Di sản cay đắng của Giang Trạch Dân

Thứ sáu này sẽ diễn ra một đòan diễn hành kỷ niệm sự kiện 20/7/1999, một phần của buổi lễ sẽ có những người phụ nữ mặc áo trắng đi bộ quanh Washington D.C, cầm trên tay di ảnh nạn nhân kết tràng hoa.

Mỗi một tấm ánh đều tưởng niệm cho từng nạn nhân bị giết chết trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra tại Trung Quốc, đoàn giễu hành sẽ cùng nhau đưa ra thông điệp hãy chấm dứt di sản cay đắng này của cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Biểu ngữ :”Hãy chấm dứt cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công” được giăng trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 2/5/2001. Trong những năm đầu của cuộc bức hại, các học viên đã đi đến quảng trường để yêu cầu Đảng Cộng Sản thu hồi quyết định đàn áp ( Ảnh của Minh Huệ Net).

Theo nhiều nguồn tin, hiện nay Giang đã chết thật sự hay chết não và được duy trì bởi máy trợ hô hấp. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang cùng các nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, chiến dịch có hệ thống rộng khắp nước, vi phạm hầu hết các luật nhân quyền của nhà nước Trung Quốc hiện đại

Ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền giảng công khai Pháp Luân Công tại quê hương ông, tỉnh Trường Xuân vào tháng 5 năm 1992. Pháp Luân Công là môn khí công bao gồm 5 bộ động tác tập công , thiền định và yêu cầu tuân thủ quy luật vũ trụ Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống.

Các học viên đã khẳng định lợi ích sức khỏe phi thường và thay đổi tâm tính của họ trong cuộc sống từ môn tu luyện này. Pháp Luân Công đã được truyền miệng và phổ biến nhanh chóng trên tòan Trung Hoa, đến năm 1999 theo các phương tiện truyền thông phương Tây dẫn lời các quan chức Trung Quốc cho biết ước tính tòan Trung Quốc có 70 triệu học viên Pháp Luân Công, riêng một quan chức thuộc Ủy ban thể thao Trung Quốc cho rằng có tới 100 triệu học viên.

Ngày 25 tháng 4

Trước ngày 25 tháng 4 năm 1999,  có một lần duy nhất Giang bắt gặp các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, đó là ngày hơn 10.000 học viên tu tập bên ngòai Văn phòng Kháng án Trung Ương ở Bắc Kinh, đứng dưới đường theo yêu cầu hòa giải của các lãnh đạo ĐCSTQ. Họ đã thỉnh nguyện ngừng cuộc đàn áp không đúng pháp luật một cách ôn hòa.

Lúc đó, Giang ngồi trong chiếc xe Limouse ra ngoài và quan sát những người kháng án ôn hòa đứng trật tự thành hàng. Đêm đó báo chí phương Tây bình luận tình hình hiện nay “đang bị kiềm kẹp bởi sự khủng hoảng tinh thân”, còn Giang đã viết một bức thư  yêu cầu các họat động đàn ap cho Bộ chính trị. Như một bóng đêm bao phủ, cuộc đàn áp xảy ra 3 tháng sau đó

Các học giả đã sử dụng hệ tư tưởng chính trị của ĐCSTQ và lịch sử của nó để lý giải vì sao Pháp Luân Công, một môn tu luyện không chịu sự quản lý của nhà nước, đề cao văn hóa truyền thống, và số lượng học viên khổng lồ lại trở thành mục tiêu cho cuộc đàn áp chính trị. Những rõ ràng có yếu tố cá nhân của Giang trong cuộc đàn áp này.

Trong bức thư, Giang nhắc lại năm 1992, khi Pháp Luân Công lần đầu được truyền ra công chúng nó là “họat động lôi kéo được đáng kể số lượng các thành phần trong xã hội như Đảng viên, cán bộ, tri thức, nhân viên, công nhân và nông dân.” Ý Giang muốn nói rằng Pháp Luân Công được nhiều người yêu thích và luyện tập. “ Tuy nhiên, điều đó đã không làm dấy lên sự cảnh giác của chúng ta. Tôi lấy làm xấu hổ vì điều đó.

Ông tiếp tục nhấn mạnh , rõ ràng “công tác tư tưởng chính trị” (việc giáo huấn tư tưởng của Đảng cho người dân) đã không đủ mạnh. “Chúng ta phải sử dụng đúng đắn óc quan sát, tư tưởng triết học và giá trị đích thực để giáo dục lại cán bộ và nhân dân.”

Đọan cuối giải thích cho quan điểm của ông như sau :” Không lẽ chủ nghĩa cộng sản Mác xít mà chúng ta tin tưởng, tin vào vật chất và chủ nghĩa vô thần, lại không thể thắng thế cái lọai khí công tầm thường Pháp Luân Công đó ư? Nếu điều đó xảy ra, đó chẳng phải là sự sỉ nhục của chúng ta?  Các quan chức của Đảng tại các cấp, đặc biệt là các ủy viên cao cấp hãy tỉnh táo ngay lập tức !

Sau đó ông đặt tên cho việc tụ tập thỉnh nguyện này là “sự kiện chính trị nghiêm trọng nhất kể từ ngày 4 tháng 6” (là sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989)

Với bản tính thích đấu tranh tư tưởng chính trị và độc đóan thống trị xã hội, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tuyên truyền và gán nhãn cho Pháp Luân Công là “ cạnh tranh sự ảnh hưởng với Đảng”, đó là tội danh không thể tha thứ, với lời lẽ trên, Giang được đánh giá cao vì đề ra chiến dịch này.

Một cựu chiến binh nói với Willy Lam, nhà văn về chính trị tại Trung Quốc rằng “ với phong cách đàn áp phong trào theo kiểu Mao, Giang ép buộc các cán bộ cao cấp cam kết trung thành với hệ thống của ông ta.”

Lúc đó, Bộ chính trị đã không nhất trí tán thành cuộc đàn áp trong khi Giang Trạch Dân đơn phương quyết định rằng “Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt”. John Pomfret, một phóng viên của Báo Washington đã viết :” Điều này rõ ràng là tư thù cá nhân của Giang Trạch Dân”, một quan chức Đảng khác nói với phóng viên rằng :” Ông ta muốn Pháp Luân Công phải bị nghiền nát”.

Cuối cùng, lá thư ngày 25 tháng 4 của Giang Trạch Dân cho bộ chính trị đã được thực hiện.

Theo The Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x