Dogon – Bộ tộc nắm giữ những bí mật về ngôi sao Sirius

09/04/15, 21:12 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Các nhà khoa học thời gian gần đây mới thừa nhận những kiến thức liên quan đến ngôi sao Sirius, trong khi đó người xưa đã biết từ cách đây hàng nghìn năm, cụ thể đó là bộ tộc Dogon ở châu Phi.

Sirius A lớn hơn rất nhiều so với hai người bạn đồng hành. (Ảnh Wikipedia)

Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời chính là Sirius hay còn gọi là Thiên Lang, tên ngôi sao này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và được dịch là phát sáng hoặc ánh sáng. Chúng có thể xuất hiện như một ngôi sao đơn, nhưng thực chất nó là hệ sao kép hoặc thậm chí có thể là bộ ba ngôi sao, theo các quan sát năm 1920.

Theo người Dogon, các vị Thần “dẫn đường” đến Trái Đất từ sao Sirius đem theo kiến ​​thức và trí tuệ. Điều thú vị là tộc người Dogon biết về sao Sirius và hệ “ba” sao của ngôi sao này trước cả khi khoa học “hiện đại” phát hiện ra Sirius. Theo một số nghiên cứu, Sirius C, ngôi sao thứ ba trong hệ, là một ngôi sao lùn đỏ, nhẹ hơn Mặt trời một trăm lần, phát sáng yếu hơn rất nhiều nên khó bị phát hiện bằng các thiết bị hiện tại, do đó cộng đồng thiên văn vẫn chưa xác nhận sự tồn tại của ngôi sao này.

Tuy nhiên, người Dogon biết về “hệ ba sao” từ trước, và đó là nguyên nhân gây xôn xao. Người Ai Cập cổ đại cũng biết về sao Sirius. Và cũng giống như Orion, họ coi hệ thống sao này rất quan trọng vì tin rằng các vị thần Osiris và Isis đến từ Orion và Sirius.

Dogon là một bộ tộc vô cùng thú vị, điều thiêng liêng nhất mà hầu hết các truyền thuyết cổ xưa của họ đều nhắc đến, đó là một ngôi sao đi kèm ngôi sao chính của Sirius, tên gọi “Po Tolo”. Thậm chí điều thú vị hơn là người Dogon biết được hành trình hoàn tất quỹ đạo của nó mỗi 50 năm, điều này đã được các nhà thiên văn hiện đại chứng thực. Đáng chú ý hơn, Dogon biết về sự tồn tại của một ngôi sao thứ ba mà họ gọi là “Emme Ya”, phù hợp với khám phá tương đối mới về Sirius C. Người Dogon tin rằng Emma Ya thực sự nhẹ hơn Po Tolo bốn lần mặc dù phải mất cùng một khoảng thời gian để hoàn thành quỹ đạo của nó quanh Sirius A.

Vậy làm thế nào họ làm được điều đó? Làm sao những người cực kỳ thông minh gọi là bộ tộc Dogon có thể biết được tất cả những chi tiết thiên văn phổ quát này? Làm thế nào mà người Dogon có thể có được tất cả kiến ​​thức thiên văn này mà dùng đến công cụ chính để quan sát bầu trời?

Các chi tiết liên quan ban đầu được nhìn nhận hoàn toàn chỉ là chuyện thần thoại cho đến khi các thiên văn và khoa học chứng thực điều này. Tất cả thần thoại đột nhiên biến thành sự thật. Rõ ràng tồn tại một ranh giới mỏng manh giữa thần thoại và thực tế, và vấn đề là phải làm sáng tỏ nó.

Mô tả về sao Sirius của người cổ đại (trái), và bản vẽ hệ sao này của các nhà thiên văn học hiện đại.

Dogon là một bộ tộc cực kỳ bí ẩn, trí tuệ về thiên văn của họ đã làm lạc hướng các nhà nghiên cứu trong nhiều thế kỷ, kiến ​​thức chi tiết của họ về hệ Mặt trời hoàn toàn đáng kinh ngạc. Họ biết về sao Mộc và nhắc đến ngôi sao này như một hành tinh khổng lồ tên là “Dana Tolo”, không những thế họ còn biết sao Mộc có 4 vệ tinh tự nhiên lớn nhất và 1 vành đai vây quanh. Những câu chuyện “thần thoại” của người Dogon cũng mô tả quỹ đạo elip của các hệ hành tinh xung quanh mặt trời, thậm chí họ còn biết Mặt trời là “hệ anh em”của sao Sirius. Họ cho rằng hai hệ thống này đã tách riêng thành hai hệ thống sao khác nhau nhưng cùng một nguồn gốc. Họ xoay xở làm sao để có được kiến ​​thức này?

