Dạy con thành người giỏi giang: Hãy bắt đầu từ những câu nói tích cực

07/06/18, 08:42 Đọc & Suy ngẫm

Có nhiều câu nói vô tình của cha mẹ rất có hại đối với tâm lý trẻ thơ. Còn khi bạn có thói quen nói với con những câu tích cực, tâm hồn và tính cách của chúng đang được nuôi dưỡng hàng ngày. 

Trò chuyện vui vẻ với con, không mang theo sự bực dọc cá nhân là điều tuyệt vời bạn dành cho con. (Ảnh: internet)

Đứa trẻ “sơ ý chủ quan” là do bị cha mẹ “thôi miên”

Người lớn luôn cho rằng: “Nếu không nhắc nhở trẻ nhỏ thì chúng sẽ làm đổ vỡ”. Thật sự là như thế sao? Nhưng không! Lúc đứa con đổ sữa bò vào chiếc cốc, có bà mẹ luôn lo lắng và nhắc nhở nó: “Đừng làm đổ nhé!”, đã dặn đi dặn lại, không ngừng nhắc nhở, thế mà con vẫn làm đổ.

Vì sao lại như vậy? Con người thường nghĩ rằng mọi thứ sẽ giống như lời của mình nói. Chúng ta có thể thử nghiệm một chút: “Bạn đừng nghĩ tới quả chanh. Nó có màu vàng, vị chua, ngậm trong miệng liền không chịu được mà tiết ra nước bọt. Bạn nhất định đừng nghĩ tới nó”.

Bạn đã hiểu rồi chứ? Dù đã nhắc nhở bạn “không được nghĩ về quả chanh”, nhưng trong đầu não của bạn vẫn sẽ hiển thị hình ảnh quả chanh, trong miệng tự nhiên sẽ tiết ra nước bọt. Nếu chẳng ai nói gì, chắc hẳn một chữ chanh bạn cũng sẽ không nghĩ đến.

Cũng giống đạo lý đó, cha mẹ nói: “Không được làm đổ”, sẽ khiến đứa con tưởng tượng ra hình ảnh làm đổ đồ. Vốn chỉ là muốn nhắc nhở con, nhưng lại vô tình khiến đứa trẻ liên tưởng đến việc “có thể làm đổ”. Trong đầu đứa trẻ sẽ xuất hiện hình ảnh ly sữa bị đổ vỡ, cùng với hình ảnh người mẹ nổi trận lôi đình, sắc mặt tím tái.

Bạn xem, mọi người thường nói: “Tâm tưởng sự thành”, những lời bạn nói với con, chúng sẽ liên tượng ở trong đầu. Con cái vốn dĩ không nghĩ đến việc sẽ “làm đổ đồ uống”, “có thể làm đổ đồ”, nhưng sau khi được cha mẹ nhắc nhở, ngược lại chúng sẽ rất hay để ý.

Những lời nhắc nhở này thực chất sẽ trở thành những gợi ý tiêu cực, sự liên tưởng “có thể làm đổ” sẽ trở thành sự thực. Sự ân cần dặn dò của bố mẹ, lại biến thành tốn công vô ích. Điều này cũng tương tự trong các tình huống khác: “Không được lớn tiếng”, “Không được chạy”, “Không được lại gần”.

Trước mắt bạn bây giờ có phải hiện lên hình ảnh đứa trẻ ồn ào, chạy nhảy lung tung, tới gần biển báo nguy hiểm? Vậy phải làm sao mới có thể đảo ngược tình huống này?

Giả sử bây giờ bạn rót đầy một cốc nước để uống. Do sức căng bề mặt của nước, nên bạn thấy dường như nước muốn tràn ra ngoài. Nếu như lúc này có người ở bên cạnh nhắc nhở, bạn hi vọng họ sẽ nói như thế nào?

