Cứu trợ mùa bão lũ, sao cứ phải là mì tôm?

09/11/17, 09:50 Đọc & Suy ngẫm

“Cứu trợ mùa bão lũ, sao cứ phải mì tôm?”, một câu hỏi tuy đơn giản nhưng nhức nhối, bởi nó là bài toán hóc búa liên quan đến một vấn đề vốn mang tính nhân văn nhưng lại sắp trở thành vấn nạn của xã hội: Làm từ thiện.

Làm từ thiện, chúng ta phải làm sao cho phù hợp mà thiết thực, không thể chỉ làm cho có phong trào. (Ảnh: Voatiengviet)
Làm từ thiện, chúng ta phải làm sao cho phù hợp mà thiết thực, không thể chỉ làm cho có phong trào. (Ảnh: Voatiengviet)

Cơn bão số 12 tàn phá mạnh nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Sau bão là lũ lụt, hàng nghìn người dân Trung bộ, Nam Trung bộ lâm vào cảnh mất nhà, trắng tay. Theo thống kê mới nhất, đã có 90 người chết, 18 nạn nhân mất tích, 25.000 ngôi nhà tốc mái, hàng nghìn ha lúa, hoa màu ngập trong nước, hàng nghìn lồng bè nuôi trồng hải sản mất trắng trong cơn bão số 12 và lũ lụt ở các tỉnh miền Trung.

Mùa mưa lũ đến, một trong những điệp khúc được các quan chức nhà nước lặp đi lặp lại đó là kiên quyết không để người dân nào phải đói. Thế nhưng cách thức cứu đói, nhất là hàng cứu đói cần phải xem lại. Bởi lẽ quanh đi quẩn lại cũng chỉ thấy mì tôm và mì tôm.

Mười năm, hai mươi năm về trước cũng thế, bây giờ cũng chẳng khá hơn. Tại sao không có những thứ lương khô khác, mà quẩn quanh chỉ có mì tôm, mì gà. Có người cho là mì tôm tiện lợi, lại nhẹ nhàng dễ vận chuyển. Đồng ý nhẹ nhưng lại cồng kềnh. Còn tiện lợi ư? Nói tiếng là “mì ăn liền” nhưng có ăn liền được đâu, trừ phi là nhai sống. Vì giữa những vùng bị bão lụt cô lập, lấy đâu ra điện nước, mà giá như có điện nước đi nữa thì còn bếp, nồi, rồi chén đũa, v.v.

Nhìn hình ảnh những đứa trẻ hốc hác chia nhau gói mì tôm và ăn sống, mới thấy hết được cái bất cập của hàng cứu trợ. Nhìn những lô hàng mì tôm khổng lồ mà ngán. Háo hức nhận hàng cứu trợ, nhưng khi mở ra thấy toàn mì tôm, nhiều người chẳng còn ham nữa!

Vậy tại sao không sản xuất những thực phẩm hay lương khô khác và dự trữ trước mùa mưa bão, những thứ có thể ăn được liền và có giá trị dinh dưỡng đảm bảo hơn, mà không cần nấu nướng. Đã qua gần hết thập niên đầu của thế kỉ 21 rồi nhưng cung cách cứu đói và hàng cứu đói cho nạn nhân vẫn không cải tiến được chút nào.

Những bất cập về hàng cứu trợ có lẽ cần được chia sẻ từ những người trong cuộc, những người mỗi năm phải chịu cảnh sống chung với lũ. Họ cần gì? Mong muốn gì? Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách thiết thực hơn, chứ không phải chỉ chạy theo phong trào rồi kết quả chẳng đến đâu.

Dưới đây là chia sẻ của một Facebooker, một người lớn lên từ trong bão lũ, để thấy rằng, chúng ta phải làm từ thiện sao cho đúng nghĩa từ thiện.

Xin trích lại toàn bộ bài viết về quan điểm làm từ thiện trên trang cá nhân của Facebooker Huệ Thi.

