ĐCSTQ sách nhiễu, vu oan, bắt giam và bức tử một người dân vô tội
Ngày 16/01/2019, thông tin từ Trung Quốc cho biết một học viên Pháp Luân Công – Vương Binh Nghĩa, ở thôn Vĩnh An Trang, thị trấn Thạch Tỉnh, huyện Mãn Thành, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã chết oan, khi đó ông 63 tuổi.
Kể từ sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, Vương Binh Nghĩa hết lần này đến lần khác bị bắt cóc, lục soát nhà cửa, tra tấn và tống tiền bởi các thành viên Đội An ninh Quốc gia của cục công an Mãn Thành, phường hội, cán bộ thị trấn Thạch Tỉnh, đồn cảnh sát…chỉ vì kiên quyết bảo vệ tín ngưỡng của mình.
Theo trang Minghui.org, trước khi Vương Binh Nghĩa tu luyện Pháp Luân Công, ông làm kinh doanh nhỏ lẻ trên các đường phố của huyện. Vào tháng 8/1997, thông qua sự giới thiệu của một người bạn, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Mọi bệnh tật giày vò cơ thể ông trong nhiều năm qua đã được chữa khỏi hoàn toàn. Ông cũng ngừng mọi tật xấu trước kia như uống rượu, cờ bạc và hút thuốc. Ông lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn sống, đề cao đạo đức của bản thân và không bao giờ lừa dối khách hàng.
Tại cửa hàng, có lần ông nhặt được điện thoại di động, hay một chiếc cặp đựng chi phiếu 200.000 Nhân dân tệ, nhưng ông không hề nổi lòng tham và chờ người mất đến nhận lại. Đồng thời, ông cũng từ chối nhận hậu tạ. Dân làng đã nhìn thấy vẻ đẹp của Pháp Luân Công lan tỏa từ ông, hơn 30 người khác cũng đã bắt đầu tập luyện.
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, cán bộ thị trấn Nhậm Bỉnh Trụ dưới sự chỉ điểm của các cán bộ thôn như Vương Bảo Trụ, Vương Văn Quốc, hàng ngày xông vào nhà Vương Binh Nghĩa để quấy rối, buộc ông phải giao nộp sách Pháp Luân Công, và viết giấy cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Vương Binh Nghĩa đã bình tĩnh giải thích với đám người đến lục soát này, về những thay đổi mạnh mẽ đã diễn ra trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công của ông. Sau đó, những người này không còn đến quấy rối ông nữa.
Làm người tốt, nhưng lại bị tra tấn bức cung
Vào khoảng 10 giờ tối ngày 6/12/2017 âm lịch, một nhóm người bao gồm: Triệu Hồng Dương – nguyên Phó Giám đốc Công an huyện và Lưu Quý Xuyên – Đội trưởng Cục An ninh Quốc gia, đã đột nhập vào nhà Vương Binh Nghĩa để lục soát, lấy đi tài sản trị giá 15.000 Nhân dân tệ. Họ kéo ông từ tầng 5 xuống phía dưới, đẩy ông lên xe rồi bắt ông đến trụ sở Công an huyện.
Vào giữa đêm, nhóm 8,9 người của Triệu Hồng Dương và Lưu Quý Xuyên đưa Vương Binh Nghĩa đến đồn cảnh sát – tại thị trấn Lĩnh Tây, huyện Mãn Thành, để tra tấn và bức cung, buộc ông phải cung cấp thông tin về các học viên Pháp Luân Công khác. Ông không hợp tác, nên họ buộc ông phải giơ hai cánh tay bị còng lên và ngồi xổm xuống. Một cảnh sát của đội Cảnh sát hình sự hằn hộc nói: “Không nói thì bọn tao sẽ đánh chết, có ném mày xuống khe núi lớn cũng chẳng ai nhìn thấy”.
Họ lần lượt nâng còng tay Vương Binh Nghĩa lên, còng tay càng ngày càng siết chặt hơn, cổ tay bị còng khuyết sâu cứa da thịt, đau thấu tim gan. Ông bị tra tấn trong hai giờ đồng hồ.
Sau đó, họ còng ông vào ghế cho đến khoảng mười giờ sáng hôm sau. Chân của ông sưng tấy đến nỗi không thể đi lại được. Họ cũng buộc ông phải chỉ điểm người tu luyện Pháp Luân Công thông qua những bức ảnh trên máy tính, nhằm nỗ lực bức hại các học viên Pháp Luân Công khác. Ông không hợp tác nên sau đó lại bị đưa đến trại tạm giam huyện.
Trong thời gian ông bị giam giữ trái phép hơn mười ngày, cảnh sát còn đến lừa gạt vợ ông, dò hỏi bà có luyện công không, nhưng vợ ông không hợp tác.
