Du khách trải lòng về chuyến thăm phố Cửu Phần – Ngôi làng cổ tích của Đài Loan

Cửu Phần là một ngôi làng cổ độc đáo, còn giữ lại nhiều kiến trúc cổ xưa, cùng phong cách sinh hoạt, văn hóa ẩm thực riêng biệt của địa phương, cộng với cảnh quan xinh đẹp, nên từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Đài Loan.

 Khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Jiufen. Ảnh: Tee WK
Với vịa trí địa lý đặc biệt: nằm trên vách núi, hướng ra bờ biển Đông Đài Loan, làng Cửu Phần là điểm dừng chân độc đáo, ngày càng hấp dẫn nhiều khách du lịch. (Ảnh: Internet)

Cửu Phần đã mang lại những ký ức đẹp nhất trong suốt chuyến đi của tôi. Đó là một ngôi làng không lớn lắm lại gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách với những giai điệu đáng yêu cùng nhiều câu chuyện cổ. Nói một cách chính xác những di sản văn hóa lịch sử được tìm thấy ở đây đã biến Cửu Phần trở thành một nơi cực kỳ đặc biệt.

Để đến đây, chúng tôi bắt 1 chuyến tàu vào sáng sớm ở phía Tây thủ đô Đài Bắc nhộn nhịp. Sự thiếu hiểu biết của tôi và các bạn đồng hành về Đài Loan đã khiến chúng tôi tưởng rằng ngôi làng sắp đặt chân đến là một đô thị rực rỡ sắc màu cùng hàng loạt những tấm biển quảng cáo và không có nhiều chỗ cho thiên nhiên.

Tuy nhiên chúng tôi đã lầm. Sau hơn 1 giờ tham quan, tôi đã chứng kiến 1 màn trình diễn tuyệt đẹp của tự nhiên với những cánh rừng tốt tươi, từng đàn chim bay lượn dưới mặt hồ bên cạnh những ngọn núi hùng vĩ.

Cuối cuộc hành trình chúng tôi đi trên 1 chuyến xe buýt băng qua các cung đường uốn khúc quanh những ngọn đồi và thung lũng, cuối cùng chúng tôi đã có mặt tại thị trấn Cửu Phần.

Câu chuyện cổ về thị trấn Cửu Phần

Lý do ngôi làng có tên gọi là Jiufen là vì xưa kia, từ thời ngôi làng mới được khai lập, chỉ có 9 gia đình sinh sống trong ngôi làng này, Trước khi phát triển, Jiufen có hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, thô sơ khiến cho các chuyến đi ra thị trường thế giới rất bất tiện. Vì vậy, bất cứ khi nào có gia đình đi mua sắm tại các thị trường khác, họ thường mua đồ để chia cho 8 gia đình còn lại. Chính vì vậy Jiufen có tên gọi như thế. Ảnh:travelandescape.ca
Một góc phố Cửu Phần. (Ảnh: Internet)

Dưới thời nhà Thanh, thị trấn này chỉ có chín hộ sống trên sườn núi. Vì chưa có giao thông đường bộ, nên việc mua bán, tiếp tế phẩm vật cho làng đều thông qua các ghe thuyền đường biển.

Mỗi lần dân làng muốn mua một món gì, đều đặt mua chín suất (cửu phần). Từ đó, theo thói quen, người ta gọi thị trấn này là Cửu Phần. Ngôi làng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi khó khăn của người dân sinh sống nơi đây.

Từ khi người ta phát hiện mỏ khai thác vàng trong ở nơi đây vào những năm 1890 thì ngôi làng Cửu Phần đã nhận được 1 sự quan tâm đáng kể. Năm 1895, Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan và cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác ở Cửu Phần, biến Cửu Phần từ một làng quê lạc hậu trở thành 1 nơi phồn thịnh.