-***-

Tôi sinh ra tại Đại Lộc – Quảng Nam. Nơi mà hàng năm có ít nhất 1 trận bão hoặc cơn lũ, dân quê tôi luôn ở trạng thái sẵn sàng ứng phó và chuẩn bị, đó cũng là lý do sao mà nhà cửa ở đây hầu như có gác hoặc xây kiên cố dù gia cảnh nhiều người còn khó khăn. Lũ về thì mùa màng năm sau mới được phù sa bồi đắp tốt chứ không hẳn tiêu cực hoang tàn.

Trời chuyển mưa dân quê đã biết dự đoán có lũ về hay không, tất nhiên lũ to nhỏ còn do thiên nhiên, nhưng vẫn chủ động chuẩn bị gạo, mắm,… đủ chống đói trong thời gian cả tuần.

Mỗi lần lũ quét, đài báo thiệt hại hàng tỷ, cứu trợ hàng tỷ này tỷ nọ… nhưng đến tay dân cũng không có gì nhiều hơn mì tôm, gạo (có khi gạo mốc), nước mắm hoá chất… Năm 1999 trận lũ lịch sử, tôi đi nhận gạo 1 lần bị gạo mốc, lần thứ 2 nhận được 1,5 gói mì tôm vì lý do nhà 3 khẩu, mỗi người nửa gói!

Tôi luôn tự hỏi: Sao ai cũng đi cứu trợ bằng mì tôm? Hay làm cho có phong trào?

Như làng tôi ở nước chỉ ngâm thôi, đường bê tông hoá không có gì phải gọi là thiệt hại. Lũ ngâm có 1-2 ngày là bình thường. Khổ nhất của lũ là dọn nhà khiêng đồ và dọn bùn non! Thường mất mát lớn nhất và thiệt hại sau lũ là hoa màu, vật nuôi và ô nhiễm môi trường (trừ những trường hợp chết người lũ cuốn thì mình không kể đến là thiệt hại hay mất mát).

Làm gì đến nỗi bà con làng tôi đói mà phát mì tôm? Sao không xác định được ai hay khoanh vùng nào đang đói, ai đang cần thực phẩm cứu đói khẩn? Cũng giá trị tương đương thùng mì tôm thì sao không quy đổi các vật dụng hay nhu yếu phẩm khác phù hợp từng khu vực (nơi bị quét nặng hãy cho thực phẩm mì, gạo, dầu, nơi chỉ bị ngâm thì nên cho giống…)

Lũ rút xong các xe từ thiện mì tôm về phát. Và hài hước hơn như hôm nay xem hình từ quê gửi lên là mỗi nhà 1 thùng mì tôm kèm 1 ổ bánh mì! Mà làng tôi rõ ràng không bị cô lập hay đói, sao không dành những phần quà này đến những vùng cần khẩn cấp hơn, các vùng họ thật sự bị mưa đói những ngày qua và đang ngóng chờ?

Trẻ em nhai mì tôm sống ngay sau khi nhận hàng cứu trợ. (Ảnh: Tienphong)
Trẻ em nhai mì tôm sống ngay sau khi nhận hàng cứu trợ. (Ảnh: Tienphong)

Từ thiện là tốt, tương trợ là tốt nhưng mảng tối sau lưng đó là gì? Làm cho khoẻ cho nhanh mà được tiếng đùm bọc nên cứ mua mì tôm, không cần biết chỗ đó có nhất thiết phải cứu trợ không? Họ có cần không? Xin đừng phát đại trà. Hãy để dành những phần quà tới tay những hoàn cảnh thật sự khó khăn. Cứu đúng nơi và đúng người, đúng việc!

