Đọc sách phải chọn lựa, sách hay có thể thành tựu người, sách xấu lại có thể hại người
Người xưa có câu: “Gia đình đạo đức hơn mười thế hệ, vừa làm ruộng vừa đi học, vừa đọc sách gia truyền; còn gia đình giàu có thì không quá ba đời”. Một gia đình muốn thịnh vượng lâu dài, phải dựa vào lòng tốt và việc đọc sách. Gia đình của Phạm Trọng Yêm là ví dụ điển hình nhất.
Giải quyết mọi thứ bằng thái độ lương thiện
Lúc Phạm Trọng Yêm còn trẻ, ông ta đã từng tìm một vị thầy bói. Ông hỏi: “Thầy có thể xem giúp tôi, xem tôi có thể làm tể tướng được không?”. Thầy bói kinh ngạc và nói với Phạm Trọng Yêm: “Cậu tuổi còn nhỏ mà sao lại có khẩu khí lớn như vậy?”
Phạm Trọng Yêm cảm thấy xấu hổ, liền nói: “Vậy thầy xem giúp tôi có thể làm thầy thuốc không?”. Thầy bói có chút buồn bực hỏi: “Tại sao hai điều cậu hỏi lại khác biệt nhau như thế?”. Phạm Trọng Yêm trả lời: “Bởi vì chỉ có tể tướng tốt và thầy thuốc tốt mới có thể cứu người”.
Chí hướng của Phạm Trọng Yêm chính là cứu người. Thầy bói sau khi nghe xong, liền nói: “Cậu có một trái tim lương thiện, tương lai nhất định có thể làm tể tướng”. Sau đó Phạm Trọng Yêm quả nhiên làm tể tướng, ông tiến hành cứu trợ các sinh viên, giảm bớt gánh nặng lao động, xây dựng ruộng đất, đối xử tốt với thiên hạ.
Trong “Nghĩa Điền Ký” của Tiền Công Phụ thời nhà Tống có một đoạn ghi chép thế này: Phạm Trọng Yêm tốn rất nhiều tiền để mua ruộng đất ngàn mẫu, ông cũng không dùng đất để làm giàu, mà trái lại dùng những cánh đồng này làm cánh đồng phúc lợi, để bá tánh không chịu đói rét và khổ cực.
Con cháu của ông được thừa hưởng lòng tốt, và tiếp tục làm những việc tốt đó mấy trăm năm. Sau đó vì chiến tranh, nghĩa điền bị phá hủy, năm đời con cháu của Phạm Trọng Yêm, anh em Phạm Chi Nhu đã tự quyên góp hết tài sản của họ, hồi phục nghĩa điền lại như ban đầu.
Phạm Trọng Yêm đã trồng một hạt giống lương thiện trong gia đình của mình, và con cháu của ông không ngừng bón phân tưới tiêu, cho đến khi nó trở thành một đại thụ. Đại thụ này đã che chở cho đời con cháu của ông, từ triều Tống đến thời nhà Thanh, ròng rã tám trăm năm vẫn mãi thịnh vượng.
Lương thiện là một loại khí chất đến từ nội tâm mỗi người, quanh năm suốt tháng, loại khí chất này sẽ kết tủa trên cơ thể, khắc họa rõ trên khuôn mặt.
Khí chất của một người thì không thể làm giả, người lương thiện luôn có nhân duyên tốt hơn, mọi người đều bằng lòng giúp đỡ anh ta, vì thế trong cuộc đời của người này càng bước đi càng suôn sẻ hơn.
Lương thiện là một loại ranh giới, nếu không thể duy trì nó sẽ rất dễ làm hại người khác và tai họa sẽ theo đó mà giáng xuống. Vì thế Tăng Tử có nói: “Người thiện lương, phúc dù chưa đến, họa đã xa rồi”. Cầu Thần bái Phật, không bằng duy trì sự thiện lương, như vậy mới thành bùa hộ mệnh tốt nhất của đời người.
Một gia tộc thịnh vượng lâu dài, ngoại trừ thiện tâm thiện hạnh, còn có đọc sách học tập
Phạm Trọng Yêm đã từng nói về vấn đề giáo dục trẻ con trong lá thư “Dữ Trung Xá Thư” với người nhà: Một, đốc thúc trẻ con học tập, chăm học khổ luyện, không thể để cho bọn trẻ cảm thấy cơ cực. Hai, phải để bọn trẻ hiểu rõ chỉ có học hành thành tài, mới có thể làm quan chức, đạt được thành tựu.
Người anh lớn muốn đứa con mình đi cửa sau, đã bảo Phạm Trọng Yêm ghi danh hai đứa con của mình, nhưng bị Phạm Trọng Yêm nghiêm khắc từ chối. Ông hi vọng con cháu của mình có thể học tập chăm chỉ, dựa vào tài năng thật sự, như vậy mới không bị người khác xem thường.
Phạm Trọng Yêm nói: “Vừa làm ruộng vừa đi học chớ lười biếng, lập nghiệp phải từ gốc rễ. Giấy bút không được vứt bỏ, vì đó là báu vật của thế gian”, còn đem câu nói này làm lời giáo huấn cho gia tộc mình.
Dưới sự giáo dục của ông, con cháu của Phạm gia đều hăng hái đọc sách, tể tướng nổi danh từng lớp từng lớp xuất hiện, trở thành chuyện thế gian ca tụng.
Từ xưa đến nay, những người đạt được thành công, không ai là không thích đọc sách. Dương Vương Minh bị đày ở Long Trường, ở vùng đất đầy hiểm độc vẫn không quên nghiên cứu “Kinh Dịch”. Tăng Quốc Phiên nửa đời chinh chiến, trong thời gian hành quân trên đường cũng bỏ ra chút thời gian để đọc sách.
Mở ra một quyển sách hay, chúng ta có thể đạt được những tri thức chưa từng biết, thấu hiểu những cách nhìn khác nhau, lắng nghe lời dạy của những học giả. Nó có thể mở rộng tầm nhìn của mọi người, mang đến cho mọi người động lực tinh thần và sự tu dưỡng, khiến con người cởi mở, có tầm nhìn cao và trở thành một người giàu có.
Các thư tịch chính thống thời cổ đại đều là những ghi chép chân thực về các sự kiện đã xảy ra từ thời cổ đại đến hiện tại, còn có các bài thơ, văn bản, từ ngữ, tranh vẽ, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, v.v. được lưu truyền lại từ thời triều đại, đều là những quyển sách tốt dạy người hành thiện tích đức, làm việc tốt. Do đó, các học giả cổ đại đã xuất hiện những nhà thánh nhân quân tử như Phạm Trọng Yêm, Vương Dương Minh, Tăng Quốc Thiên, Văn Thiên Tường v.v.
Xã hội loài người đã phát triển đến hôm nay, đặc biệt những loại sách không tốt làm hại người như lừa dối, khiêu dâm, bạo lực, giả mạo, khoa đọc đen và những loại trò chơi xấu v.v… đầy rẫy khắp nơi. Chúng ta rất khó tìm được những loại sách hay dạy người hướng thiện. Bởi vậy, việc đọc sách cần phải có chọn lựa rất cẩn thận, tránh để những thứ xấu, thứ loạn của xã hội hiện đại ảnh hưởng đến tư tưởng và tương lai của mỗi người
Tuệ Tâm, theo SOH