Đài Truyền hình Chiết Giang bị lên án vì coi thường mạng sống của nghệ sĩ tham gia
Các chương trình trò chơi châu Á thịnh hành sớm nhất ở Nhật Bản, nhưng sau khi Trung Quốc nhái lại thì bắt chước rất thái quá. Đơn vị sản xuất không đối xử với nghệ sĩ như một con người, dường như là thách thức cực hạn thể lực và có thể gây chết người.
Năm ngoái, Cao Dĩ Tường đã bỗng nhiên đột tử khi đang ghi hình chương trình “Chase me” (đuổi theo tôi) của Đài truyền hình Chiết Giang, Đài truyền hình và tổ chương trình đều bị cư dân mạng công kích là “gây tổn hại đến tính mạng con người”.
Không ngờ, Đài truyền hình Chiết Giang gần đây lại một lần nữa tổ chức một chương trình “liều mạng”, để các nghệ sĩ mặc cổ trang và ngồi trên một chiếc bè trúc, cư dân mạng chỉ trích nhà đài là có “Trí nhớ ngắn”.
Đài truyền hình Chiết Giang gây tổn hại đến sự an toàn của nghệ sĩ
Mới tháng 11 năm ngoái, Cao Dĩ Tường đã tham gia chương trình tạp kỹ “Chase me” của Đài truyền hình Chiết Giang, và không may qua đời đột ngột, hưởng dương 35 tuổi, Đài truyền hình và tổ chương trình đã bị cư dân mạng công kích “gây tổn hại đến tính mạng con người”.
Sự việc qua được nửa năm, Đài truyền hình Chiết Giang lại một lần nữa cuốn vào tranh luận. Gần đây, Quế Lâm, Quảng Tây mưa to, khiến nước sông tăng vọt, đơn vị sản xuất vẫn yêu cầu nghệ sĩ ngồi trên bè trúc để quay phim, cư dân mạng đã chỉ trích là “Trí nhớ ngắn”.
Trang “Tân Lang Ngu Nhạc” (ent.sina) đưa tin, nghệ sĩ piano Lang Lãng và Phạm Thừa Thừa gần đây đã đến Quế Lâm, Quảng Tây để quay “Youth Periplous 2” cho Đài truyền hình Chiết Giang, đơn vị sản xuất đã sắp xếp các nghệ sĩ ngồi trên bè trúc trên sông để tiến hành quay hình.
Người trong cuộc đã tiết lộ, vài ngày trước khi ghi hình, Quế Lâm đã trải qua trận mưa to gió lớn, mực nước đã cao lên tới vạch cảnh báo, không ngờ đơn vị sản xuất vẫn yêu cầu các nghệ sĩ chèo thuyền, phớt lờ tính mạng của con người!
Sau khi biết chuyện, đông đảo cư dân mạng đã nhắc lại chuyện đột tử của Cao Dĩ Tường, lên án Đài truyền hình Chiết Giang, “Hại chết Cao Dĩ Tường còn chưa đủ”; “Đài cố ý giết người”; “Có thể đặt tính mạng của nghệ sĩ lên hàng đầu được không”; “Nhà tôi ở bên sông Ngộ Long, nước dâng cao thực sự rất nguy hiểm, đặc biệt là những chiếc bè trúc được làm sơ sài này”;
“Thật phục tổ chương trình, trí nhớ của Đài Chiết Giang kém quá, nước dâng cao vậy còn chèo bè trúc”; “Mưa lớn như vậy, như thế không nguy hiểm sao? Còn có nhiều dòng chảy ngầm”; “Nhà Đài lại coi thường mạng người, còn không nhớ chuyện của Cao Dĩ Tường năm ngoái hay sao”.
Nhận thấy cư dân mạng mắng chửi không ngừng, Weibo của “Quế Lâm tân tiên sự” đã lộ diện xin thứ lỗi và nói rằng, chương trình này được ghi lại ở Quế Lâm vào ngày 5 và 6 tháng này, nhưng mưa to là vào ngày 7, lên án “cư dân mạng quá dễ bị dắt mũi”; Đơn vị sản xuất “Youth Periplous 2” vẫn chưa có phản hồi.