Mặc dù vậy, thời đại hoàng kim của Cửu Phần không kéo dài mãi. Thời điểm Thế chiến 2 diễn ra ác liệt nhất, Nhật Bản đã tăng cường bóc lột lên các thuộc địa kết quả ngành công nghiệp khai thác vàng ở thị trấn đã nhanh chóng đi vào suy thoái. Cuối những năm 1970, cái tên Cửu Phần đã nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Năm 1989, bộ phim Bi tình thành thị (Thành phố buồn) của Đài Loan được giải thưởng ở Liên hoan phim quốc tế Venice. Phim lấy thị trấn Cửu Phần làm bối cảnh, gây tiếng vang lớn ở Đài Loan. Quang cảnh cổ xưa được thể hiện trong phim cộng với sự quảng bá của các phương tiện truyền thông đã thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ, các học giả và đông đảo công chúng.

10 năm sau, nhà làm phim Nhật Bản Hayao Miyazaki đã sử dụng trung tâm thị trấn Cửu Phần để tạo nguồn cảm hứng cho bối cảnh của bộ phim hoạt hình Spirited Away, bộ phim được công chiếu năm 2001 và được cả thế giới đón nhận.

Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, Cửu Phần trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, du khách từ khắp nơi ở Đài Loan và các nước Đông Á, Đông Nam Á đến đây ngày càng nhiều. Cửu Phần ngày nay được biết đến như một kho báu mang đậm các giá trị tinh thần.

 Ngôi làng nhỏ trên vách núi nhìn ra bờ biển Đông Đài Loan là địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần. Ảnh: spinningstill
Những căn nhà cổ độc đáo với đèn lồng được treo khắp nơi. (Ảnh: Internet)

Săn “kho báu”

Ngay sau khi rời xe bus, chúng tôi đã được chứng kiến một khung cảnh hoàn toàn tự nhiên trong một ngày không mây ấm áp của mùa hè. Từ Cửu Phần nhìn ra, ta có thể thấy những dốc rừng màu ngọc bích nhấp nhô kéo dài ra đến tận bờ biển Thái Bình Dương xanh thẳm. Có thể theo thời gian tài nguyên vật chất ở đây đã cạn kiệt, nhưng với những khung cảnh hùng vĩ này, Cửu Phần đã thành công trong việc gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều du khách phương xa.

Thị trấn bám dọc vào 1 bờ sườn đồi khá dốc, các ngôi nhà được xây dựng san sát, nén vào nhau gọn gàng trông như một nắm tay, và rất nhiều “kho báu” đang nằm bên trong đó.

Chúng tôi bắt đầu khám phá một trong những nét nổi bật nhất của Cửu Phần, đó là con đường được rải bằng đá sỏi đi qua khu chợ nhộn nhịp và ồn ào của thị trấn. Mặc dù đến khá sớm nhưng khu chợ lúc này đã rộn ràng tiếng người qua lại từ bao giờ.

Con đường chính ở khu vực này được gọi là Thụ Kỳ Lộ, khá hẹp, với nhiều tòa nhà cao ở 2 bên, khắp nơi đều có treo những lồng đèn giấy màu đỏ, có lẽ mật độ các tòa nhà ở đây khá đông nên ánh sáng tự nhiên khó mà lọt vào, vì thế các lồng đèn là để cung cấp thêm ánh sáng.

Báu vật trong những báu vật

Đang mải vui chơi và thăm thú, tôi chợt nghe thấy 1 giai điệu len lỏi trong đám đông ồn ào của khu chợ.

Lần theo đó, tôi phát hiện nguồn gốc của giai điệu đến từ 1 loại nhạc cụ nhỏ tên là ocarina, đang được 1 chủ cửa hàng có mái tóc dài và đôi mắt biết cười chơi, có lẽ cây sáo là chìa khóa cuộc sống hạnh phúc của anh ta. Nhìn thấy tôi có vẻ khá tò mò nên anh nhiệt tình mời tôi vào giải thích tất cả cho tôi về ocarina, anh đã tự gia công và trang trí nó.

