Đi bộ giữa thiên nhiên sẽ thực sự thay đổi não bộ của bạn

20/07/15, 16:04 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Những người đi bộ khoảng 90 phút trong khu vực thiên nhiên sẽ giảm nguy cơ bị bệnh trầm cảm so với những người đi bộ trong khung cảnh đô thị với mật độ giao thông cao.

“Kết quả này gợi ý rằng các khu vực thiên nhiên có thể quan trọng đối với sức khỏe tâm thần trong thế giới đô thị hóa nhanh chóng của chúng ta”, đồng tác giả Gretchen Daily, giáo sư về khoa học môi trường và là thành viên cao cấp tại Viện Standford Woods về Môi trường cho biết.

“Những phát hiện của chúng tôi có thể cung cấp thêm thông tin để các hoạt động phát triển đô thị trên thế giới xây dựng nên những thành phố dễ sống hơn, khiến tất cả những người sống trong đó có thể dễ dàng tiếp cận được với thiên nhiên hơn”.

Người dân thành phố có nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu nhiều hơn 20% và rối loạn tâm trạng nhiều hơn 40% so với người dân sống ở khu vực nông thôn.

Dân thành thị dễ gặp bệnh trầm cảm hơn

Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các vùng đô thị, và được dự báo sẽ tăng lên 70% trong một vài thập kỷ tới. Đô thị hóa và việc ít tiếp xúc với thiên nhiên đã làm gia tăng đáng kể các bệnh về tâm thần như bệnh trầm cảm.

Trên thực tế, cư dân thành thị có nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu nhiều hơn 20% và rối loạn tâm trạng nhiều hơn 40% so với người dân sống ở khu vực nông thôn. Người sinh ra và lớn lên ở thành phố cũng có khả năng phát triển bệnh tâm thần phân liệt cao gấp đôi so với dân nông thôn.

Việc tiếp xúc với thiên nhiên có liên quan gì tới sức khỏe tâm thần hay không? Nếu có, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, tác động của thiên nhiên lên cảm xúc và tâm trạng là gì? Liệu việc tiếp xúc với thiên nhiên có phải là “lớp đệm” chống lại trầm cảm?

Ở giữa thiên nhiên khác với cạnh đường cao tốc

Theo báo cáo trên Tập san của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), hai nhóm người tham gia thí nghiệm đi bộ trong 90 phút, một nhóm đi trong khu vực có đồng cỏ có xen kẽ những cây sồi và cây bụi, nhóm khác đi học theo bốn làn đường đông đúc xe cộ. Trước và sau đó, các chuyên gia nghiên cứu đo nhịp tim và hô hấp, thực hiện quét não và yêu cầu những người tham gia điền vào bảng câu hỏi.

Cảm xúc tiêu cực giảm đi ở những người tham gia đi bộ giữa thiên nhiên

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một sự khác biệt nhỏ trong điều kiện sinh lý, nhưng đã đánh dấu sự thay đổi trên não. Hoạt động thần kinh trong vùng subgenual vỏ não trước trán, một vùng não hoạt động trong quá trình trầm tư, lặp lại các suy nghĩ tập trung vào cảm xúc tiêu cực, giảm ở những người tham gia đi bộ trong thiên nhiên so với những người đi bộ ở môi trường đô thị.

“Phát hiện này rất thú vị vì nó chứng minh tác động của việc trải nghiệm giữa thiên nhiên tới một khía cạnh của việc điều chỉnh cảm xúc – một điều gì đó có thể giúp giải thích làm thế nào thiên nhiên khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn”, chủ nghiệm đề tài nghiên cứu Gregory Bratman, một sinh viên đã tốt nghiệp Chương trình liên ngành Emmett về Môi trường và Nguồn tài nguyên của Stanford, phòng thí nghiệm tâm sinh lý học Stanford, và Trung tâm Bảo tồn Sinh học, cho biết.

“Những phát hiện này rất quan trọng vì chúng phù hợp, nhưng chưa được chứng minh, rằng có một liên hệ nhân quả giữa việc gia tăng đô thị hóa và gia tăng tỷ lệ các bệnh tâm thần”, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, ông James Gross, giáo sư tâm lý học ở Stanford cho biết.

Điều này là cần thiết cho các nhà quy hoạch đô thị và hoạch định chính sách khác để hiểu được mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần, tác giả nghiên cứu viết. “Chúng tôi muốn tìm hiểu yếu tố nào của thiên nhiên – như việc trải nghiệm giữa thiên nhiên bao nhiêu và theo kiểu nào – sẽ đem lại lợi ích lớn nhất”, Daily cho biết.

Trong một nghiên cứu trước đó, cũng do Bratman thưc hiện, thời gian ở ngoài thiên nhiên được phát hiện là có tác động tích cực tới tâm trạng và các khía cạnh khác của chức năng nhận thức, bao gồm khả năng ghi nhớ khi làm việc, cũng như tác động xấu lên sự lo lắng.

Các nghiên cứu này là một phần của việc phát triển các nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa thiên nhiên và đời sống con người.

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x