“Đấu trường sinh tử” Giang Trạch Dân – Tập Cận Bình (P.3): Con át chủ bài

27/10/16, 08:14 Trung Quốc

Như một thông lệ, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi muốn củng cố địa vị và quyền lực của mình, thường sử dụng đến các cuộc vận động chính trị, sử dụng bạo lực để trấn áp và thủ tiêu những người chống đối.

Đấu trường sinh tử giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình. (Ảnh: Internet)
Đấu trường sinh tử giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình. (Ảnh: Internet)

Mao Trạch Đông từng tuyên bố “Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 46 chục Nho sĩ. Còn chúng ta đã giết 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Có kẻ chửi chúng ta là độc tài thống trị, là Tần Thuỷ Hoàng thời nay. Chúng ta thừa nhận hết, rằng rất đúng sự thực. Nhưng chúng bay nói thế chưa đủ, chúng ta phải nói thêm rằng thực ra còn hơn thế”.

Đặng Tiểu Bình khi quyết định thảm sát Thiên An Môn đã nói: “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”. Còn Giang Trạch Dân khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực, từng tuyên bố “đảng phải chiến thắng Pháp Luân Công” từ đó đưa ra chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” nhằm ép người theo Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện.

Phần 1: Chân dung cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân

1. Xuất thân Hán gian và bán nước cho Nga 

2. Quyền lực bằng mọi giá

2.1 Thảm sát Thiên An Môn – Bước lên đỉnh cao sự nghiệp nhờ ủng hộ bạo lực

2.2 Đàn áp Pháp Luân Công – Khi cái ác đã lên đến đỉnh điểm

* Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đàn áp

Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đã đưa ông Giang Trạch Dân đến vị trí quyền lực tối cao nhờ “tắm máu sinh viên”. Nhưng vào những năm cuối cùng của thập niên 90 thuộc thế kỷ trước, Trung Quốc bước vào giai đoạn “mùa thu nhiều sự kiện”. Năm 1997, ông Đặng Tiểu Bình qua đời. Năm 1998, thị trường tài chính châu Á có nhiều diễn biến quyết liệt, làm cho cuộc cải cách nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gặp nhiều khó khăn. Không những thế, trận lụt lớn vào năm 1998 khiến đời sống của người dân trở nên điêu đứng, làn sóng phản đối đàn áp của xã hội quốc tế nhắm vào ĐCSTQ đang lên cao.

Thêm vào đó, tháng 3/1998 ông Chu Dung Cơ lên làm Thủ tướng đã thề phải điều tra tường tận tham quan… Tất cả những điều này khiến cho người cầm quyền đương thời là ông Giang Trạch Dân đứng ngồi không yên trên chiếc “ngai vàng” đầy bất ổn.

Trong thời gian mới nhậm chức, ông Chu Dung Cơ từng phát biểu: “Bất kể là phía trước có bom mìn hay kể cả vực sâu, tôi đều một mực bước tới, quyết không quay đầu lại”. “Tôi ở đây đã chuẩn bị một trăm chiếc quan tài, 99 chiếc là tặng cho các quan tham, một chiếc là dành cho mình”…

Cùng năm đó, ông Chu Dung Cơ nhận được bức thư với 30.000 chữ ký tố cáo vụ án buôn lậu tại công ty Viễn Hoa, được nhận định là vụ án buôn lậu lớn nhất kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền từ năm 1949 đến thời điểm đó. Người diễn vai trước màn sân khấu là ông Lại Xương Tinh, người đứng sau cánh gà là ông Giả Khánh Lâm và ông Giang Trạch Dân. Vụ án này đã làm thất thoát đến 83 tỷ Nhân dân tệ tiền thuế. Số cán bộ bị cách chức, điều tra, bắt giữ, xét xử đã lên tới hàng ngàn, trong đó có rất nhiều cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ, số người lãnh án tử hình có đến hơn 20 người.

