Đón tết Trung thu trên khắp thế giới

04/09/14, 17:19 Cuộc sống

Đối với người phương Đông, Trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết âm lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, ăn bánh Trung thu,  ăn bưởi, uống trà và ngắm trăng.

Việt Nam

Tại Việt Nam, tết Trung thu đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay tết Đoàn viên.

Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

Một góc phố đèn lồng trên đường Lương Nhữ Học, quận 5, Tp. HCM

Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, Tết Trung thu xuất hiện từ cách đây 3.000 năm và được tổ chức vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch. Vào cuối mùa thu hoạch, các gia đình mừng được mùa với một bữa ăn lớn gồm bánh trung thu nhân đậu đỏ hoặc hạt sen.

Ở một số nơi tại Trung Quốc, ngoài việc treo đèn kết hoa và làm bánh, những người Hàn thiểu số ở vùng núi Trường Bạch (giáp ranh biên giới Bắc Triều Tiên) còn làm những ngôi nhà làm từ gỗ thông và gọi đó là “ngôi nhà mặt trăng”. Người Thổ ở Cam Túc đặt một chậu nước sạch ở sân nhà để mặt nước phản chiếu ánh trăng, và sau đó họ dùng cành cây đánh vào mặt nước trong đêm Trung thu.

Đèn lồng trang trí hình rồng tại Bắc Kinh

Đài Loan

Ở Đài Loan, ngày tổ chức đêm rằm trung thu là ngày nghỉ lễ. Mọi người đón trung thu bằng các hoạt động nấu nướng ngoài trời. Thành phố Đài Bắc hiện có tới 11 công viên nằm bên cạnh sông hồ để phục vụ nhu cầu tổ chức trung thu của các gia đình, tại đây họ có thể nấu nướng, ăn uống và các gia đình có thể làm quen, chúc tụng nhau.

Các gia đình nấu nướng tại một công viên

Hàn Quốc

Tết Trung thu, hay lễ hội Chuseok ở Hàn Quốc còn có tên gọi Hangawi, là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, cũng diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, hay còn gọi là Rằm tháng Tám. Như một lễ hội mừng mùa bội thu, người Hàn Quốc đi xa đều quay trở về quê hương và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon và rượu sindoju hay dongdongju.

Bánh trung thu của Hàn Quốc có hình bán nguệt được gọi là “Songpyeon”

Ngoài ra, Chuseok còn được xem là ngày lễ tạ ơn của người Hàn. Đây là dịp mọi người tạ ơn với tổ tiên của mình, và cầu mong cho mùa màng bội thu hơn, cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn.

Trẻ em Hàn diện trang phục truyền thống đón tết trung thu

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, Trung thu được xem như dịp đoàn tụ đại gia đình vô cùng quan trọng, họ trở về nhà và thể hiện lòng thờ kính với tổ tiên. Mọi người bắt đầu nghi lễ cúng tổ tiên từ sáng sớm. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, truyền thống này giống với nghi thức tảo mộ ở Việt Nam. Sau đó, người Hàn dâng thức ăn, đồ uống truyền thống lên tổ tiên.

Mâm cơm cúng dịp Tết trung thu của người Hàn Quốc

Nhật Bản

Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu là Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi”, có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu. Kế đến là hội Zyusanya nhằm ngày 13 tháng 10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.

Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ Samurai vì nó dám lội ngược dòng thác nước.

Bánh mặt trăng (Tsukimi Dango)

Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm Zyuyoga, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Mâm cỗ ngắm trăng gồm: bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác được bày trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở ngoài hiên nhà hoặc gần cửa sổ.

Tại Nhật Bản, người Nhật Bản lại cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsuki-Dango.

Lào

Tết Trung thu là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

 

Camphuchia

Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm – từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm), người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo đưa vào miệng các em bé cho đến lúc không thể nào đưa vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Thái Lan

Tết Trung thu được gọi là “lễ cầu trăng”, vì vào đêm Trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc. Trên bàn thờ còn quả đào và bánh Trung thu. Theo truyền thuyết của người Thái, nếu làm như vậy, Bát Tiên sẽ mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Philippines

Ở Philippines, những người gốc Hoa làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả thân quyến, bạn bè và hàng xóm, dù là người gốc Hoa hay không. Họ còn tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc trung thu.
 

Singapore

Tại Singapore, tết Trung thu là một lễ hội rất lớn. Vào dịp này, khu Chinatown rực rỡ với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Nếu đến Singapore vào dịp này, bạn sẽ không thể quên được những hình ảnh sống động và rực rỡ với những chiếc đèn lồng lung linh. Vào tết trung thu, các gia đình ở Singapore sẽ có dịp quây quần bên nhau chia sẻ những niềm vui và sự ấm cúng.

 
Khu phố Tàu, Mỹ
 
Tại các quốc gia khác, các khu phố Tàu (Chinatown) luôn chuẩn bị công phu cho hoạt động Trung thu hàng năm. Ngoài những hoạt động của các gia đình, người Hoa còn tổ chức các đêm diễn kịch trong các nhà hát truyền thống, và toàn bộ khu phố được trang hoàng rực rỡ bởi đủ các loại đèn. Ở khu Chinatown của Los Angeles, các sự kiện trong đêm Trung thu được phục vụ cho tất cả mọi người không kể người Hoa hay dân tộc khác, và tất cả đều miễn phí.
 
 
Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x