Cuộc sống thương tâm của những đứa trẻ tị nạn

29/09/15, 09:30 Cuộc sống

Chiến tranh là điều không ai mong muốn, bởi chiến tranh đồng nghĩa với đau thương và chết chóc. Rất nhiều đứa trẻ phải sống cuộc sống lang bạt khi buộc phải rời bỏ đất nước để đến Châu Âu tị nạn. Chúng phải ngủ ở lề đường, trên các vỉa hè hoặc trong rừng.

2-c8200

Ahmad, 7 tuổi đang nằm ngủ trên mặt đường khu vực biên giới Hungary-Áo. Nhà em tại Idlib bị bom tấn công, đứa em trai của Ahmad đã không may mắn thiệt mạng, bản thân em cũng bị chấn thương đầu do mảnh vụn gây ra. Mỗi ngày đứa bé 7 tuổi phải ngủ ở các trạm xe buýt, trên lề đường và trong các khu rừng.

Cuộc nội chiến Syria đã sang đến năm thứ 4, kể từ ngày chiến dịch “Mùa xuân Ả Rập” nổ ra với mục đích lật đổ chế độ độc tài tại các nước Trung Đông. Hàng triệu người đã phải rời bỏ quê nhà, rời bỏ mưa bom bão đạn để tìm một chốn bình yên ở vùng đất mới tại Châu Âu. Trong số hơn 4 triệu người đó, có rất nhiều trẻ em cùng cha mẹ dấn thân vào hành trình nguy hiểm.

Các em có lẽ chưa biết đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng chắc chắn những đứa trẻ sẽ nhớ những ngày tháng sống lang thang vạ vật xứ người, sự ám ảnh của chiến tranh bạo lực, cái chết của người thân ngay trước mắt chúng. Mỗi đêm, thỉnh thoảng chúng lại giật mình thon thót, có đứa òa khóc lạ nước lạ cái hoặc do những kí ức kinh hoàng bỗng nhiên quay trở lại.

1-c8200

Abdul Karim, 17 tuổi, đang say ngủ tại quảng trường Omonoia, thủ đô Athens, Hi lạp. Không một xu dính túi, chàng trai 17 tuổi chỉ có thể mỗi ngày năn nỉ đi mượn điện thoại gọi về cho người mẹ tại quê nhà Syria, để nói rằng cậu vẫn ổn và xin bà đừng lo lắng. Giờ đây, Abdul chỉ nhớ chiếc giường quen thuộc và một cái ôm từ cô em gái.

3-c8200

Abdullah, 5 tuổi, đang nằm trên chiếc đệm cũ kỹ phía ngoài ga trung tâm ở Belgrade. Bị ám ảnh sau khi chứng kiến cái chết của chị gái tại căn nhà ở Daraa, cộng thêm chứng bệnh về máu hành hạ, cuộc hành trình vốn đã gian nan của Abdullah lại càng thêm vất vả.

4-c8200

Vài năm qua, đêm nào hai chị em Ralia và Rahaf, 7 tuổi và 13 tuổi cũng phải ngủ bên vệ đường cùng người cha của mình. Một quả lựu đạn đã giết chết mẹ và em trai các em tại quê nhà Damascus.

5-c8200

Giấc ngủ bình yên của Ahmed, 6 tuổi trên thảm cỏ tại Horgos, Serbia sau chuyến đi dài mệt mỏi. Giờ Ahmed được chăm sóc bởi người chú của em sau khi cha em bị giết chết ở Deir ez-Zor, Syria.

6-c8200

Gulistan nói rằng em rất nhớ chiếc gối của mình ở Kobane. Giờ đây đang sống yên bình ở Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ rồi nhưng em vẫn không thể ngủ ngon mỗi đêm do những cơn ác mộng mang theo ký ức kinh hoàng ùa về.

7-c8200

Esra, Esma và Sidra đang cuộn mình trong chăn bên cạnh người mẹ. Cả 4 mẹ con đang sinh sống tại Majdal Anjar, Lebanon. Mỗi đêm gia đình gốc Syria đều mơ về một ngày người cha, người chồng của họ sẽ trở về. Người đàn ông duy nhất trong gia đình đã mất tích sau khi bị bắt cóc ở quê nhà.

8-c8200

Sham chỉ mới 1 tuổi thôi. Em và mẹ chỉ mới tới lãnh thổ Châu Âu được ít ngày sau khi biên giới giữa Áo và Serbia được khai không trong tuần vừa rồi.