Ông Chu Dung Cơ (trái) và ông Giang Trạch Dân (phải). (Ảnh: Internet)
Ông Chu Dung Cơ (trái) và ông Giang Trạch Dân (phải). (Ảnh: Internet)

Ông Lại Xương Tinh lúc còn ở Canada đã từng tiết lộ, ông ta được ông Giả Đình An (nguyên là thư ký của ông Giang Trạch Dân) và ông Giả Khánh Lâm (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến) ủng hộ nên mới có thể buôn lậu trót lọt một lượng lớn dầu khí, xe cộ và các vật tư mang tính chiến lược. Bấy giờ, “Viễn Hoa án” đã trở thành ngòi nổ đầy nguy hiểm mà ông Giang Trạch Dân phải tìm mọi cách để di chuyển mục tiêu.

Sau này, tạp chí Tranh Minh của Hồng Kông vào tháng 4/2014 có bài phân tích, thì ý đồ của ông Chu Dung Cơ lúc đó là định lợi dụng vụ án này để bức ông Giang Trạch Dân từ chức, “đổi một Bí thư có tư tưởng cải cách” mà không nhất thiết phải do ông Chu lựa chọn.

Tuy nhiên, giữa thời khắc tòa thành Giang phái sắp đổ sụp, “quân sư” Tăng Khánh Hồng đã nhanh chóng ứng đối, hiến kế “xây dựng kẻ địch giả tưởng”, phương hướng sẽ nhắm vào các đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo. Trong giai đoạn đầu phải tìm được một “mục tiêu tấn công trung tâm”, cuối cùng đã chọn được môn khí công là Pháp Luân Công.

Lúc bấy giờ tại Trung Quốc, Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992, đến năm 1996 theo thống kê của nhà nước đã có hơn 70 triệu người theo tập. Thành phần tham gia đa dạng từ bình dân đến thượng tầng, từ nông dân, tiểu thương, học sinh, sinh viên, doanh nhân, viên chức nhà nước đang còn tại vị và đã về hưu, cho đến các lãnh đạo cấp cao trong đảng cũng tập Pháp Luân Công.

Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.
Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.
Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.
Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.

Tại thời điểm đó ở Trung Quốc chỉ có Pháp Luân Công là có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến toàn xã hội. Phong trào luyện khí công đã lan rộng từ dân thường cho đến chính phủ. Tên tuổi của Pháp Luân Công và người sáng lập là ông Lý Hồng Chí được ca ngợi và lưu truyền khắp nơi bởi hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu và giúp nâng cao đạo đức xã hội.

Thời ấy, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về môn khí công này cùng những lợi ích mang lại thay vì phải ngợi ca người lãnh đạo cao nhất trong ĐCSTQ. Thêm nữa, số người theo tập Pháp Luân Công đã vượt xa số đảng viên ĐCSTQ khiến sự đố kỵ của ông Giang Trạch Dân dâng cao đến mụ mẫm đầu óc.

Lúc này ông Giang mới nhận ra rằng, suốt 10 năm kể từ nắm quyền nhờ đàn áp Thiên An Môn, tên tuổi của ông không được đánh bóng bởi bất kỳ một cuộc vận động nào khác. Mặt khác, đối với các vị lãnh đạo độc tài, việc người dân quá tin theo một tín ngưỡng nào đó cũng là điều đáng lo ngại vì họ không thể khống chế đầu não của những người có đức tin. Một điều căn bản nữa là, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà Pháp Luân Công theo đuổi đi ngược lại với lý tưởng chính trị của ĐCSTQ.

Tất cả những điều này cộng với bối cảnh rối ren và bấp bênh như đã mô tả ở vụ án “Viễn Hoa án” khiến ông Giang hiểu rằng, để có thể giữ vững và củng cố địa vị quyền lực, một lần nữa bạo lực phải được dùng đến như cách mà các vị lãnh đạo ĐCSTQ vẫn hay làm và cũng đúng với bản chất con người của ông.

