Đánh giá tai nghe Grado SR325e: Bản cải tiến đáng giá của một huyền thoại

31/07/15, 08:45 Tin Tổng Hợp

Từ thế hệ i-series lên e-series, dòng 325 trứ danh của Grado vẫn giữ được vị trí tai nghe tầm trung số 1 dành cho Rock/Metal, cùng lúc trở nên cân bằng và hấp dẫn hơn cho phần đông người hâm mộ nhạc số.

Có thể nói rằng cùng với dòng RS1, SR325 cũng là một dòng tai nghe biểu trưng cho âm thanh Grado. Mang trong mình chất mid ngọt lịm, chất tép bạo lực và chất bass chắc nảy đã từng làm nên tên tuổi của hãng tai nghe Mỹ, các thế hệ SR325 là lựa chọn tuyệt vời nhất cho các tín đồ Grado chưa đủ kinh phí để mua RS1.

So với các dòng Grado khác, SR325 có lịch sử tương đối đặc biệt. Tiền thân của SR325 là SR300, một trong những dòng tai nghe giá “mềm” đầu tiên của Grado Labs. Tiếp bước SR300, chiếc SR325 đầu tiên trong lịch sử có vỏ nhôm màu đen và âm thanh tương đối thô nhám so với các thế hệ về sau. Đến năm 2003, Grado ra mắt chiếc SR325i có phần cup (củ tai) màu vàng để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. 6 năm sau, khi toàn bộ những chiếc tai nghe Grado vào lúc đó được nâng cấp lên thế hệ i, SR325i được nâng cấp lên thành SR325is. Riêng chiếc SR325is đã trải qua 3 phiên bản: bạc trắng, chrome và bạc xám trước khi được nâng cấp lên SR325e vào năm 2013.

Qua mỗi thế hệ, SR325 thường được tinh chỉnh để mang lại âm thanh “nuột” hơn thế hệ trước đó, và chiếc SR325e cũng không phải là ngoại lệ. Thật đáng mừng, những thay đổi này không chỉ giúp cho SR325e trở nên dễ tiếp cận hơn với phần đông người yêu nhạc mà còn giúp cho vị trí “vua Jazz/Rock tầm trung” của dòng SR325 thêm vững chắc.

Chiếc tai nghe Grado SR325e trong bài đánh giá này được chúng tôi lấy từ cửa hàng SV House (loa.com.vn), nhà phân phối tai nghe Grado tại Việt Nam, với giá 7,7 triệu đồng.

Thiết kế

Là một hãng sản xuất thủ công, Grado tỏ ra khá… lười biếng trong thiết kế. Các dòng tai nghe hoàn toàn mới của Grado xuất hiện quá nhỏ giọt, còn những dòng tai nghe lâu đời như 325 gần như không thay đổi một chút thiết kế nào trong suốt một thập kỷ qua.

Điều đó có nghĩa rằng SR325e và SR325is gần như không hề có một chút khác biệt nào cả, thậm chí là trên màu sắc của phần củ tai. Chiếc SR325e mới vẫn là một chiếc Grado đặc trưng với phần headband (quai đeo) bằng da mang đậm chất cổ điển, hai khối nhựa giữ bản lề lên/xuống có chữ L và R in nổi khá to cho người dùng tiện sử dụng trong bóng tối. Đóng vai trò tăng cường cho âm bass và bảo vệ cho vành tai của bạn vẫn là 2 chiếc pad xốp đặc trưng của Grado. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của SR325e so với SR325is là tên của tai nghe đặt trên nút nhỏ ở trung tâm củ tai có thêm chữ “e” nằm dưới dòng chữ “SR325″.

Điểm cộng của thiết kế cổ điển trên tai nghe Grado là dây nối luôn rất dày và cứng cáp, khả năng đứt dây là gần như không thể xảy ra. Song, với phần dây khá dài và phần củ tai có đôi phần phá cách quá mức, SR325e sẽ không phải là một chiếc tai nghe dành cho những cô nàng yêu thời trang, bất kể là họ ưa thích vẻ thanh lịch của Sennheiser hay vẻ khỏe khoắn của V-MODA. Cũng giống như tất cả những chiếc Grado khác, SR325e nên được dùng để thưởng thức tại nhà hơn là mang ra đường làm phụ kiện như Beats, Skullcandy và SOUL.

