Đập Tam Hiệp như chỉ mảnh treo chuông, kịch bản nào cho Mekong?

22/06/20, 11:18 Góc Nhìn

Mưa lũ hoành hành ở 8 tỉnh miền Nam Trung Quốc đã gây ra sự cố vỡ đập Tứ Xuyên và uy hiếp nghiêm trọng đập Tam Hiệp. Đáng lo ngại là, thảm họa này có thể gây ảnh hưởng tới ĐBSCL.

Mưa lớn và lũ đang càn quét 8 tỉnh của Trung Quốc gồm Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam. Đây là đợt lũ lớn nhất kể từ năm 1949. 52 con sông có mực nước vượt mức cảnh báo, nhiều nhà cửa, đất đai đều bị ngập nước, và nhiều người bị mất tích. 

Khả năng vỡ đập trên sông Mekong

Được biết, dòng sông Mekong (tại Trung Quốc được gọi là sông Lan Thương) chảy qua tỉnh Vân Nam, một trong 8 tỉnh đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt. 

Trước đó, một nghiên cứu của Eyes on Earth, do chính quyền Mỹ tài trợ, cho thấy Trung Quốc đã giữ khoảng 40 tỷ m3 nước tại 11 con đập chắn trên sông Mekong gây ra hạn mặn nghiêm trọng cho các tỉnh miền Tây. Chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc chưa từng thông báo tình hình trữ nước tại các con đập này.

Đập Tam Hiệp như chỉ mảnh treo chuông, kịch bản nào cho Mekong? - Ảnh 1
Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Hiện tại, mực nước đang lên nhanh trên các con sông ở tỉnh Vân Nam như đã nói ở trên.

Theo giáo sư Hoàng Vạn Lý, tuổi thọ các con đập của Trung Quốc chỉ khoảng 50 năm. Một vài trong số 11 đập trên sông Mekong (Lan Thương) tại Trung Quốc đã có tuổi thọ 20 năm trở lên, do đó đã đi qua một gần nửa tuổi thọ của nó. 

Tuy nhiên, theo những gì chúng ta hiểu về Trung Quốc, bất cứ con số nào nói về họ đều chỉ có thể từ miễn cưỡng tin đến không tin. Con số 50 năm này có thể là 20 năm lắm chứ?

Theo đó, các con đập của Lào cũng không đáng tin tưởng. Bởi vì chúng được Trung Quốc tài trợ xây dựng.

Ngoài ra, trong trường hợp đập Tam Hiệp thật sự vỡ, chúng ta cũng không thể nào biết được Trung Quốc có còn đủ nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ những hệ thống khác hay không.

Hiện tại, trên nhiều tờ báo uy tín đang liên tục có những cảnh báo về trạng thái của đập Tam Hiệp. Hình ảnh mới nhất cho thấy, đập Tam Hiệp đang biến dạng nghiêm trọng và thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vào ngày 17/6, đập Tứ Xuyên (cách đập Tam Hiệp chỉ khoảng 30km) đã vỡ, cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình và những ngôi làng ven sông Tiểu Kim biến mất trong nháy mắt, cảnh báo cho chúng ta những gì sắp diễn ra.

Đập Tam Hiệp như chỉ mảnh treo chuông, kịch bản nào cho Mekong? - Ảnh 2
Đập Tứ Xuyên bất ngờ vỡ trong đêm, nhiều ngôi làng biến mất trong nháy mắt. (Ảnh: NTDTV)

Một thảm kịch có thể xảy ra với sông Mekong hay không? 

Chúng ta biết rằng sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng hùng vĩ với độ cao khoảng trên 5200m. Nhưng có một đặc điểm cần lưu ý là khi rời Trung Quốc, sông Mekong chỉ ở độ cao vào khoảng 500m so với mực nước biển. Điều đó có nghĩa là thượng nguồn cho đến qua lãnh thổ Trung Quốc thì độ dốc dòng chảy rất lớn, nước từ nóc nhà của thế giới mà chảy qua chiều dài lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng khi đi qua Trung Quốc thì dòng chảy chỉ ở một độ dốc không quá lớn, khiến cho một đoạn dài lưu vực sông Mekong không còn là dòng chảy hùng vĩ đơn nhất mà có điều kiện tạo thành một mạng lưới chằng chịt các nhánh và có thể trữ một lượng lớn nước khi mực nước dâng cao. 

Điều này có lẽ là mẹ Tự Nhiên khéo an bài. Khu vực Cửu Long được thừa hưởng một lượng lớn phù sa mang lại, nhưng đồng thời cũng kìm hãm sức nước, khiến cho sông Mekong không trở thành con quái vật hung hãn cuốn phăng mọi thứ trong dòng chảy của nó mà đổ phăng ra biển.

Tuy nhiên, sau khi trải qua những đợt hạn mặn do các con đập trên thượng nguồn, phù sa trên đồng bằng sông Cửu Long đang hóa sét chai cứng và mất đi khả năng dàn trải nước. Khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún cùng với nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lụt. Ngoài ra, sau hai thập kỷ, tỷ lệ bê tông hóa tại địa phương cũng đã tăng lên rất nhiều, dòng nước sẽ chảy mạnh và nhanh hơn.

Chưa hết, nạn phá rừng hoành hành, chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến sự biến mất của 80% diện tích rừng. 

Trong trường hợp các nước thượng nguồn cho xả lũ các con đập và tệ hơn là vỡ đập, thực sự sẽ gây nguy hiểm cho người dân các nước vùng hạ lưu do dòng chảy mạnh hơn và sẽ dâng cao hơn truyền thống. 

Năm 2000, một trận lũ tự nhiên trên sông Mekong đã cuốn trôi gần 1000 sinh mạng, thiệt hại nặng nề nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang, tổn thất về mặt kinh tế lên đến nửa tỷ đô la Mỹ. Hiện nay với hàng chục tỷ m3 nước treo trên đầu, với những điều kiện như trên, hậu quả thảm khốc có thể tưởng tượng được.

Đập Tam Hiệp như chỉ mảnh treo chuông, kịch bản nào cho Mekong? - Ảnh 3
Lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: bbc.com)

Thế giới văn minh đang từ bỏ thủy điện

Trung Quốc hiện nay là quốc gia xây dựng nhiều đập nhất trên thế giới. Điều này không cho thấy văn minh của họ tiến bộ chút nào, mà ngược lại việc xây đập đã được chứng minh là đi ngược lại quan điểm của các nước tiên tiến. 

Các dự án thủy điện đã lỗi thời. Hiện nay trên thế giới không còn mặn mà gì lắm với thủy điện. Đơn giản vì hiệu suất kinh tế của nó không cao. Các nước phát triển đã bắt đầu nhắm đến các dự án về năng lượng mặt trời và điện gió.

Kể từ năm 1914 đến nay, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ khoảng 1300 đập thủy điện trên khắp đất nước, và dự kiến đến năm 2050, con số này dao động trong khoảng 4000 – 36.000. Mới đây, hai đập ở bang Michigan bị vỡ, gây ra lũ lụt khiến 10.000 dân phải sơ tán đã khiến họ càng quyết tâm hơn vào mục tiêu này. Việc dỡ bỏ các con đập giúp các con sông tại Mỹ hồi sinh, họ đã được thấy các loài thủy sinh phát triển trở lại và đón những đàn cá hồi trở về. 

Đập Tam Hiệp như chỉ mảnh treo chuông, kịch bản nào cho Mekong? - Ảnh 4
Đập Saint-Etienne-du-Vigan (Mỹ) bị phá bỏ năm 1998. (Ảnh: ern.org)

Nước Mỹ không phải là quốc gia duy nhất trở nên ‘chán ghét’ những con đập. 

Cùng với xu thế gỡ bỏ các đập nước được thực hiện ở Mỹ, tại châu Âu, đầu tiên là Pháp, sau đó là Tây Ban Nha, các quốc gia tại bán đảo Scandinavia và Đức cũng dần dần nghiên cứu và tiến hành gỡ bỏ các đập nước.

Theo tổ chức Gỡ bỏ đập nước châu Âu, đến nay đã có 3.450 đập tại các quốc gia ở châu lục này bị gỡ bỏ (gồm dữ liệu từ Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Sĩ và Pháp).

Phá hoại tự nhiên, hại người lại hại chính mình

Những dự án kiểu cải tạo mạnh mẽ tự nhiên của Trung Quốc đều đang cho thấy hiểm họa về lâu dài, không chỉ là thủy điện. Ví như, phong trào ‘bao hồ tạo điền’ trên hồ Động Đình. Tức dùng đất lấp hồ cho chết, sau đó làm đất nông nghiệp thậm chí còn xây thành phố. Kết quả họ nhận được là gì? Hồ Động Đình mất khả năng trữ lũ, người Trung Quốc lại phải xây thêm đập để chắn lũ.

Có thể bạn tự đặt câu hỏi, chính quyền Trung Quốc chẳng lẽ không hiểu điều này?

Họ hiểu chứ. Tuy nhiên, động lực thúc đẩy chính quyền Trung Quốc xây dựng những công trình quy mô như vậy không thực sự là vì khoa học, mà là vì chính trị. Mục đích xây đập Tam Hiệp là để đấu đá chính trị nội bộ, còn mục đích xây đập trên sông Mekong là vì muốn ‘trị’ các nước khác.

Trung Quốc đã thành công. Nhưng đó là kết quả trước mắt. Cuối cùng thì họ cũng phải đối mặt với những gì đang tạo ra cho mình, cho người khác. Cũng đừng nên hi vọng rằng họ sẽ thay đổi sau khi gây thảm họa. Điều đó là ngây thơ, như cách mà các quốc gia phương Tây đã ngây thơ về Trung Quốc trong suốt mấy thập kỷ qua.

Bản chất tham lam, ích kỷ, độc ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc là thâm căn cố đế. Một khi chúng còn tồn tại trên thế giới này thì sẽ không ngừng tước đoạt và phá hoại. Vì tương lai con cháu chúng ta, hãy cảnh giác với bất cứ nguy hại nào từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là vấn đề sống còn vậy.

Từ Thức

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x