Một số mong muốn thiết thực của người dân sau bão lũ nếu có thể ngoài mì tôm:

  1. Tập trung cho các vùng lũ mỗi huyện vài xe phun nước rửa đường. Thông thoáng đường xá cho con trẻ đến trường.
  2. Dồn tiền tặng mỗi xã vùng lũ vài máy phát điện, cho dân dùng liên lạc thông tin khi nước rút, đặt mỗi cụm 1 máy cho bà con dùng trong khi chờ điện cao thế.
  3. Cho mỗi gia đình vùng lũ vài chục thùng nước sạch (loại 20 lít) dùng nấu và uống trong khi chờ khơi trong giếng. Ví như 1 thùng mì thì nên cho 4 thùng nước 20 lít (tương đương nhau, mỗi thùng nước chỉ 10 ngàn).
  4. Cho mỗi hộ đèn sạc dự phòng cho đêm hôm mất điện. Một cái đèn sạc khoảng tương đương 2-3 thùng mì tôm. Những mạnh thường quân nhỏ lẻ vẫn có thể mua vì kinh phí không quá cao.
  5. Nếu có thể cho tiền mặt để dân tự mua thứ họ cần (ít nhiều tuỳ lòng), giúp các gia đình neo đơn, hộ nghèo trong làng. Không nên phát đại trà, ai cũng có phần cho vui.
  6. Cho mỗi làng cái ghe nhôm để cứu hộ, cho phao và áo phao, cho tủ thuốc y tế… Mỗi áo phao bằng 2 thùng mì, hoặc 1 tủ thuốc, túi thuốc bằng 1 thùng mì… Cho mỗi nhà vài đôi ủng đi cho khỏi lở loét nước ăn chân, thuốc y tế thường cần là tiêu chảy, băng cá nhân, thuốc sát trùng, dầu, thuốc trị nấm viêm da (quy đổi các loại thuốc này bằng 1 thùng mì tôm mỗi phần).
  7. Cho mỗi trường học 1 máy bơm công suất lớn hoặc 1 máy phát điện cho thầy cô đỡ vất vả quét dọn bùn non khi nước rút.
  8. Hay như cho các phiếu khám sức khoẻ người già, thuốc bổ và điều trị theo dõi miễn phí cho trẻ em và người già tại vùng ngập lụt.
  9. Có chế độ hỗ trợ đặc biệt cho gia đình người chết, hỗ trợ con em họ đến trường hoặc nuôi đủ 18 tuổi. Lo cho người ở lại, hỗ trợ mai táng kịp thời.
  10. Hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về giống và vật nuôi, tái đàn hoặc cho vốn ban đầu…

Bao nhiêu thứ không làm sao các đoàn cứ chạy xe ầm ầm về làng, nhà nhà vui vẻ nhận thùng mì tôm trong khi không bị đói, nhưng vì cho thì dân họ nhận. Có thật sự đùm bọc gì không hay người dân nhận vô tình làm bình phong cho các đoàn từ thiện có cớ giải ngân?

Có nhiều thứ để tặng để biếu để hỗ trợ, cớ sao cứ là mì tôm? Cớ sao cứ là nước mắm? Những nhu yếu phẩm này dân họ mua trữ trong nhà rồi ạ! Mỗi đoàn có nguồn quỹ to nhỏ khác nhau, nhiều cho kiểu nhiều, ít cho kiểu ít nhưng nên phù hợp.

Mong các tấm lòng hảo tâm khi đi làm từ thiện hãy mang giá trị trao đúng nơi, đúng người và đúng hoàn cảnh, lúc đó xã hội mới được cứu rỗi. Đừng làm vì hình ảnh, vì sự hô hào mà hãy vì mỗi hoàn cảnh cần giúp đỡ thật sự mà chia sẻ và hỗ trợ phù hợp.

Đã vượt đường sá xa xôi đến giúp dân, thì hãy giúp đúng người, đúng việc để những tấm lòng và món quà trao đi thật sự ý nghĩa.

Rất mong các anh chị bạn bè khi làm từ thiện hãy tìm hiểu thực trạng và mong muốn của dân vùng lũ. Được quan tâm ai cũng quý, trân trọng lắm, cũng ấm lòng nhưng được hỗ trợ đúng nhu cầu thì sẽ tốt hơn biết nhường nào.

Theo FB Huệ Thi

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x