Trải nghiệm sử dụng

Trong khi các sản phẩm Grado cũ thường sử dụng jack cắm 6.5, thế hệ e-series lại được chuyển sang sử dụng jack 3.5mm phổ biến. Đây có thể coi là một điểm cộng của SR325e so với SR325is, bởi jack cắm 6.5 sẽ khiến người dùng mất thêm khá nhiều tiền mua đầu chuyển (đầu chuyển 6.5-3.5 chính hiệu Grado sẽ là 330.000 đồng trong khi các loại cổng chuyển chất lượng cao cũng sẽ có giá tầm 100.000 đồng). Tuy vậy, phần bọc xung quanh jack vẫn khá to và do đó không thể khít vừa vặn với một số loại vỏ ốp smartphone có trên thị trường.

Thực chất, do là tai nghe dạng mở nên SR325e tỏ ra hoàn toàn không phù hợp để sử dụng di động. Chiếc tai nghe này sẽ để lọt âm rất rõ rệt và cũng không thể ngăn được tiếng ồn từ bên ngoài. Bạn có thể sử dụng SR325e trong văn phòng ở mức âm lượng nhỏ, song cuối cùng thì tất cả những chiếc tai nghe Grado chỉ thực sự phù hợp với trải nghiệm nghe nhạc thư giãn tại nhà mà thôi.

Do củ tai làm bằng kim loại, SR325e là chiếc Grado có trọng lượng đứng thứ nhì của Grado (chỉ đứng sau PS1000e). Để giữ cho tai được thoải mái, bạn rất cần chú ý đến vị trí đặt tai nghe trên đầu và cũng phải chịu khó bẻ cong headband ra phía ngoài. Ngoài ra, SR325e là một chiếc tai nghe on-ear (trên tai) chứ không phải là over-ear (trùm tai): bạn cần để cho đệm mút nằm trên vành tai chứ không phải là bao phủ ra phía sau. Một khi đã làm quen với chiếc tai nghe tương đối đặc biệt này qua các mẹo ở trên, bạn có thể tận hưởng SR325e một cách thoải mái trong vòng nhiều giờ liền.

Âm thanh

Ngay từ những giây phút đầu tiên, SR325e đã bộc lộ rõ điểm vượt trội đáng chú ý nhất so với đàn anh: âm bass.

Trong khi phần bass của thế hệ 325 cũ đã có chất lượng không hề tệ, các nốt trầm trên SR325e thậm chí được nâng tới tầm đẳng cấp của dòng Reference Series. Trong các bản nhạc Metal, phần bass dày dặn và mạnh mẽ của SR325e tạo ra phần nền hùng tráng và mạnh bạo hơn hẳn đàn anh 325is. Được gia tăng về lượng bass nhưng SR325e vẫn giữ được mức độ kiểm soát rất tốt; tình trạng “dính” nốt vốn khá phổ biến ở các model cấp thấp như SR60 và iGrado tuyệt đối không xảy ra trên SR325e.

Thường được biết đến về Rock/Metal, ít người nhận ra rằng các dòng 325 cũng không hề kém cạnh với các bản Vocals hoàn hảo như “Set Fire to the Rain”.

Âm bass của SR325e gợi nhắc rất nhiều tới RS1i – dòng tai nghe được đông đảo người hâm mộ coi là sản phẩm chủ lực của Grado. SR325e diễn tả các nốt bass trong các bản nhạc nhẹ như Trái Tim Bên Lề (Bằng Kiều) hay Let Her Go (Passenger) hấp dẫn đến ngạc nhiên, từng nốt đều có cảm giác rất “nhuyễn”, bắt đầu, ngân nga và kết thúc rất tự nhiên.

Nhưng nhắc đến tai nghe Grado là nhắc đến âm mid (dải trung) tuyệt vời. Trên khía cạnh này, SR325e có thể được coi là đại diện mới của gia đình Grado. Cũng giống như SR325is và gần như tất cả các sản phẩm Grado khác, âm mid của SR325e là thứ âm mid ấm áp rất tự nhiên. Bản nhạc Bèo Dạt Mây Trôi của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy dòng 325 đã và sẽ luôn là lựa chọn số 1 của tiếng đàn saxophone ngọt ngào da diết.