* Như vậy có 4 lý do chính khiến ông Giang Trạch Dân quyết định đàn áp Pháp Luân Công:

– Nỗi sợ hãi của nhà độc tài có đầu óc hoang tưởng trước sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công;

– Tâm đố kỵ to lớn của nhà độc tài trước việc Pháp Luân Công được quần chúng yêu thích;

– Sự xung đột cố hữu giữa lý tưởng chính trị của chế độ và thứ hoàn toàn trái ngược với nó, các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công;

– Bản chất của chế độ ĐCSTQ, chính là để duy trì sự tồn tại của mình thì cứ định kỳ phải gán nhãn cho một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân là “kẻ thù giai cấp” để “đấu tranh” chống lại họ.

Chính vì thế, ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đã lợi dụng sự kiện “Ngũ Bát” (tức sự kiện ngày 8/5/1998, đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị máy bay quân đội Mỹ oanh tạc nhầm), để lung lạc toàn bộ hệ thống chính trị ĐCSTQ, đồng thời đến tháng 7 cùng năm thì công khai trấn áp phong trào Pháp Luân Công.

Một người cơ hội và chuyên quyền như ông Giang Trạch Dân không thể dung nạp “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công, điểm này đã bị Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật đương nhiệm, Ủy viên bộ Chính trị La Cán chộp được, ông ta cho rằng đây là cơ hội lớn để ông ta có thể tận dụng các nguồn lực chính trị và có thể trèo lên cao. Vì mục đích leo lên chiếc ghế Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, ông La Cán luôn tìm kiếm cơ hội để có thể thương lượng với ông Giang Trạch Dân. Cuối cùng, người đầu tiên lựa chọn việc bức hại Pháp Luân Công chính là ông La Cán.

Năm 1997, ông La Cán lệnh cho Bộ Công an ĐCSTQ phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với Pháp Luân Công, để quyết định Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không, cuộc điều tra đã phải tạm dừng vì không có chứng cớ.

Ngày 21/7/1998, Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành thông tư số 555/1989 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công”cùng lời tuyên bố Pháp Luân Công là một tà giáo, tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên.

Thông tư này đã khiến lực lượng công an trên toàn quốc ra quân đàn áp, giải tán các điểm luyện công dù không có bất kỳ chứng cứ phạm pháp nào của người luyện công. Theo nguồn tin được biết, người tu Pháp Luân Công đã bị nghe lén điện thoại, bị trộm tài sản và bị lục soát nhà, những điểm luyện công đã bị nhân viên của Cục An ninh phá hoại.

* Kết quả điều tra của chính quyền

Giám đốc Ủy ban Thể thao Nhà nước đến thành phố Trường Xuân đến nghiên cứu tình hình của Pháp Luân Công vào tháng 5/1998. (Ảnh: Internet)
Giám đốc Ủy ban Thể thao Nhà nước đến thành phố Trường Xuân đến nghiên cứu tình hình của Pháp Luân Công vào tháng 5/1998. (Ảnh: Internet)

Do sự phát triển nhanh và tầm ảnh hưởng ngày càng rộng của Pháp Luân Công, nhiều người đã gửi thư phản ánh vấn đề hành xử phi pháp của công an đối với Pháp Luân Công. Tháng 5/1998, Tổng cục Thể thao thực hiện kế hoạch điều tra toàn diện đối với Pháp Luân Công. Đến tháng 9/1998, Tổ Chuyên gia Y học tiến hành điều tra lấy mẫu đối với 12.553 người tập Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông, kết quả cho thấy hiệu quả trị bệnh khỏe người của Pháp Luân Công là 97,9%.

Ngày 20/10, Tổ trưởng Tổ Điều tra do Tổng cục Thể thao phái đến Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân đã phát biểu: “Chúng tôi nhận thấy Pháp Luân Công rất tốt, giúp xã hội ổn định, góp phần nâng cao đời sống tinh thần xã hội rất rõ rệt”. Việc điều tra ở Bắc Kinh và Đại Liên cũng cho kết quả tương tự.

Nửa cuối năm 1998, một nhóm cán bộ hưu trí do ông cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch dẫn đầu đã thực hiện điều tra tìm hiểu về Pháp Luân Công và đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công hoàn toàn có lợi cho quốc gia, đồng thời giao báo cáo điều tra cho ông Giang Trạch Dân. Ông Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.