Thiên văn học hiện đại biết rằng Sirius B là một “ngôi sao lùn trắng”, rất nhỏ là vô cùng nặng. Nhưng người Dogon thực sự biết nhiều hơn, họ biết Sirius B và biết người ta không thể tìm thấy nó trên bầu trời bằng mắt thường, thậm chí họ dường như có sơ đồ thiên văn gần giống với bản mô tả quỹ đạo Sirius B quanh Sirius A của người hiện đại. Điều khiến các nhà khoa học phân vân là thực tế họ đã vẽ Sirius B với kích thước nhỏ hơn và gọi nó là “Sagla”, làm từ chất liệu sáng hơn sắt.

Trong khi đó, sao Sirius lần đầu tiên được nhìn thấy vào năm 1862, khi nhà thiên văn học Mỹ là Alvan Clark cố để quan sát hệ hai sao Sirius.

Người Dogon đã gọi tên tất cả 3 ngôi sao và 1 vệ tinh trong hệ sao Sirius.
Trong khi đó, các nhà khoa học chỉ đang mày mò để xác định tên của 3 trong số các thiên thể của hệ sao Sirius này.

Ngoài việc người Dogon cổ có thể tính toán được “Po Tolo” mất khoảng 50 năm quay quanh sao Sirius, trong khi con số của khoa học hiện đại là 50,040 năm, thì bộ tộc này còn nói rằng “Emma Ya” là bạn đồng hành thứ hai của sao Sirius, và thậm chí ngôi sao này còn có một vệ tinh nhỏ quay quanh nó. Người Dogon gọi nó là “Nyan Tolo”, dịch đại khái là “Ngôi sao nữ”.

Hình khắc kì lạ vẫn được chạm trên các đồ vật của tộc người Dogon cho đến ngày nay.

Sao Sirius trong các nền văn hóa và các nền văn minh cổ đại  khác

Tất nhiên điều này không chỉ xuất hiện trong cộng đồng người Dogon. Người Ai Cập cổ đại cũng đã có kiến ​​thức sâu rộng về sao Sirius, với cái tên là Sopdet, nghĩa là sắc bén. Sao Sirius được ghi chép trong các văn tự cổ từ thời kỳ trung Vương quốc (Middle kingdom). Lịch của người Ai Cập cổ đại dựa trên chu kì xuất hiện cùng mặt trời của sao Sirius.

Đối với người Chibchas, ngày nay là Colombia, việc Sirius mọc cùng Mặt trời đánh dấu mùa mưa bắt đầu. Người Sumer cổ đại cũng rất chú trọng sao Sirius, và họ đã sử dụng nó để xác định mùa vụ. Những ngôi sao sáng rất quan trọng đối với người Polynesia cổ, vì chúng phục vụ cho nhu cầu định vị khi đi lại bằng đường biển hải giữa các hòn đảo và đảo san hô Thái Bình Dương.

Đối với những người Māori của New Zealand, sự xuất hiện của sao Sirius đánh dấu sự khởi đầu cái giá lạnh của mùa đông. Những người Māori gọi sao Sirius và mùa xuất hiện ngôi sao này là Takurua.

Rất nhiều nền văn hóa và văn minh cổ đại đều cho rằng sao Sirius cực kỳ quan trọng, nhưng người Dogon mới là chủng tộc nắm giữ chi tiết chính xác nhất về ngôi sao này.

Theo người Dogon, tất cả các kiến ​​thức của họ có nguồn gốc từ sinh vật đến từ “Nyan Tolo”, vệ tinh tự nhiên của “Emme Ya”, trong hệ sao Sirius, khoảng 3000 trước Công Nguyên. Những sinh mệnh này được gọi là “Nommos”, và họ đến với tộc người Dogon trên một chiếc “thuyền đỏ”. Khi “thuyền đỏ” hạ cánh, lửa khói và âm thanh gầm vang giống như những tảng đá khổng lồ đâm vào nhau.

Thiên Long – Ancient Code

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x