Đề thi môn toán kỳ thi THPT Quốc Gia: Khó có điểm 10 và không dễ để tuyển sinh ĐH

01/07/15, 14:15 Tin Tổng Hợp

Khá nhiều thí sinh đánh giá đề thi Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2015 không quá khó và vừa sức nhưng các thầy cô giáo nói gì về đề thi sáng nay? Cùng xem nhận xét chi tiết của các thầy cô của các trường ĐH lớn.

Thầy Hoàng Đức Đông, tổ trưởng tổ toán, trường THPT Anhxtanh Hà Nội: “Đây là đề khá hay và không có nhiều 10”

Đề bài gồm 10 câu, mỗi câu làm đúng được 1 điểm

Câu 1: là câu khảo sát hàm số quen thuộc, rất dễ so với đề thi mọi năm và đề minh họa. Có một điểm bất ngờ là bài toán khảo sát không kèm theo câu hỏi phụ như có trong đề các năm trước và đề minh họa.

Câu 2: là dạng toán cơ bản, giống như bài tập dễ trong sách giáo khoa. H ọc sinh có thể dễ dàng lấy điểm ở câu này.

Câu 3: không bất ngờ với học sinh, có dạng tương tự như đề minh họa nhưng dễ hơn.

Câu 4: so với các năm trước thì câu tích phân dễ hơn hẳn và có phần dễ hơn hẳn so với đề thi tốt nghiệp mọi năm.

Câu 5: là câu hỏi qun thuộc và không mới. Cùng như 4 câu đầu, học sinh trung bình không khó để lấy điểm tối đa.

Câu 6: Ý đầu (6a) cùng dạng với đề minh họa, mức độ đơn giản hơn. Ý sau (6b) có nội dung toán học không mới, nhưng cách đặt vấn đề gắn với câu chuyện thời sự diện nay là dịch MERS – CoV. Đây là điểm mới trong đề toán, và chắc chắn gây hứng thú cho học sinh.

Câu 7: Bắt đầu khó hơn và có sự phân loại học sinh. Ý khó của câu thuộc lớp 11. Học sinh học trung bình khá khó kiếm được trọn vẹn điểm của câu này.

Câu 8: Thuộc phần hình học lớp 10. Đây là một câu hỏi hay vì ngoài kiến thức của hình học giải tích còn cần liên hệ với hình học phẳng được học từ hồi cấp 2. Câu 8 là câu phân loại tốt.

Câu 9: Thuộc cả kiến thức lớp 10 và 12. Đây là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp. Kỹ năng biến đổi toán của học sinh phải tốt.

Câu 10: Câu khó nhất và là một thách thức thực sư.

Tổng quát thì đề thi có yêu cầu rõ ràng, mạch lạc, tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản, phổ kiến thức rộng, 65% kiến thức thuộc chương chình lớp 12, 15% thuộc kiến thức lớp 10, 20% thuộc kiến thức lớp 11. So với đề mình họa thì đề chính thức dễ hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự phân hóa. Học sinh trung bình có thể được 5-6 điểm, học sinh khá có thể được 8, học sinh giỏi mới có thể được 9. Điểm 10 sẽ không nhiều. Nhìn chung đây là đề khá hay.

Thầy Lại Tiến Minh – giáo viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: “Phù hợp để xét tốt nghiệp nhưng khó để tuyển sinh đại học”

Đề thi phù hợp để xét tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sẽ khó khăn nếu dùng để xét tuyển đại học nhất là các đại học top trên!

Đề thi cơ bản, không quá lạ so với các đề minh họa và các đề thi thử, đề thi có một câu hỏi xác xuất về dịch Mers-cov. Các câu hỏi dễ nằm ở trương trình 12, câu phân loại nằm ở chương trình 10, 11.

Học sinh trung bình có thể làm được 5 điểm, học sinh TB khá có thể làm đc 6,5 điểm, học sinh khá có thể làm được trên 7 điểm và sẽ có ít điểm 10.

Đề thi này có thể phân loại tốt học sinh TB và khá nhưng vẫn không phân loại được học sinh TB khá và khá giỏi. Đề thi phù hợp để xét tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng sẽ khó khăn nếu dùng để xét tuyển đại học.

Từ câu 1 đến câu 5 nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12 cơ bản, giống như các đề thi tốt nghiệp mọi năm

Câu 6, phần 1 lượng giác lớp 10 thí sinh chỉ cần ghi nhớ công thức nhân đôi có thể giải được ngay. Phần 2 là xác suất không mới nên học sinh TB khá có thể dễ dàng làm được.

Câu 7 câu hình thể tích truyền thống, phần thể tích học sinh TB khá làm đc, câu khoảng cách khó khăn hơn 1 chút.

Câu 9 dành cho học sinh khá giỏi để làm được câu này đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng thành thạo lượng liên hợp, đưa về phương trình tích, đánh giá biểu thức.

Câu 10 tìm giá trị lớn nhất của biểu thức, câu này dành cho học sinh giỏi.

Theo Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x