Đi xe máy trên vỉa hè bị phạt nóng 400.000 đồng, đúng hay sai?

06/06/17, 08:48 Việt Nam

Một người ở Hà Nội bị CSGT phạt 400.000 đồng khi đi trên vỉa hè đoạn ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng đã đặt câu hỏi rằng việc yêu cầu nộp phạt như vậy có đúng không?

4541
Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng với mỗi hành vi điều khiển xe máy đi trên hè phố. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Một người ở Hà Nội cho biết, do đường đông nên đã phóng lên vỉa hè đoạn ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) và bị công an giữ lại. Vì mang theo đầy đủ giấy tờ xe nên bị phạt 400.000 đồng, nhưng người này không mang đủ tiền để nộp phạt tại chỗ do đó bị giữ giấy tờ xe và lập biên bản. Sau sự việc, người này đặt câu hỏi việc yêu cầu nộp phạt như vậy có đúng không?

Trả lời vấn đề trên, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng với mỗi hành vi điều khiển xe máy đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà).

Theo quy định tại khoản 6 Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính: “Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính”.

Nếu không mang đủ tiền nộp phạt tại chỗ, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.

Theo điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định này, nếu thực hiện hành vi vi phạm nêu trên mà gây tai nạn giao thông, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x