Khi bạn bưng một cốc nước đầy lên uống, có người ở bên cạnh nhắc nhở “Nhẹ nhàng thôi”, lúc ấy bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có nghĩ người kia “rất chu đáo” hay không? Có phải vì họ nhẹ nhàng nhắc nhở nên bạn đã cẩn thận bưng cốc lên không? Ngược lại, nếu như họ hô lên: “Đừng làm đổ!”, thì có thể sẽ khiến tay chân bạn luống cuống mà làm đổ cốc nước.

Trẻ nhỏ cũng vậy! Nếu như bạn cũng nói với nó “Nhẹ nhàng thôi”, đứa trẻ ngây thơ sẽ làm theo lời bạn, cẩn thận rót nước. Dùng câu “Nhẹ nhàng thôi” để dạy bảo con cái sẽ có hiệu quả tốt hơn so “Đừng làm đổ”. Bởi vì nó sẽ trở thành ám thị tích cực, nhẹ nhàng mà có thể làm được.

“Không được; Đừng…”, đây là cách áp đặt suy nghĩ cho người khác, trong đầu sẽ xuất hiện hình ảnh làm đổ nước và cuối cùng tạo thành hành động. Giống như khi trong đầu tưởng tượng ra quả chanh, sau đó muốn thoát khỏi hình ảnh đó, liền tự nói với mình rằng không được nghĩ đến nữa. Quá trình suy nghĩ này không chỉ phiền phức, mà còn gây khó khăn cho trẻ. Đã như thế, thì ngay lúc đầu hãy nói với con: “Nhẹ nhàng thôi”, có phải đơn giản hơn không?

Hãy nói “Giữ yên lặng” thay vì “Đừng ồn ào”; nói “Đi nhẹ nhàng” thay vì “Không được chạy”; nói “Tránh xa chỗ đó” thay vì “Không được lại gần”. Những gợi ý tích cực sẽ khiến mọi thứ diễn ra tốt đẹp.

“Không được làm đổ” sẽ khiến con nghĩ đến việc làm đổ. Nói với con rằng “Nhẹ nhàng thôi”, nó sẽ cẩn thận làm việc. Chỉ cần bạn giao tiếp với con theo cách tích cực, thì đều có thể bình tĩnh đối diện với mọi tình huống.

Hãy hỏi “Làm như thế nào?” thay vì “Tại sao?”, hỏi như vậy sẽ giúp con học cách sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ. Hỏi con rằng “Tại sao?”, chỉ là từ ngữ khi tức giận: “Tại sao làm những chuyện như vậy?”; “Tại sao một việc nhỏ nhặt như thế này cũng làm không xong?”

Khi cha mẹ dạy dỗ con cái thường hỏi “Tại sao?”. Chắc hẳn chúng ta cũng thường quen miệng nói “Tại sao?”, dường như đã trở thành câu cửa miệng. “Tại sao?”, “Vì sao như vậy?”, đây chính là những câu hỏi nghi vấn. Nếu như bạn bị người khác chất vấn như vậy, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Ví dụ bạn vô tình làm bể cái bát, nếu như lúc đó có người hỏi bạn rằng “Tại sao lại làm bể bát”, bạn sẽ trả lời như thế nào? Bạn có thể sẽ không nhịn được mà nói thầm: “Bạn hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai đây?”. Cũng không phải vì thích làm bể đồ, ngay cả người trong cuộc cũng không biết vì sao lại làm bể đồ như vậy.

“Bởi vì nhất thời trượt tay”; “Bởi vì nóng quá”… Bị hỏi đến cùng, đành phải vắt óc suy nghĩ để tìm ra một cái cớ hợp lý. Và khi chúng ta hỏi người khác “Tại sao?” thường mang theo vẻ mặt tức giận. Mỗi lần nói câu đó, trán người hỏi thường nổi gân xanh lên. Bên ngoài xem như là hỏi người ta lý do, nhưng thực chất là đang rất khó chịu và  tức giận.