Với Set Fire to the Rain của Adele, SR325e sẽ đưa bạn chìm đắm vào không gian âm nhạc choáng ngợp của Adele. Chiếc tai này không hề gặp bất cứ khó khăn nào mỗi lần đảo nhịp – xuyên suốt bài hát, bạn sẽ có cảm giác đang đứng trong khán phòng với ca sĩ, giữa bạn và Adele không hề có bức tường mang tên “thiết bị âm thanh”. Lý do chính giúp tạo ra trải nghiệm tuyệt vời đó vẫn là dải mid “tiến” tạo ra giọng hát lôi cuốn trên nền piano/dàn dây giàu sức sống.

Hard Rock và Glam Metal vẫn là “sân nhà” của Grado.

Không nằm ngoài dự đoán, chiếc 325e vẫn giữ được thế mạnh truyền thống cho Metal và Rock: âm thanh guitar điện. Âm thanh Hard Rock pha trộn cùng Glam Metal của Guns n' Roses có thể coi là đất diễn hoàn hảo của SR325e: tiếng rythm guitar luôn giữ được nét gai góc đặc trưng, còn tiếng lead thì luôn đanh thép và gọn gàng. Cũng giống như các dải âm khác, âm treb của SR325e vẫn giữ được cái “chất” của thế hệ cũ nhưng lại được “tinh luyện” để trở nên hài hòa hơn.

Nhìn tổng thể thì SR325e vẫn là một chiếc tai nghe có âm thanh hơi thiên sáng nhưng vẫn dày dặn. Chiếc 325 mới cũng đạt được mức độ cân bằng tốt giữa 3 dải âm, nhưng nếu xét về khả năng chuyển từ dải âm này lên dải âm khác một cách mượt mà thì Grado vẫn tiếp tục bị HD650 của Sennheiser vượt mặt. Âm trường cũng là một yếu tố mà Grado tiếp tục tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, dù rằng SR325e không phải là một chiếc tai nghe có âm thanh thuộc dạng ấm áp đến mức hơi chật hẹp như HD598 hay SR60i. Đó cũng không hẳn là một điểm yếu, bởi tính “thân mật” của âm thanh sẽ giúp cho các bản nhạc nhẹ nhàng thêm phần ấm cúng. Với các bản nhạc Jazz có trọng tâm là saxophone hay nhạc Blues có nhiều guitar điện, âm trường của SR325e sẽ là một lợi thế.

Bạn khó có thể tìm được sự kết hợp tuyệt vời hơn Norah Jones và SR325e.

Cũng giống như các sản phẩm Grado khác, SR325e tỏ ra đặc biệt hấp dẫn khi được kết hợp cùng các loại amp sử dụng bóng đèn. Với riêng các thể loại Metal, Rock, Jazz và Blues, chiếc tai nghe này sẽ bộc lộ được đầy đủ nét đẹp khi kết hợp cùng các loại bóng đèn Voshkhods và General Electrics. Chất âm thiên sáng của bóng đèn Voshkhods khi kết hợp cùng SR325e sẽ tạo ra âm thanh guitar gai góc, sắc bén cho Guns n' Roses và Eric Clapton.

Kết luận

Có thể nói rằng, khi ra mắt SR325e, Grado đã làm được một điều tưởng như không thể: lật đổ cái bóng của chính người tiền nhiệm SR325is. Chiếc SR325 đời cũ đã từng lôi cuốn vô số fan Rock tại Việt Nam và cũng từng được coi là chiếc Grado đáng mua nhất bên cạnh RS1i. Khi gia tăng thêm âm bass và cân bằng lại cả 3 dải âm, Grado đã tạo ra một phiên bản SR325 thực sự hoàn thiện, giữ vững vị trí với Rock và Jazz, cùng lúc trở nên tuyệt vời hơn cho các fan của Vocals và Hip-hop.

Điểm yếu cố hữu về Classical và New Age (do âm trường hẹp) vẫn còn đó, song rõ ràng không một chiếc tai nghe nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các thể loại nhạc. Nếu nhu cầu của bạn được chia đều cho các dòng nhạc khác, và đặc biệt nếu như bạn rất yêu thích giọng hát tự nhiên cùng những tiếng guitar điện “có hồn”, SR325e sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất trong tầm giá dưới 8 triệu đồng.

Điểm mạnh:

+ Âm thanh cân bằng, cuốn hút.

+ Không có đối thủ về Rock và Jazz trong tầm giá dưới 10 triệu đồng.

+ Thiết kế chắc chắn, bền bỉ.

Điểm yếu:

– Lọt âm nhiều.

– Thiết kế không đẹp.

Gia Cường

Theo VnReview

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x