Không nhận được bất kỳ lời thú tội nào, nên họ đã ngụy tạo một cách bừa bãi, thêu dệt tội danh, bất hợp pháp bắt Vương Binh Nghĩa vào trại cải tạo lao động hai năm. Ông Vương và một số học viên Pháp Luân Công khác đã bị bắt cóc và giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Bát Lý Trang, Bảo Định.
Khi đến đó, Vương Binh Nghĩa bắt đầu cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, huyết áp của ông lên đến hơn 200 nên trại lao động không dám nhận. Ông được đưa về trại tạm giam huyện, tiếp tục bị giam giữ trái pháp luật. Trước sức ép từ gia đình ông. Thêm vào đó, 2000 Nhân dân tệ mà người thân “đút lót” cho Triệu Hồng Dương và Lưu Quý Xuyên. Vương Binh Nghĩa đã được đưa về nhà.
Để kiếm sống, dù sức khỏe chưa hồi phục nhưng ông vẫn tiếp tục đi bán hàng. Trong khi người của cơ quan An ninh Quốc gia luôn ngấm ngầm ngồi trong xe giám sát ông.
Giám sát dai dẳng kèm theo quấy rối
Trước Thế vận hội Bắc Kinh, vào tháng 3/2008, Triệu Hồng Dương và Lưu Quý Xuyên hàng ngày đều gọi điện cho Vương Binh Nghĩa để quấy rối, và đôi khi còn lái xe đến nhà để trực tiếp đe dọa.
Hơn một tháng trước Thế vận hội, hai cảnh sát từ Sở cảnh sát thị trấn Thạch Cảnh đã đến gặp Vương Binh Nghĩa đòi thu thẻ căn cước. Ông nói với họ rằng ông cần một thẻ căn cước để duy trì kinh doanh, không thể đưa nó cho họ và nói: “Các anh làm như vậy là vi phạm nhân quyền.”
Sau đó, ngày nào cũng có người đến quấy rối ông. Phía phường đã lần lượt cử 4 người đến đòi thẻ căn cước của ông, nhưng ông đều từ chối. Cứ như vậy hàng ngày ông đều bị theo dõi cho đến khi kết thúc Thế vận hội.
Vào tháng 10/2015, những kẻ này bất chấp pháp luật đã đến quấy rối và đe dọa Vương Binh Nghĩa – người can đảm dùng tên thật để tố cáo Giang Trạch Dân chính là hung thủ bức hại Pháp Luân Công, họ liên tục gọi điện quấy rối, nhiều lần đến cửa hàng ông quay phim, ghi âm cũng như thẩm vấn và ghi chép bất hợp pháp.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 13/4/2016, Vương Binh Nghĩa đang kinh doanh trên phố Mãn Thành, thì có 5 người thuộc Văn phòng phường và đồn cảnh sát Thành Quan đến hỏi ông về vụ kiện Giang, và cố gắng lừa ông viết giấy cam đoan rằng ông sẽ không kiện tụng Giang trong tương lai.
Vào tháng 8/2017, trưởng và phó các đồn cảnh sát ở nhiều thị trấn khác nhau của huyện Mãn Thành, thành phố Bảo Định đã chủ trì và làm việc với các trưởng thôn, hoặc nhân viên chính quyền thị trấn để đẩy mạnh việc sách nhiễu, và đe dọa các học viên Pháp Luân Công, Vương Binh Nghĩa vẫn không được buông tha.
Bị quấy rối và uy hiếp trong nhiều năm, tinh thần của Vương Binh Nghĩa luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, ông bị đánh đập dã man, bị bệnh tim và phải nhập viện nhiều lần. Sau khi xuất viện, ông cố gắng chịu đựng để ra ngoài bán hàng kiếm sống qua ngày. Vào ngày 16/1/ 2019, Vương Binh Nghĩa đã qua đời một cách oan ức.
Bối cảnh và sự thật Pháp Luân Công
Những năm 1980, 1990, phong trào tập khí công trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Nhưng nổi bật nhất là môn tu luyện Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao thể chất lẫn tinh thần.
Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.
Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.
Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.
Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.
Các học viên đã bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. Gia đình tan nát, những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư.
Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. Nhiều học viên khác bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ. Những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư,…. Tất cả chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho xã hội những giá trị đạo đức cao thượng.
Minghui.org đưa tin, đã có hơn 4.300 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị chính quyền Bắc Kinh giết hại, con số thực tế còn chưa thống kê được còn lớn hơn nhiều.
Bên cạnh đó, hàng nghìn học viên khác đã bị bỏ tù, bức hại và tra tấn, nhiều học viên còn trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng chế thu gom nội tạng trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là tội ác lớn nhất của ĐCSTQ, thế giới lên án và sẽ đưa ra ánh sáng công lý một ngày không xa.
Khánh Nghi
Theo epochtimes.com