Cướp biển không chôn giấu kho báu như mọi người nghĩ đâu!
Trong phim Cướp biển vùng Caribê hay truyện Đảo kho báu thường nói rằng cướp biển chôn giấu kho báu sau khi cướp bóc, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều không nghĩ vậy.
Thay vào đó những nhà nghiên cứu cho rằng, “cướp biển chôn giấu kho báu” chỉ là một suy nghĩ phiến diện và có phần sai lầm xuất phát từ văn hóa dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo ông Evan Andrews, sử gia kênh History, trong thực tế hầu hết những tên cướp biển đều tiêu pha chiến lợi phẩm mà mình đánh cắp vào rượu và phụ nữ.
Mặc dù có một số tên cướp biển đầu tiên được đề cập đến trong các ghi chép đã tạm thời chôn cất kho báu của mình, nhưng hành động đó chỉ nhằm mục đích bảo vệ số tài sản này.
Điển hình như vào năm 1573, Francis Drake đã đột kích một chuyến tàu của Tây Ban Nha và đánh cắp vài tấn vàng bạc. Do lo sợ số tiền bị lấy cắp, y đã chôn nó ngoài vùng bờ biển Panama, và thậm chí còn cho binh lính ngày đêm canh gác tại chỗ.
Nhưng theo sử gia Andrews, ngay sau đó y đã quay lại và lấy số chiến lợi phẩm đó đi.
Một tên cướp biển khác, người được cho là đã chôn cất hàng triệu đôla tiền xu và trang sức là thuyền trưởng William Kidd.
Đây là sự thật, nhưng mục đích chính của hành động này là nhằm thoát khỏi sự vây bắt của cảnh sát Boston.
Kế hoạch của thuyền trưởng Kidd chính là né tránh cảnh sát và sau đó quay trở lại để lấy đi chiến lợi phẩm của mình.
Tuy nhiên, điều không may đã xảy ra với Kidd khi cảnh sát đã bắt được y và gửi y trở lại London để thi hành án tử. Cuối cùng, cảnh sát đã tìm đến nơi cất giữ kho báu và tịch thu.
Theo tờ ThoughtCo, thông thường những thứ cướp biển lấy của du khách không phải là vàng hay bạc mà chỉ đánh cắp vài thứ cần thiết như thực phẩm, đường, gỗ và vải. Tất nhiên còn có cả những chai rượu và cướp biển uống chúng rất nhanh.
Hầu hết những thứ này sẽ bị hỏng nếu bị chôn xuống đất. Cho nên những tên cướp biển đã dùng ngay các chiến lợi phẩm vừa cướp được từ thủy thủ và thương gia trên tàu.
Theo Minster (các nhà thờ lớn), các tên cướp biển cũng nổi tiếng với việc cướp bóc nô lệ.
Thông thường những người nô lệ sẽ đi cùng với thủy thủ trong suốt cuộc hành trình và sau đó họ sẽ bị bán đi khi chuyến tàu cập cảng. Và cướp biển cũng sử dụng nô lệ theo cách tương tự. Khi này người nô lệ sẽ được dùng vào các hoạt động trên chuyến tàu cướp biển. Vào thời điểm con tàu đến được một thị trường lý tưởng, người nô lệ sẽ bị bán đi hoặc trao đổi với hàng hóa có giá trị.
Các ý tưởng cho rằng cướp biển đã chôn cất kho báu của mình, phần lớn bắt nguồn từ những quyển tiểu thuyết như “Đảo kho báu” (Treasure Island) của nhà văn Robert Louis Stevenson năm 1883.
Nhà sử gia Andrews nói rằng: Tiểu thuyết “Đảo giấu vàng” đã cho ra đời và phổ biến khái niệm kho báu bị chôn vùi với vị trí được đánh ký hiệu “X”. Nhưng thực chất tác phẩm hư cấu này chỉ là một loại tiểu thuyết giải trí.
Mặc dù đa số mọi người đều chấp nhận thực tế là không có hàng triệu đô la từ những chiến lợi phẩm được cướp biển chôn giấu tại các bãi biển trên toàn thế giới, nhưng vẫn có một số câu chuyện cung cấp các manh mối thú vị và thu hút. Chúng chứa đựng sự thật nho nhỏ.
Một ví dụ điển hình cho điều này chính là câu chuyện về kho báu Lima. Nội dung câu chuyện kể về thuyền trưởng Anh tên là William Thompson đã tìm thấy vàng, bạc và đồ trang sức Tây Ban Nha được chôn trên bãi biển Đảo Coco ở Costa Rica. Kho Báu này được đồn đại có giá trị khoảng 200 triệu USD ngày nay. Tuy nhiên cho đến nay chưa ai có thể tìm thấy nó.
Và dù cho mọi người có tin hay không việc cướp biển chôn cất kho báu, thì sự hoạt động của những tên cướp biển cũng đang có xu hướng quay trở lại.
Theo kênh CNBC, hàng năm vẫn có hàng trăm vụ tấn công tàu thuyền do cướp biển thực hiện được báo cáo với cơ quan chức năng. Sự trở lại này dường như bắt đầu với hàng loạt các sự kiện hàng hải Maersk Alabama xảy ra ở ngoài khơi bờ biển châu Phi vào năm 2009.
Hiện tại những tên cướp biển hiện đại đã tham gia vào các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc, cũng như cướp bóc những vật phẩm có giá trị.
Trong số đó Châu Á dẫn đầu với báo cáo có đến 125 trường hợp vi phạm luật biển trong năm 2016. Tuy nhiên, châu Phi vẫn là lục địa béo bở mà bọn hải tặc lựa chọn.
Lý do có thể là vì 90% các cuộc vận chuyển thương mại ở Châu Phi diễn ra tại một số điểm nhất định nằm trên tuyến đường thủy của châu lục này. Điều đó đã làm cho các tàu chở hàng châu phi trở thành miếng mồi ngon cho bọn cướp biển.
>>> Thời xưa không có máy điều hòa thì làm cách nào để tránh nóng?
>>> Loài chó đã làm gì Nỗ Nhĩ Cáp Xích mà người Mãn không bao giờ ăn thịt chó?
Tú Văn, theo TVN