Đêm hội Trung thu: Cùng ăn bánh, thưởng trăng và nghe chuyện thần thoại

02/10/17, 15:00 Tri thức

Cứ mỗi dịp đêm Rằm Trung thu, những người thân lại có dịp đoàn tụ, quây quần cùng ăn bánh, thưởng trăng, kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ tích về nguồn gốc Trung thu, Chị Hằng, Thỏ Ngọc,… và tặng nhau những lời chúc phúc. Đó cũng chính là một nét đẹp văn hóa đáng trân quý trong truyền thống của người Việt.

Oriental Ancient Scenery: Pavilion, Willow, Fish,Lotus and Moon
Trung thu là Tết Đoàn viên, là dịp để người thân đoàn tụ sum vầy. (Ảnh: Epochtimes.com)

Bánh Trung thu – Bánh của sự viên mãn, tròn đầy

Tết Trung thu ngày nay còn được gọi là Tết Đoàn viên, đây là dịp để người thân trong gia đình sum vầy bên nhau, cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu nhỏ xinh trong ngày Rằm tháng 8, thế nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của chiếc bánh này.

Người ta vẫn thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, cũng là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu.

Ở Việt Nam, bánh trung thu gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn mang sắc thái của nước Việt. Hình tròn của bánh tượng trưng cho vầng trăng thu tròn trịa và trắng ngà thể hiện ý nghĩa “đoàn viên gia đình”, đặc biệt là tình nghĩa khăng khít giữa vợ chồng với nhau.

Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối. Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn.

Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến một điều: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải bao nhiêu đắng cay khó nhọc thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình yêu thương. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.

Bên cạnh ăn bánh, thưởng trăng, thì việc kể cho nhau nghe, đặc biệt là cho trẻ em những câu chuyện cổ tích mang đậm tính nhân văn gắn liền với nguồn gốc và những nhân vật quen thuộc của Tết Trung thu cũng là một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong dịp lễ này.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với truyền thuyết kể về Hằng Nga uống tiên dược thành tiên. Chuyện kể rằng xưa kia có một vị anh hùng rất giỏi săn bắn tên là Hậu Nghệ, chính ông đã bắn 9 Mặt trời ngày đêm thiêu rụi nhân gian, chỉ để lại một Mặt trời soi sáng cho loài người. Cũng nhờ vậy ông được Tây Vương Mẫu ban tặng một lọ thuốc tiên, uống vào sẽ thành tiên bay lên trời.

Hình ảnh có liên quan
Tết Trung thu bắt nguồn từ truyền thuyết Hằng Nga đắc tiên dược. (Ảnh: marialoan78.violet.vn)

Hậu Nghệ về đưa thuốc tiên cho Hằng Nga cất giữ, nhưng chẳng may bị một đồ đệ biết được, nổi lòng tham, nhân lúc ông đi vắng đã uy hiếp Hằng Nga đưa ra tiên dược. Hằng Nga bất quá bèn uống tiên dược và hóa thành tiên bay lên cung trăng.

Hậu Nghệ vì để tưởng niệm thê tử, đã sai người đem bàn hương án đến, bày hoa quả và bánh ngọt mà Hằng Nga thích ăn, tế người vợ đang ngự ở cung trăng. Người dân về sau hay tin Hằng Nga uống tiên dược hóa thành tiên nữ ở cung trăng, liền thi nhau đến trước ánh trăng, lập hương án, cầu mong nàng Hằng Nga vốn thiện lương ban cho bình an, cát tường.

Từ đó về sau tạo thành tục bái trăng đêm Rằm tháng Tám được lưu truyền trong dân gian. Vì Hằng Nga thành tiên cung trăng đúng vào đêm mười lăm tháng Tám, nên mỗi năm cứ đến ngày này, Hậu Nghệ cùng hương thân phụ lão trong làng đều đến dưới trăng bày hoa quả, bánh trái mà bái lạy, nhằm tưởng niệm Hằng Nga. Về sau, qua nhiều thế hệ, người ta kết hợp tục bái nguyệt đêm rằm tháng Tám với tục thưởng trăng đêm Trung thu làm một. Từ đó mà có phong tục Tết Trung thu vào đêm rằm Tháng 8.

Truyền thuyết “Thỏ ngọc giã thuốc”

mid
(Ảnh: hocthuatphuongdong.vn)

Truyền thuyết kể rằng, có 3 vị thần tiên đã hóa thành những ông lão tội nghiệp đi lang thang để xin thức ăn của 3 con vật là cáo, khỉ, thỏ. Cáo và khỉ có đủ thức ăn để cứu giúp, chỉ riêng một mình thỏ là không có gì. Vì thế, Thỏ bèn nói: “Các ông có thể ăn thịt tôi”. Nói rồi, thỏ nhảy vào đống lửa ngay bên cạnh mình, tự nướng thân mình làm thức ăn cho 3 ông lão.

Các vị thần vô cùng cảm động trước lòng tốt của thỏ nên đã đưa thỏ lên cung trăng, làm bạn với Hằng Nga và từ đó thỏ có tên là Thỏ Ngọc. Thỏ Ngọc được Hằng Nga giao nhiệm vụ giã thuốc trường sinh bất lão. Câu chuyện nói rõ đạo lý, thỏ vì vô tư giúp đỡ người già nên đã tự thành tựu bản thân, thiện tâm chân chính sẽ được phúc báo.

Truyền thuyết “Ngô Cương đốn quế”

Chuyện kể rằng: Ngô Cương là người triều Hán, dưới trần làm nghề đốn củi, nhưng anh ta lại không thích công việc này. Thế rồi anh ta bèn đi tìm cao nhân thỉnh giáo tiên thuật, nhưng học rất lâu vẫn không thành, bởi trước sau đều không chuyên tâm. Do đó, sư phụ anh ta rất tức giận, đem anh ta lên cung trăng, rồi nói: “Nếu ngươi có thể đốn ngã cây quế này thì sẽ đắc được tiên thuật”.

Thế nhưng, Ngô Cương đốn được một lúc thì thân quế lại tự động liền lại. Năm tháng trôi qua, nguyện vọng đốn quế của Ngô Cương vẫn chưa đạt thành, anh ta không ngừng đốn, thân quế cũng không ngừng liền lại. Chúng ta cũng không được như Ngô Cương kia, không chịu học tập chăm chỉ, cuối cùng chịu hình phạt mà lại tốn công vô ích.

***

Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, đừng quên sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, cùng ngắm trăng, ăn bánh trung thu và chia sẻ, lưu truyền những câu chuyện cổ tích, tặng nhau món quà đặc biệt kèm những lời chúc phúc. Vì ngày hội truyền thống chính là dịp thể hiện văn hóa, tín ngưỡng tinh thần, cùng cảnh giới tư tưởng kính thiên trọng đạo.

Đó là một kho tàng văn hóa truyền thống tinh tế vô giá tàng chứa trí huệ vô biên. Các em nhỏ hôm nay hẳn chưa thể thấu hiểu hết tầng tầng lớp lớp nội hàm phong phú bên trong mỗi câu chuyện truyền thuyết. Tuy nhiên, sẽ đến một lúc nào đó khi chúng trưởng thành, những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết đã tồn tại trong tâm trí sẽ nảy nở tích lũy thành nhân cách, từng chút một, từng chút một.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x