Ocarina có rất nhiều loại với hình dạng và kích cỡ khác nhau, với ai đã từng chơi trò Zelda: Ocarina of Time của nhà phát hành Nintendo chắc hẳn đều sẽ biết đến chiếc Ocarina làm bằng đá Sapphire trong trò chơi. Để tạo ra giai điệu, người chơi sẽ phải thổi vào phần đuôi của Ocarina.

An ocarina emporium (Photo: Aleks via Flickr)
Một cửa hàng bán Ocarina. (Ảnh: Internet)

Tôi nhận ra nó ngay từ cái nhìn đầu tiên, nó có màu vàng cát, hình dạng giống như giọt nước, với những mặt trăng lưỡi liềm và những hình kim cương được trang trí trên bề mặt. Nó được khoét 4 lỗ ở mặt trên và 2 lỗ ở mặt dưới, kèm theo 1 dây đeo đầy màu sắc, bạn có thể đeo Ocarina như 1 cái vòng cổ. Đây là 1 “báu vật” mà tôi mua được từ người đàn ông tóc dài này, anh ta ném cho tôi một nụ cười chiến thắng rồi sau đó tiếp tục với giai điệu thanh tao của mình.

Chúng tôi tiếp tục khám phá phần kho báu còn lại của thị trấn. Phần cuối khu chợ dẫn lối đến những quán trà truyền thống, di tích của thời kỳ Nhật Bản còn chiếm đóng. Tại đây, chúng tôi có cơ hội thưởng thức trà và bị quyến rũ trước những người phụ nữ lớn tuổi thân thiện hay cười và không mấy vội vàng khi phục vụ những du khách thiếu kiên nhẫn.

Sau đó, chúng tôi ghé qua một rạp chiếu phim cũ, nhạt màu và khá bụi bặm, một phần đã được phục hồi lại để thể hiện thời điểm còn huy hoàng của nó. Đây là rạp chiếu phim lâu đời nhất của Đài Loan, một lần nữa cũng được xây dựng trong thời kỳ Nhật Bản cai trị. Rạp chiếu phim này đã được sử dụng làm bối cảnh trong bộ phim Bi tình thành thị, do đó nó cũng trở thành một điểm đến mang đậm ý nghĩa văn hóa lịch sử ở thị trấn Cửu Phần.

Khám phá tiếp theo của chúng tôi là một di sản khai thác vàng của thị trấn Cửu Phần, nơi đây là một trong những đường hầm xuyên qua mảnh đất giàu khoáng sản này.

Lạnh lẽo, ẩm ướt, chật chội và được thắp sáng bởi những bóng đèn le lói, sự tương phản giữa nơi đây và khung cảnh ánh nắng ấm áp bên hiên quán trà hay con đường tấp nập ở khu chợ quả là cách biệt. Tuy nhiên, đường hầm này lại là hiện thân của những di sản xuất hiện đầu tiên trên mảnh đất Cửu Phần. Và độ vang ở đây thật là hoàn hảo cho một bản ocarina ngẫu hứng.

Ra khỏi đường hầm,chúng tôi xuất hiện trên một phần khác của thị trấn một cách kỳ diệu, và được chào đón bởi một toán học sinh đang hát hò vui vẻ trong một công viên nhỏ. Xa xa, Mặt trời bắt đầu tỏa ra những tia nắng đỏ vàng rực rỡ.

Chúng tôi không chắc chắn lý do tại sao những đứa trẻ lại hát, nhưng có vẻ như là đó là một màn kết thúc cho cuộc phiêu lưu của chúng tôi tại thị trấn nhỏ bé đặc biệt này với âm nhạc, những bí ẩn và thật nhiều kho báu.

The Grand Tea House (Photo: B Lucava via Flickr)
Khu phố lunh linh ánh đèn lồng khi đêm xuống. (Ảnh: Internet)

Tác giả: Dan Ayres 

Theo Travel Mag

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x