Chất vấn con cái sễ khiến chúng sợ hãi để rồi chọn cách “nói dối”

Khi chúng ta hỏi “Tại sao?” khiến cho đối phương sợ hãi, trong tình thế cấp bách họ sẽ viện lấy một cái cớ để né tránh. Để rồi sau khi nghe xong cái lý do bịa đặt ấy, chúng ta lại tiếp tục trách móc đối phương: “Lí do là gì?”, “Đừng viện cớ”

Sau khi bình tĩnh suy nghĩ, người hỏi như thế sẽ phát hiện ra rằng mình đang tự chui đầu vào rọ, căn bản không thể giải quyết được vấn đề, mọi thứ vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Chúng ta cùng nhau ngẫm nghĩ xem: Dùng từ ngữ nào để thay thế cách hỏi “Tại sao” này?

“Tại sao” tuy là một câu nghi vấn, trên thực tế cũng là đang răn đe đối phương. Người bị hỏi muốn tìm lối thoát nên đành tìm đủ mọi cách để viện cớ. Ở trường trung học phổ thông mỗi lần đi học muộn, giáo viên sẽ tức giận hỏi bạn rằng: “Tại sao lại đến muộn?”. Bạn thử đoán xem ở trong tình thế đó tôi sẽ nói gì?

“Vì hôm nay đạp xe ngược gió”. Loại lý do vô lý này chắc hẳn sẽ khiến giáo viên nổi trận lôi đình, phạt học sinh đứng ngoài hành lang. Có những từ ngữ khác có thể thay thế câu hỏi “Tại sao” không?

Để con cái suy nghĩ “Làm thế nào” còn tốt hơn là so với việc chỉ trích chúng…

Có một ngày, lúc đứa con làm đổ cốc sữa, tôi liền hỏi: “Bây giờ phải làm sao?”. Đây là câu nói mà tôi học được từ người bạn của mẹ. Lúc tôi hỏi như thế, 2 đứa con đã phản ứng thế nào? Chúng đã lấy khăn để lau sàn! Tuy chúng dùng khăn lau sàn, khiến chỗ sữa đổ ra sàn càng lem luốc hơn, nhưng cái này so với việc tôi chất vấn “Tại sao” còn tốt hơn.

Theo bạn, sự khác biệt ở trong đó là gì? Chính là thay thế câu nghi vấn “Tại sao” thành “Như thế nào”. Trong tiếng Anh thì dùng “How” thay thế cho “Why”, chính là hỏi con trẻ phương pháp giải quyết vấn đề: “Phải làm thế nào mới tốt đây?”; “Con nghĩ phải làm như thế nào?”; “Có cách nào không?”

Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi có người hỏi bạn như vậy? Có phải tự nhiên bạn sẽ suy nghĩ “Tiếp theo nên làm gì mới tốt?”. Dùng “How” để đặt câu hỏi, con cái sẽ học cách suy nghĩ về những việc cần làm, khiến cho cái đầu nhỏ bé của chúng không ngừng hoạt động, cho dù chúng nghĩ ra cách giải quyết làm cho sàn nhà trở nên bẩn hơn thì cũng không sao hết.

Cùng con giải quyết vấn đề với câu hỏi “Làm thế nào?” sẽ giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động. (Ảnh: internet)

Khi bạn đến trễ vì một lý do nào đó, nếu ai đó hỏi bạn: “Lần sau phải làm như thế nào?”. Bạn có nghĩ đến cách để lần sau không không tiếp tục đến trễ không? Ví dụ, bật đồng hồ báo thức to lên một chút, hẹn giờ sớm hơn mười phút, hoặc tìm ra con đường “thuận gió”. Chỉ cần biện pháp của bạn thành công, bạn sẽ không đến trễ nữa. Phương pháp này tích cực hơn là lớn tiếng quát “Tại sao lại đến trễ!”.

Chất vấn “Tại sao” chỉ khiến cho con trẻ học cách kiếm cớ làm lệ. Thế nhưng khi bạn hỏi con rằng “Làm thế nào”, thì sẽ như một chiếc công tắc để cho con sáng tạo và hành động! Khi con mang giày ngược, đeo tất không đúng, và tranh giành đồ chơi của những đứa trẻ khác, câu này có hiệu quả giáo dưỡng tốt hơn so với những lời trách móc.

Thanh Thư (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x