9-c8200

Vốn là một đứa trẻ yêu hội họa nhưng giờ đây, các bức tranh của Shehd, 7 tuổi chỉ toàn là súng đạn, vũ khí sau khi chứng kiến nhiều cảnh bạo lực trong cuộc nội chiến ở Syria. Cả gia đình em hiện đang rất khó khăn vì cạn kiệt lương thực.

10-c8200

Moyad, 5 tuổi mỗi đêm phải ngủ một mình trong bệnh viện tại Amman, Jordan với nhiều vết thương trên lưng, đầu và vùng xương chậu. Trong lúc em và mẹ cùng đi mua sắm ở Syria, một quả bom được đặt từ trước đã phát nổ, cướp đi sinh mạng người mẹ thân yêu của Moyad.

11-c8200

Đã 20 tháng tuổi rồi nhưng bé Amir chỉ biết cười, em không thể nói một lời nào. Mẹ em nói rằng em đã bị chấn thương khi còn ở trong bụng mẹ.

12-c8200

Fatima là một trong số những đứa trẻ may mắn đã được hưởng cuộc sống bình yên tại Thụy Điển. Thế nhưng em bị ám ảnh nặng nề bởi những kí ức đáng sợ trong hành trình tới vùng đất mới khi phải chứng kiến mẹ mình hạ sinh đứa em ngay trên thuyền cao su, rồi đứa bé còn đỏ hỏn đã bị vứt đi không thương tiếc trước mặt cô bé 9 tuổi.

14-c8200

Shiraz đã phải trải qua một cơn sốt nặng khi mới 3 tháng tuổi, sau đó em được chẩn đoán bị mắc bệnh viêm tủy. Bây giờ khi đã 9 tuổi, mỗi đêm cô bé đều ngủ trong chiếc cũi bằng gỗ tại một trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ. Cha mẹ em đang rất khó khăn và không thể chi trả thuốc thang cho Shiraz lâu hơn nữa.

15-c8200

Iman, 2 tuổi, đang nằm trên giường bệnh tại Jordan. Em mắc chứng viêm phổi và nhiễm trùng vùng ngực. Mẹ của em, Olah, 19 tuổi nói rằng Iman từng là một cô bé vui vẻ và rất thích nghịch cát. Nhưng giờ cô bé chỉ biết ngủ từ sáng đến khuya mà thôi.

16-c8200

Fara, 2 tuổi đang nép mình dưới tấm chăn mỏng tại Azraq, Jordan. Vốn hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt, ước mơ của Fara chỉ là một ngày nào đó, em tỉnh dậy và có một trái bóng bên cạnh. Thế là được.

17-c8200

Tamam, 5 tuổi, có thể ghi nhớ từng khoảnh khắc của cuộc không kích tại quê nhà Homs trong quá khứ. Đến tận bây giờ, sau 2 năm rời khỏi quê hương, cha mẹ Tamam vẫn phải kiên trì dỗ dành, giải thích cho con gái rằng chiếc gối em đang nằm kia không phải một vật có thể gây nguy hiểm.

18-c8200

Julianna, 2 tuổi cùng gia đình vừa trải qua hành trình 2 ngày vượt qua biên giới Serbia tiến vào các nước Tây Âu. Cô bé thường ngủ vào ban ngày để đến đêm còn có sức tiếp tục phiêu lưu đến miền đất hứa.

19-c8200

Maram từng bị trần nhà rơi vào đầu khi một quả rocket tấn công vào nhà của em. Cô bé 8 tuổi phải trải qua 11 ngày hôn mê sâu, bị chấn thương đầu và xuất huyết não. Khi đã tỉnh lại từ cơn hôn mê, Maram lại không thể nói được vì bị vỡ xương hàm.

20-c8200

Mohammed có một ước mơ trở thành kiến trúc sư trong tương lai. Nằm trên chiếc giường mới tại Nizip, Thổ Nhĩ Kỳ, cậu bé 13 tuổi đang mơ mộng về một ngày mới tốt đẹp hơn.

21-c8200

Walaa, 5 tuổi cũng mắc chứng sợ gối do ám ảnh về một cuộc tấn công xảy ra trong lúc em đang ngủ tại quê nhà Aleppo.

22-c8200

Lamar, 5 tuổi, gốc Baghdad đang say ngủ trong khu rừng tại Horgos, Serbia. Một quả bom đã rơi vào nhà em khi cả gia đình đang đi mua thức ăn. Em và bố mẹ đã lên thuyền cao su, vượt qua Địa Trung Hải và thành công tới được biên giới Hungary.

Theo Kênh 14

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x