Đi hái rau rừng, 10 ngày được 1 chỉ vàng

01/08/15, 06:45 Tin Tổng Hợp

Đó là kế mưu sinh của cư dân xứ núi, như: Cô Tô, núi Dài lớn, núi Cấm… chủ yếu là mua gạo ăn lúc thời vụ giáp hạt và mùa màng cây trái kết thúc.

Thế nhưng, khi người hành hương và du khách đi đông thì du lịch phát lên, việc hái rau rừng trở thành nghề và là thực phẩm luôn hấp dẫn mọi người.

Nhớ thời hái rau sắm vàng

Với 60 công đất trên Cấp Nhất (núi Cô Tô), chị Đặng Thị Xuân trồng nhiều cây trái xen cây rừng, là kết quả cật lực qua nghề hái rau rừng. Có của ăn của để, gia đình không quên được nghề cũ, từng giúp thoát khỏi khó khăn và khá giả như ngày nay. “Sinh sống ở núi rừng, mình dựa vào thiên nhiên. Nhà đông người, quanh năm suốt tháng chỉ biết hái rau rừng bán mua gạo ăn” – chị Xuân nhớ lại. Hồi đó, đi hái chủ yếu là kim thất và đọt ngành ngạnh rừng. Với 2 loại rau này, hái chừng 9 – 10 ngày, gia đình mua được 1 chỉ vàng là chuyện bình thường.

Tháng sáu âm lịch, kim thất sinh sôi nảy nở, còn ngành ngạnh đâm đọt non, bước vào rừng tha hồ mà hái. Đó là thời kỳ “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, rừng mới giao khoán, vả lại loại rau rừng chưa phổ biến. “Nhiều người chưa biết, ít ai lên núi. Mình ở tại chỗ nên kiếm ăn được” – chị Xuân nói. Nghề hái rau rừng không phải mới xuất hiện, mà đã có hàng chục năm trước. Bấy giờ, sản phẩm chuyên đưa về các trung tâm thị trấn và thị tứ. Nhiều cư dân trên núi Cô Tô sống được cũng nhờ nghề này, như: Vồ Hội lớn, vồ Hội nhỏ, điện Nam Hải, chùa Bồng Lai, điện Mồ Côi…

Vách hồ Soài So có hàng chục hộ định cư, rải rác từ chân Suối Vàng lên tới đồi 614 (ấp Tô Trung, xã Núi Tô). Bên địa phận 3 xã An Tức, Cô Tô và Ô Lâm không có người định cư, nên vườn đồi, vườn rừng cũng chỉ hình thành hàng dọc, phần diện tích còn lại đều là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Dựa vào yếu tố này, cư dân xứ núi bảo rằng, nơi đây dồi dào nguồn rau rừng cũng không phải quá đáng. Song, theo anh Nguyễn Văn Mọng (khu vực chùa Bồng Lai), nguồn thiên nhiên bị cạn kiệt, do nhu cầu gần như quá lớn và sản phẩm không có thời gian tái tạo!

Lên núi Cấm ăn rau rừng

Đây là món khoái khẩu du khách và người hành hương, mỗi khi lên viếng chùa và vãn cảnh núi Cấm. Mọi người đều bảo, đây còn là loại rau sạch thiên nhiên, hiếm nơi nào ở ĐBSCL được vậy và ít có dịp để thưởng thức. Nhắm vào sở thích, hầu hết các hàng quán đều để bảng hiệu “bánh xèo ăn với rau rừng” như đánh thức vị giác du khách và chứng tỏ thị phần mua bán. Anh Nguyễn Văn Sơn (vồ Đầu) cho hay, rau bây giờ có đến hàng chục loại, nhiều đến nỗi không nhớ hết cái tên, thậm chí có những loại trước đây không ai dùng, ngày nay lại thấy bán.

Theo những người hiểu biết chút ít về y học cổ truyền thì cát lồi, kim thất, ngành ngạnh, lá cách, lá lốt, đinh lăng… chứa tính dược tốt và có tác dụng trị bệnh. Còn những loại: Đọt bứa, bằng lăng rừng, bơ, sộp, quỷnh… có lẽ lạ miệng, góp phần phong phú thêm bữa ăn bánh xèo chay và bánh xèo mặn. Anh Hoàng Tấn (chủ quán và nhà trọ trên vồ Bồ Hong) thừa nhận, dùng rau rừng trong bữa ăn trên núi Cấm gần như phổ biến, không còn là điều mới mẻ. Đặc biệt, khi du lịch phất lên thì rau rừng được xem như sản phẩm có “cầu chứng” ở chốn non cao này và nhiều người ưa thích.

Mỗi loại rau đều có tác dụng khác nhau, tựu trung cũng vẫn là dược liệu. Chị Lê Thị Hương (vồ Thiên Tuế) giải thích nôm na, ăn rau rừng sẽ trị được huyết áp, nhức mỏi, mát gan… khiến người nghe khá yên tâm khi dùng rau rừng. “Tui hổng rành thuốc men, chỉ nghe mấy ông thầy nói, rồi học lại vậy thôi. Mà, buôn bán ở đây nhiều năm, tháng nắng hay tháng mưa cũng vậy, khách ghé ăn bánh xèo đều đòi rau rừng. Mình buôn bán được, mới bám trụ trên núi này” – chị Hương nói vui. Nhờ vậy, người đi hái rau rừng kiếm bộn tiền, vừa là nguồn cung ứng “sản phẩm” cho “Du lịch hành hương” núi Cấm.

“Lên núi Cấm, xu hướng du khách và người hành hương khoái dùng rau rừng với bánh xèo. Do vậy, sản phẩm thiên nhiên cũng tăng, giá từ 40.000 – 50.000đ/kg (nhiều loại, lựa sẵn). Đó là thời điểm mưa xuống, còn lúc nắng hạn thì trở khan hiếm”.

Bài, ảnh: TRỌNG ÂN/Báo An Giang Online

*Tiêu đề do BTV Infonet đặt lại

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x