Tháng 2/1999, Tạp chí “US News and World Report”, một tạp chí uy tín của Mỹ, đã đăng bài viết nói về lợi ích đối với sức khỏe của Pháp Luân Công: “Cục trưởng Tổng cục Thể thao Quốc gia nói: Pháp Luân Công và những môn khí công khác giúp mỗi người tiết kiệm chi phí khoảng 1000 Nhân dân tệ mỗi năm. Nếu có 100 triệu người luyện công thì tiết kiệm được 100 tỷ Nhân dân tệ mỗi năm. Ông Chu Dung Cơ đã bày tỏ tâm trạng vui mừng vì thông tin này”.

* Sự kiện 25.4 – Gài bẫy người tu Pháp Luân Công

Vì không tìm được lý do để chính thức đàn áp Pháp Luân Công, ông La Cán và thân tín là ông Hà Tộ Hưu, hai người đã tính toán sẽ tiến hành một vài sự kiện nhằm kích động người tu Pháp Luân Công, sau đó chỉ dẫn cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, đồng thời chỉ huy cảnh sát dẫn họ “bao vây” Trung Nam Hải, từ đó làm chấn động cả một cơ tầng của ĐCSTQ, lấy đó làm cớ để đàn áp thẳng tay.

Ngày 11/4/1999, ông Hà Tộ Hưu đã viết bài đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân bôi nhọ, vu khống Pháp Luân Công. Bài viết nhắc lại sự kiện Đài Truyền hình Bắc Kinh lên án Pháp Luân Công vào năm 1998. Do sự cố Đài Truyền hình Bắc Kinh trước đây đã được làm rõ, bài viết đã bị hệ thống tuyên truyền ở Bắc Kinh ngăn chặn, một số người tu Pháp Luân Công ở Thiên Tân cho rằng phải lên tiếng với cơ quan chức năng liên quan làm rõ sự thật để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của bài viết.

Vì thế, ngày 18 – 24/4, nhiều người tu Pháp Luân Công đã phản ánh tình hình lên Học viện Giáo dục Thiên Tân và cơ quan liên quan khác.

Trong hai ngày 23 và 24, công an Thiên Tân đã trấn áp những người đi phản ánh tình hình, nhiều người bị trọng thương, 45 người bị bắt. Khi yêu cầu thả người, chính quyền thành phố Thiên Tân thông báo nếu không được Bắc Kinh đồng ý thì những người tu Pháp Luân Công bị bắt sẽ không được thả.

Công an Thiên Tân còn gợi ý: “Mọi người hãy đi Bắc Kinh đi, chỉ có Bắc Kinh mới giải quyết được chuyện này”.

Sau khi tin tức truyền đi, những người tu Pháp Luân Công ở các vùng lân cận thành phố Bắc Kinh đã quyết định vào ngày 25/ 4 sẽ đến thủ đô.

Sáng 25/4, hơn 10.000 người tu Pháp Luân Công từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh. Lúc đầu lực lượng cảnh sát kéo về Thiên An Môn dự tính ngăn cản, nhưng sau đó cảnh sát lại dẫn đường cho mọi người tiến vào Trung Nam Hải, cuối cùng hình thành điều mà chính quyền mô tả là “cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”.

Nhiều người tham gia kháng nghị làm chứng họ là đi tự phát chứ không có tổ chức, không có khẩu hiệu, biểu ngữ. Theo hướng dẫn của cảnh sát mọi người chỉ đứng yên tĩnh, trật tự theo vòng vây hai bên cổng chính của Trung Nam Hải. Không ai nghi ngại gì, làm đúng hướng dẫn của cảnh sát.

