Điểm trùng hợp giữa chuyện Thánh Gióng và tiên tri người Maya, minh chứng cho Thần tích tồn tại?
Trong truyền thuyết dân gian về Thánh Gióng, có đoạn: Đời Hùng Vương thứ Sáu, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Như thường lệ, một buổi sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà của mình. Tò mò nên bà đưa chân vào ướm thử vết chân lạ kia, bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Và từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng.
Mới nghe thì tưởng đây chỉ là cốt truyện giả tưởng không có thật. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển cao như hiện nay, sau khi so sánh với các nền văn minh khác trên thế giới phát hiện có nhiều điểm trùng hợp khiến người khác phải giật mình.
Ví dụ, theo lời tiên tri của người Maya, nền văn minh tương ứng với thời đại Mặt Trời đầu tiên trên Trái Đất được gọi là nền văn minh Gendaya, vào thời điểm đó, tử cung của phụ nữ có khả năng giao tiếp với các vị Thần, rồi sau đó quyết định là có muốn đứa trẻ không.
Trong cuốn “Liệt tử – Hoàng đế ” có ghi lại rằng một hôm nữ thủ lĩnh tộc Hoa Tư đến một nơi tên là Lôi Trạch để chơi, và nhìn thấy một dấu chân rất lớn trên mặt đất, cảm thấy vô cùng thú vị, nên dùng chân đạp lên. Sau khi về nhà không lâu liền mang thai, sanh ra con trai Phục Hi.
Trong “Kinh Thi – Đại Nhã” ghi lại rằng Khương Nguyên, con gái của bộ tộc Thai thị cũng giẫm lên chân một người khổng lồ ở vùng ngoại ô và có thai, sinh ra Tắc. Câu chuyện về sự ra đời của Thánh Gióng và 2 truyền thuyết trên đều cho rằng phụ nữ cùng thần linh cảm ứng mà mang thai sanh con, điều này tương tự như lời tiên tri của người Maya.
Sự trùng hợp về các Thần tích ở các nền văn minh khác nhau khiến chúng ta phải suy ngẫm về tính chân thực của những câu chuyện này. Liệu rằng nhân loại đã từng trải qua một thời kỳ mà người và Thần cùng tồn tại? Thần tích luôn luôn triển hiện?
Tử Vi (t/h)