc hành nghề của mình.

Ông Truyền đánh giá, quy định trong dự thảo Nghị định trên vô hình chung đã đi ngược lại với quy định của luật, đi ngược lại quy định của Hiến pháp. Với người dân có trách nhiệm tố giác tội phạm tham nhũng, đây là những chủ thể đặc biệt, có quyền lực do pháp luật trao. Việc tố cáo không có căn cứ (do không được sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình đặc thù) của người dân đối với các tội danh tham nhũng sẽ bị rơi vào trường hợp vi phạm tội “vu khống” hoặc tệ hơn có thể sẽ bị xử lý hình sự.

“Thời gian qua rất nhiều vụ tham nhũng đình đám được phanh phui nhờ vào sự tố giác của dân chúng, của truyền thông và hầu như đều phải có những chứng cứ điện tử là file ghi âm, ghi hình và không ít trong số đó được thực hiện dưới hình thức giấu kín, hay nguỵ trang”, ông Truyền lo ngại.

Dự thảo cấm dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình: Triệt tiêu quyền người dân - H1
Hình ảnh nhà báo của báo Tuổi Trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân (Hà Nội), ngày 23/9/2016 được ghi lại từ camera điện thoại. (Ảnh: M.C/tuoitre.vn)

Hạn chế hoạt động điều tra đặc thù của báo chí

Những nội dung trong dự thảo nghị định này đã thu hút được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, tổ chức chuyên ngành và cộng đồng, đặc biệt là đối với hoạt động báo chí điều tra.

Theo đó, nhiều người lo ngại rằng, Nghị định sẽ hạn chế hoạt động điều tra đặc thù của báo chí.

Theo Luật Báo chí 2016, Điểm a, d Khoản 2 Điều 4 đã nêu rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí:  “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân”; “… đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”.

Điều 9 của Luật Báo chí gồm 13 khoản cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với hoạt động nghề nghiệp đặc thù này, trong đó Khoản 5 có nêu hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung quy định tại dự thảo Nghị định của Bộ Công an được cho là sẽ hạn chế hoạt động điều tra độc lập của báo chí.

Điều 13 Luật Báo chí quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Trong nhiều năm qua, nhiều hành vi sai trái trong lĩnh vực chống tham nhũng, hối lộ của cơ quan công quyền, các hoạt động buôn lậu, lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm,… đã được các nhà báo, phóng viên bí mật điều tra, thu thập chứng cứ. Vì vây, nội dung quy định của dự thảo Nghị định của Bộ Công an sẽ khiến báo chí khó có thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện và chống các hành vi vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Theo luật sư Truyền, với những vấn đề bất cập và hạn chế thì dự thảo Nghị định phần nào đã triệt tiêu quyền của người dân. Do vậy có thể đánh giá quy định của dự thảo Nghị định này không khả thi.

Bảo An tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x