Đầu tư ngoài lĩnh vực truyền thống: Nên làm, nhưng cần thận trọng
(DĐDN) – Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, việc các tập đoàn tư nhân đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền thống, trong đó có những lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển… là nên làm, nhưng cần thận trọng. Không phải ngẫu nhiên mà trước thông tin Vingroup đề nghị “mua” cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, trong khi “bầu” Hiển muốn chinh phục cả bầu trời (cảng hàng không Phú Quốc) lẫn mặt biển (cảng Quảng Ninh), có ý kiến e ngại độc quyền Nhà nước có khả năng chuyển thành độc quyền tư nhân…
(DĐDN) – Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, việc các tập đoàn tư nhân đầu tư ra ngoài lĩnh vực truyền thống, trong đó có những lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển… là nên làm, nhưng cần thận trọng.
Không phải ngẫu nhiên mà trước thông tin Vingroup đề nghị “mua” cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, trong khi “bầu” Hiển muốn chinh phục cả bầu trời (cảng hàng không Phú Quốc) lẫn mặt biển (cảng Quảng Ninh), có ý kiến e ngại độc quyền Nhà nước có khả năng chuyển thành độc quyền tư nhân… – Ông nhìn nhận như thế nào về việc gần đây nhiều tập đoàn tư nhân công bố dự định mở rộng đầu tư, không chỉ vào những lĩnh vực rất khác với ngành nghề kinh doanh truyền thống, mà còn mua lại một số cơ sở hạ tầng đặc biệt, lâu nay vẫn thuộc sự quản lý độc quyền của Nhà nước? Trong thể chế kinh tế thị trường, muốn có doanh nghiệp và muốn doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng đầu tư thì trước hết phải có cơ chế ghi nhận, bảo vệ được tài sản và giao dịch tài sản. Khung pháp lý để đảm bảo việc này đã và đang tiếp tục được hoàn thiện, sau Hiến pháp 2013 thì tới đây là việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự. Tất nhiên có rất nhiều văn bản luật và dưới luật khác cần tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, nhưng đây là một thuận lợi lớn. Mặt khác, Nhà nước ta cũng có chủ trương “ xã hội hóa ” đầu tư, tạo nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Đây không phải là chủ trương mới, nhưng cộng với tiến trình xây dựng pháp luật và điều kiện kinh tế – xã hội hiện tại thì đây là thời điểm thích hợp. – Liệu có điểm gì cần lưu ý trong quá trình đầu tư này không, thưa ông? Đặc biệt là trong bối cảnh còn khá nhiều cảng biển, cảng hàng không đang vận hành không thực sự hiệu quả? Tôi chưa có đủ thông tin để khẳng định mục tiêu chính của các doanh nghiệp khi nhận nhượng quyền kinh doanh các công trình hạ tầng đặc thù này. Và như vậy thì rất khó nói. Nhưng đừng hiểu “mua sân bay” là mua đứt bán đoạn rồi muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn như sân bay Nội Bài sau khi được Nhà nước nhượng quyền kinh doanh cho một đơn vị nào đó thì vẫn sẽ là sân bay, phục vụ giao thông hàng không chứ không thể biến thành một công trình khác hẳn. Theo tôi, vấn đề ở chỗ là phải có hợp đồng nhượng quyền thật là chi tiết, rồi thông qua đấu thầu để tìm ra đối tác tốt nhất để vận hành. Cách nhượng quyền thế nào rất quan trọng, từ việc ai có thẩm quyền quyết định nhượng quyền, khung pháp lý thế nào? Quyết định dựa trên những cơ sở nào? Còn chủ trương thì tôi ủng hộ, đây cũng là cách hợp lý để Nhà nước thu hồi vốn làm việc khác. Các nước cũng vậy, họ có thể bỏ ngân sách ra xây nhà máy, kể cả nhà máy thép, nhà máy hóa chất, xong rồi cho doanh nghiệp tư nhân tiếp quản, sử dụng tài sản. Nói cách khác, tư nhân đầu tư là tốt, thậm chí họ có thể giúp vận hành công trình hiệu quả hơn hiện nay nhiều, nhưng với các công trình hạ tầng đặc biệt, trong một số trường hợp là cơ hội kinh doanh duy nhất, là “có một không hai” – vì mỗi địa phương hiện nay chỉ có một sân bay – thì phải đảm bảo khả năng tiếp cận được cơ sở hạ tầng đó cho tất cả mọi người và lường trước những rủi ro kinh tế vĩ mô. – Ông có thể phân tích rõ hơn về những rủi ro vĩ mô có thể xảy ra? Khác với những dự án đầu tư khác, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phải có tính kết nối cao, cộng đồng phải tiếp cận được. Thứ nữa là nguồn vốn ở đâu, điều này có quan hệ hữu cơ với hiệu quả của dự án. Nếu vốn vay ngân hàng hay vốn do ngân hàng của doanh nghiệp huy động chiếm tỷ lệ quá lớn thì phải thận trọng, vì cũng không phải không có trường hợp tập đoàn, tổng công ty huy động vốn đầu tư vào những dự án kém hiệu quả chỉ để khuếch trương thanh thế hoặc vì mục đích nào đó. Trong trường hợp các dự án hạ tầng quy mô lớn mà hiệu quả kém thì tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội là rất đáng kể. Cá nhân tôi cho rằng, việc nhượng quyền kinh doanh cho tư nhân hoặc tư nhân hóa sân bay, cảng biển là nên làm, nhưng nên thận trọng, ngoài việc xem xét cẩn thận như đã nói thì nên làm thí điểm trước khi mở rộng. Có ý kiến lo ngại rằng, nhìn chung các chủ doanh nghiệp tư nhân của ta chưa có kinh nghiệm quản lý đa ngành quy mô lớn, ông có chia sẻ quan điểm này? – Cảm ơn ông! Cẩm Hà
Bài đọc nhiều: >>> Xã hội hóa ngành hàng không: Xóa độc quyền – tạo cạnh tranh
|
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp