Đạo sĩ tiên đoán chính xác số mệnh của vị danh tướng thời Tống

30/08/21, 13:27 Thế giới tâm linh

Tục ngữ có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, Diêm Vương nói canh 3 chết thì không thể sống được tới canh 5. Cổ nhân tin rằng, vận mệnh, sự nghiệp của con người sớm đã được an bài. Vậy nên không phải cát thì là hung, khi nào đến cũng là được định trước rồi.

Trương Tuấn là tể tướng nhà Nam Tống, lãnh tụ của phái kháng Kim trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)

Trương Tuấn (1097 – 1164), tự Đức Viễn, là một danh tướng chống Kim của triều đại nhà Tống. Vào thời Tống Huy Tông, ông thi đậu tiến sĩ, giữ các chức quan như Xu Mật Viện biên tu, Điện trung thị Ngự sử… Vào thời Tống Cao Tông, ông được triều đình trọng dụng, thăng đến chức Thiếu bảo Kiểm giáo, Định quốc quân Tiết độ sứ, Hữu tướng. Sau khi Tống Hiếu Tông kế vị, ông được phong làm Ngụy quốc công. 

Trương Tuấn trải qua 5 triều đại và được 3 đời hoàng đế trọng dụng. Sự nghiệp làm quan rạng danh mấy chục năm của ông sớm đã được một đạo sĩ tiên đoán chính xác từ khi ông mới bắt đầu bước chân vào chốn quan trường.

Trương Tuấn khi còn là một viên quan nhỏ, đã từng gặp một đạo sĩ. Vị đạo sĩ này sau khi nhìn thấy Trương Tuấn, bèn quan sát một cách cẩn thận, nhưng lại không nói gì. Sau đó, đạo sĩ mời Trương Tuấn bước đi vài bước, rồi kính cẩn nói: 

“Vị đại nhân này, hôm nay qua dáng đi và thanh âm của ngài, ta có thể nhìn ra, tương lai ngài nhất định sẽ là người đại phú đại quý. Không quá 10 năm, thiên hạ sẽ đại loạn, đến lúc đó ngài có thể nắm giữ binh quyền trong tay, trở thành một vị tướng nổi danh lẫy lừng, còn lập được nhiều chiến công hiển hách cho triều đình. Ngài nhất định phải bảo trọng!”.

Trương Tuấn nghe đạo sĩ nói thì rất ngạc nhiên, rồi khiêm tốn đáp: “Không dám, không dám, chắc ông xem nhầm rồi!”. Một lúc sau, đạo sĩ vội vàng rời đi. 

Không quá mười năm, những gì đạo sĩ nói quả thực đã được ứng nghiệm. Trương Tuấn liền phái người đi khắp nơi tìm kiếm tung tích của đạo sĩ, nhưng đều không có tin tức gì. 

Sau đó, Trương Tuấn bị giáng chức tới Hòa Châu ở An Huy. Trước đó, ông đã có mâu thuẫn với gian thần Tần Cối, nên luôn bị coi là cái gai trong mắt. Trương Tuấn cảm thấy rất bất an, không biết phải làm sao cho phải.

Đạo sĩ tiên đoán chính xác số mệnh của vị danh tướng thời Tống. (Ảnh qua ĐKN)

Một ngày nọ, vị đạo sĩ đã nhiều năm không gặp lại xuất hiện trước mặt Trương Tuấn. 30 năm trôi qua mà dung mạo của đạo sĩ vẫn không thay đổi chút nào. Trương Tuấn vừa gặp đạo sĩ thì vui mừng khôn xiết: “Tôi đã tìm ông nhiều năm rồi mà không tìm được. Hôm nay trong lúc tôi gặp hoạn nạn, ông lại đột nhiên xuất hiện, giúp tôi thoát khỏi khốn cảnh này. Tại sao lại như vậy?”.

Đạo sĩ trả lời: “Tình cảnh hôm nay của ngài ta thảy đều đã biết rõ. Lần này đến, ta chỉ muốn nói cho ngài biết rằng, không cần phải lo lắng chuyện Tần Cối hãm hại, ngày tàn của ông ta đang đến gần, mà phúc của ngài vẫn còn nhiều lắm, tương lai nhất định sẽ Đông Sơn tái khởi”. (Đông Sơn tái khởi: khôi phục lại lực lượng sau khi thất bại).

Lúc này, con trai trưởng của Trương Tuấn là Trương Thức bước ra bái kiến, đạo sĩ quan sát một hồi lâu rồi nói: “Hai mắt của cậu nhìn mọi thứ giống như đang tách mở ra, mà vận thế trong tương lai của cậu cũng ở chỗ này. Một ngày nào đó cậu sẽ trở thành tướng soái thống lĩnh Tây Nam, nổi danh khắp thiên hạ”.

Trương Tuấn cũng muốn đạo sĩ xem cho con trai thứ của mình là Trương Tấn. Ông liền dẫn đạo sĩ đến giường của Trương Tấn, đứa trẻ lúc này đang nằm ngủ. Đạo sĩ quan sát một cách cẩn thận, sau đó mỉm cười và nói với Trương Tuấn: “Phúc phận của đứa trẻ này còn lớn hơn cả anh trai của nó, tiền đồ là vô hạn!”.

Nhiều năm sau, con trai cả Trương Thức được Hiếu Tông bổ nhiệm làm Xu Mật Sử, từ văn thần làm tới võ quan. Còn con trai thứ của ông, Trương Tấn, được cả Cao Tông, Hiếu Tông, Quang Tông nhiều lần đánh giá cao và trọng dụng, một bước từ Ngũ phẩm lên tới Tam phẩm, còn làm Binh bộ Thị lang, Hộ bộ Thị lang, Hình bộ Thị lang, đồng thời còn kiêm nhiệm nhiều chức quan ở địa phương.

Cổ nhân có câu: “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, có ý rằng, khi điều gì đó đã được sắp đặt sẵn thì nó sẽ đến đúng thời điểm, còn nếu điều gì không được sắp đặt trước thì không ai có thể làm nó xảy ra. Hai câu nói này cũng nhằm cảnh tỉnh những người chạy theo danh lợi: mọi thứ trong đời con người, bao gồm cả sinh tử, của cải, sự nghiệp và vận mệnh đều là đã có định số, vậy nên mọi chuyện hãy cứ để thuận theo tự nhiên, chớ nên vì tranh giành mà tạo nghiệp cho mình.

Tuệ Tâm (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x