Người đi thỉnh nguyện xếp hàng trật tự theo hướng dẫn của cảnh sát. Hoàn toàn không có biểu ngữ, khẩu hiệu.
Người đi thỉnh nguyện xếp hàng trật tự bên ngoài tường thành Trung Nam Hải vào ngày 25/4/1999 theo hướng dẫn của cảnh sát. Không có biểu ngữ, khẩu hiệu. Nhiều người đọc sách trong khi chờ đợi. (Ảnh: Internet)

Khoảng 8 giờ sáng ngày 25/4, một nhóm người do Thủ tướng Chu Dung Cơ dẫn đầu đi ra từ cửa tây Trung Nam Hải và đến trước khu vực kháng nghị. Ông chỉ 3 người người tu Pháp Luân Công vào nói chuyện và bảo việc mọi người phản ánh ông đã có chỉ thị xử lý rồi. Sau đó mới hay ông La Cán đã ém đi. Ý thức được tình hình, ông Chu Dung Cơ giao cho Cục Xử lý Khiếu nại nói chuyện với họ.

Đến hơn 8 giờ tối thì hội đàm mới kết thúc. Sau khi được biết những người tu Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả, đám đông kháng nghị ở Trung Nam Hải cũng nhanh chóng giải tán. Hiện trường kháng nghị rất sạch sẽ.

Tối ngày 25/4, ông Giang Trạch Dân đã viết thư gửi cho Ủy ban Thường trực bộ Chính trị và các nhân vật có liên quan, bắt đầu cuộc “giăng lưới giăng dây” đối với Pháp Luân Công, ngày hôm sau ông Giang còn nổi cơn lôi đình trong cuộc họp của Ủy ban Thường trực.

Tác giả Kuhn trong chương 22 cuốn “Truyện về Giang Trạch Dân” viết: “Sao lại như vậy?”, ông Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn thân tín là Thẩm Vĩnh Ngôn, “Pháp Luân Công sao chỉ trong vòng một đêm mà dám đứng ra như vậy? Chẳng lẽ là bọn chúng từ dưới đất chui lên sao? Bộ Công an của chúng ta ở đâu? Bộ An ninh của chúng ta ở đâu?”.

Cũng trong đêm hôm đó, ông Giang tiếp tục viết một bức thư gửi cho các lãnh đạo cấp cao với lời lẽ vô cùng nghiêm trọng. Ông ta nói “Pháp Luân Công chính là tà giáo”. “Tôi không tin là chủ nghĩa Marxist thắng không nổi Pháp Luân Công”.

Sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4, ông Giang Trạch Dân đã triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Thường trực nhằm trưng cầu việc công kích Pháp Luân Công, nhưng những quan chức nằm trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị lúc bấy giờ như các ông Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Thanh Phong đều bỏ phiếu phản đối, chỉ có ông Lý Bằng là bỏ phiếu trắng, kế hoạch của ông Giang lại một lần nữa bị Bộ Chính trị làm cho phá sản.

Trong cuộc họp, ông Chu Dung Cơ đã nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh… Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc”.

Ông Giang Trạch Dân một lúc sau liền đứng dậy, chỉ vào mũi ông Chu Dung Cơ mà hét “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất nước mất đảng! Tôi rất là xót xa!”. Đồng thời còn chỉ trích ông Chu Dung Cơ: “Sự nhạy bén trong chính trị sao thấp như vậy. Vấn đề Pháp Luân Công nếu không giải quyết thật chặt, sẽ phạm phải một sai lầm lịch sử!”.

Ông Chu từng bị dán nhãn là một người “cánh hữu” vì một lời nhận xét của ông vào năm 1958, nên đã im lặng. Vì lời nhận xét trước kia của mình mà ông đã bị bức hại trong gần 20 năm, và phải nếm mùi quả đấm sắt mà ĐCSTQ sử dụng với những người bất đồng quan điểm. Sự tức giận của ông Giang Trạch Dân đã làm những người khác đều cảm thấy sợ hãi.

Có một điều đến giờ vẫn chưa rõ, là khi ông La Cán khơi mào cho sự kiện “Ngày 25 tháng 4” có phải là do nhận sự chỉ thị từ ông Giang Trạch Dân không? Hay là chỉ tự mình làm theo ý muốn của ông Giang? Nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một điều, vào năm 2002, dưới sự ủng hộ của ông Giang, ông La Cán đã trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị.

(Còn tiếp…)

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x