Các chương trình tạp kỹ khác cũng liên tiếp xảy ra sự cố
Sự việc đáng tiếc xảy ra với Cao Dĩ Tường trong lúc ghi hình cũng không phải là vụ chết người lần đầu của chương trình tạp kỹ thuộc Đài truyền hình Chiết Giang. Vào ngày 19/4/2013, chương trình “Splash!” được ghi hình tại Bể bơi Anh Đông của Trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh, Bành Giai Tuyền – trợ lý của Thích Tiểu Long đã vô tình rơi xuống nước, nhân viên ở hiện trường đông đảo nhưng không một ai phát hiện ra, sau khi vớt lên thì đã quá muộn, vụ việc đã bị các giới chỉ trích. Sau đó, Thích Tiểu Long rời khỏi chương trình, chương trình cũng chỉ sản xuất được 1 mùa.
Trong những năm gần đây, chương trình thi đấu thể thao hoặc thực tế ngoài trời đã phổ biến trong giới điện ảnh và truyền hình Đại lục, các ngôi sao tham gia cũng thường bị thương do các biện pháp bảo vệ hoặc sắp xếp kém của đơn vị sản xuất. Ví dụ, trong “Running Man” mùa 1, Trần Hách phải cõng một bà cô nặng cả trăm kg đi trên tấm thảm, cuối cùng bị trật khớp 4 chỗ; Vương Bảo Cường tham gia “Takes a Real Man”, trong quá trình thách đấu bị Lưu Hạo Nhiên đẩy xuống cầu độc mộc, gãy xương chân phải.
Ngay cả đối với các chương trình không thi đấu, nếu đơn vị sản xuất đòi hỏi quá đáng cũng sẽ xảy ra vấn đề, chẳng hạn như trong “Joyful Comedians”, lúc nam diễn viên Tống Tiểu Bảo đang biểu diễn đã đâm đầu và ngã sấp xuống mặt đất cứng vì đạo cụ của đơn vị sản xuất không đủ cao, thắt lưng chạm đất trước khi chạm trúng đạo cụ, không thể cử động được và phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, suýt nữa thì bại liệt.
Tác hại của văn hóa Đảng
Trên thực tế, những chi tết này đều thể hiện ra tác hại mà văn hóa ĐCSTQ đã gây ra cho người dân Trung Quốc. Văn hóa của ĐCSTQ được thể hiện trong cuộc sống của người dân như giáo dục, văn hóa, điều trị y tế, thể thao, ẩm thực, giải trí…, cho dù là hữu hình hay vô hình thì cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa biến dị này.
Trong phim ảnh và giáo dục, họ đưa những thứ bạo lực đẫm máu của một số liệt sĩ Đảng vào kịch bản và tài liệu giảng dạy. Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ nghe quen tai, lớn lên đều trở thành ‘chiến lang’.
Trong văn hóa, nó đã vứt bỏ “Chân – Thiện – Nhẫn” trong văn hóa truyền thống, tôn sùng “giả – ác – đấu”; Trong y tế, nó sử dụng hầu hết các nguồn lực y tế để phục vụ một số ít quan chức của Đảng Cộng sản, trong khi để phần lớn người dân xếp hàng chờ để được điều trị y tế kém chất lượng.
Trong thể thao, nó không từ thủ đoạn sử dụng thuốc cấm để hủy hoại tuyển thủ, sử dụng các thành tích biểu hiện của vận động viên để phục vụ đất nước; Trong ẩm thực, các nhân viên quan trọng của Đảng được ăn những sản vật đặc biệt, người dân bình thường thì chỉ có thể ăn các sản phẩm kém chất lượng.
Trong giải trí, họ khống chế truyền thông, phim ảnh và truyền hình, Internet… khiến người dân chỉ có thể nghe những điều mà họ muốn cho nghe, nhìn những thứ mà họ muốn cho nhìn, không cho người dân có một chút không gian nào để suy nghĩ độc lập.
Minh Huy (Theo Secretchina)