Ba năm sau khi tham gia vào Thế chiến I, hàng triệu binh lính Anh đã chết trong những trận đánh đẫm máu tại Ypres và Somme. Để tiếp tục cuộc chiến, chính phủ Anh kêu gọi hàng ngàn phụ nữ tham gia chiến tranh.
Đội Women’s Army Auxiliary Corps (WAAC) được thành lập vào ngày 31/3/1917, cũng khoảng thời gian này cách đây 100 năm. Đội đầu tiên gồm 14 đầu bếp và phục vụ bàn được gửi sang Pháp.
Các tình nguyện viên mặc đồng phụ Kaki như lính nam, nhưng bất kỳ chiếc váy nào cũng không được phép dài quá 30 cm tính từ mặt đất đến gấu váy. Trong hình là Nữ hoàng Mary đi kiểm tra các thành viên của WAAC tại doanh trại Aldershot năm 1917.
Ban đầu đã có rất nhiều ý kiến phản đối ý tưởng đưa lĩnh nữ sang Pháp. Ngài Douglas Haig, chỉ huy trưởng của quân đội Anh, đã lo lắng rằng phụ nữ sẽ không đủ thể chất như những người đàn ông.
Ông cũng đặt câu hỏi liệu sự hiện diện của phụ nữ trong nhà kho có nhiều đàn ông sẽ làm suy thoái tiêu chuẩn đạo đức.
Tuy nhiên, cuối cùng ông dã chấp nhận ý tưởng, gửi đến bộ Chiến tranh vào ngày 11/3/1917: “ Nguyên tắc của những lính nữ tại đất nước này [Pháp] được chấp nhận và họ sẽ được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu hoàn cảnh cho phép”.
Khoảng 50.000 phụ nữ đã đăng kí tham gia WAAC vào thời gian cuối của cuộc chiến năm 1918, với mức lương được trả là 24 shilling/tuần.
Sau năm 1918, tổ chức WAAC được đổi tên thành Nữ hoàng Mary và duy trì đến năm 1920.
Tuy nhiên, không chỉ WAAC tham gia vào Thế chiến thứ I. Hàng ngàn người đã làm việc như những y tá, lái xe cứu thương một cách tự nguyện, nổi bật nhất là Katherine Furse.
Cũng có cả Women’s Royal Navy Service (Nữ Hải quân Hoàng gia) được thành lập vào năm 1916 và Women’s Royal Airforce ( Nữ Không quân Hoàng gia) cũng được thành lập 2 năm sau đó.