Đọc Kim Dung, ngẫm về cái lý “tương sinh tương khắc” thú vị giữa các cặp đôi
Một trong những điều thú vị khi đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là khả năng xây dựng chuyện tình giữa các nhân vật của ông.
Những chuyện tình ấy đẹp mà không tục, cởi mở mà không phóng túng, khiến người ta ngưỡng mộ nhưng không nảy sinh tà niệm, có hơi hướng lãng mạn của văn học phương Tây nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ trang trọng kín đáo của truyền thống phương Đông. Quan trọng hơn là, đằng sau những chuyện tình đẹp ấy, là có ẩn ý sâu sắc của tác giả.
Có khi độc giả thấy luyến tiếc về những chuyện tình dang dở không thành, như Lệnh Hồ Xung giá như được tiếp tục cùng Nhạc Linh San luyện kiếm dưới thác nước, hay Trương Vô Kỵ sao không lựa chọn Chu Chỉ Nhược hoặc Tiểu Chiêu,… Nhưng nếu hiểu được ý đồ của Kim Dung, thì hẳn người ta sẽ biết từ đầu những cặp đôi ấy vốn đã định sẵn là “không thành” rồi.
Ngược lại, một cô nàng thông minh tuyệt đỉnh như Hoàng Dung, có thể nói thiên hạ không ai bằng, vì sao lại yêu một Quách Tĩnh vô cùng ngốc nghếch “trâu nước”? Một quận chúa Triệu Mẫn quyết đoán và nhiều tham vọng, vì sao lại thành đôi với một Trương Vô Kỵ có vẻ ngoài nhu nhược và không chút truy cầu? Hay như một “thánh cô” Nhậm Doanh Doanh nghiêm khắc và cẩn trọng, sao lại chọn một Lệnh Hồ Xung hời hợt, chẳng chút ý tứ?
Kỳ thực, những điều này đều là có dụng ý của tác giả. Sự trái ngược của các cặp đôi, không phải là để đối đầu nhau, mà là để bổ sung cho nhau, như chính Kim Dung từng viết “tính cách vợ chồng cần phải bổ khuyết cho nhau”. Điều này cũng phản ánh một phần đạo lý “tương sinh tương khắc” mà cổ nhân truyền lại.
Vậy rốt cuộc sự đối lập này bổ khuyết cho nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi qua video sau đây: