Cuộc đời nghệ nhân thêu sau khi đắc Đại Pháp: Tranh của tôi giờ đã có tâm hơn
Người ta vẫn thường nói, cuộc đời là một chuyến lữ hành, trên mỗi bước đi, chúng ta dường như vẫn đang tìm kiếm ý nghĩa chân thực của nhân sinh, tìm kiếm con đường chân chính để trở về…
Nhân sinh quan đối với rất nhiều người là điều thật mơ hồ và mênh mông. Đôi lúc con người chỉ còn biết quay cuồng với nhịp sống hối hả của thời đại mà không có thời gian để suy nghĩ về những giá trị thực và bền vững trong cuộc sống này là gì. Dòng đời lặng lẽ trôi, con người vẫn cứ mơ hồ như những kẻ mộng du lãng tử, vô định.
Và rồi, trong dòng chảy cuộc đời vốn được coi là thùng thuốc nhuộm ấy, biết bao người đã đánh mất đi cái bản tính lương thiện tiên thiên, chìm đắm vào những thú vui hiện đại vốn mang đầy bao lực, tranh đấu, lòng người cũng theo đó trở nên hung hiểm hơn, nhỏ nhen hơn, ích kỷ hơn.
Thế nhưng, thẳm sâu trong sinh mệnh mỗi người, vẫn đau đáu một khát khao tìm về với chân lý và ý nghĩa nhân sinh vốn có của đời người. Câu chuyện về người phụ nữ trẻ dưới đây, như một điều kỳ diệu trong cuộc sống, khiến cho chúng ta thêm tin tưởng rằng, trở về với thiện lành, không bao giờ là con đường sai lạc.
*****
Sinh ra và lớn lên tại cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng), vùng đất yên bình với những cánh rừng xanh bạt ngàn. Những tưởng cuộc đời của chị cũng sẽ trôi qua êm đềm như thế. Nhưng sống trong một xã hội đầy rẫy thị phi này, bao nhiêu va chạm, ganh đua khiến tâm của chị không mấy khi được an ổn.
Cho đến khi chị tìm thấy được con đường chân chính của cuộc đời mình, chị mới hiểu ra, vì sao bao nhiêu năm qua, dù chị có đi chùa, cúng bái, lễ lạy cũng không thể giải được những nghi vấn lớn luôn đè nặng trong lòng…
Đó là câu chuyện của chị Hường, 38 tuổi, một nghệ nhân thêu, cũng là một người hữu duyên với Phật Pháp và đã có những trải nghiệm thần kỳ trong quá trình tu luyện.
Tìm được Phật Pháp chân chính và những trải nghiệm thần kỳ
Chị Hường chia sẻ, bản thân chị trước đó vốn là một Phật tử tu Tịnh độ, rất thường xuyên đi lễ chùa, hành hương, tu thiền. Hễ cứ nghe nói ở đâu có những ngôi chùa linh thiêng chị đều tới đó để bái lạy, thậm chí đã từng sang tới Singapore lạy Phật.
Tuy nhiên, trong thâm tâm, chị vẫn cảm thấy có điều gì đó chưa được như ý, chị muốn tìm điều gì đó thiêng liêng hơn, bởi những việc làm hiện tại vẫn không thể giúp chị an lạc được.
Chị nói: “Mình từng đi chùa, ngồi thiền rất nhiều, nhưng mỗi khi đụng chuyện thì vẫn đâu vào đó, không sửa đổi tâm tính được. Mình cũng thường mua sách chuyện cổ Phật giáo, khí công tặng cho người ta”.
Chị kể rằng, có một hôm bố chị đang đi xe thì gặp một người quen, chú ấy đã giới thiệu cuốn sách chữa bệnh khỏe người cho bố chị, còn nói rằng đọc là khỏi bệnh luôn. Bố chị cũng thường xuyên bị bệnh, nên vừa về là bảo chị đi xin cuốn sách đó liền.
Khi chị đến gặp chú ấy, chị cũng được chú giới thiệu về môn tu này, nhưng chị chỉ nghĩ sẽ mang về cho bố đọc thôi chứ bản thân chị đang tu Tịnh độ và thiền năng lượng sinh học rồi, nên thôi không học gì thêm nữa. Mang về thì bố bảo đọc 2 trang là chóng mặt rồi nên không đọc nữa.
Một lần, có người cô ngoài Bắc vào ăn đám cưới nên cho cô mượn đọc, cũng nói với cô rằng cuốn sách này có khả năng chữa bệnh khỏe người rất hay. Thế rồi cô mang về đọc, 1 tháng sau cô gọi điện lại nói sách này hay lắm, cháu nên đọc đi, cô đọc chân cô cũng hết đau rồi, mắt cô mờ mà giờ cũng rõ hơn rất nhiều, người ăn trộm còn mang đồ đến trả, một số người thì khen bữa nay cô đẹp lên…
Nghe thấy hay nên chị cũng gọi chú mang sách xuống và hướng dẫn cho mọi người học, hôm đó cũng có thêm vợ chồng người dì lên học cùng, thế là chị bắt đầu học từ ngày đó.
Ở nhà, mẹ của chị tu luyện thì đã khỏi rất nhiều bệnh, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thần kinh tọa… Ngày xưa mẹ chị bệnh rất nặng, phải thường xuyên đi khám và uống rất nhiều thuốc. Từ khi học môn này là hoàn toàn không phải uống thuốc nữa, còn các loại bệnh khác, đi khám bác sĩ nói khỏi luôn rồi.
Chị kể: “Ở gần nhà chị cũng có một bác gái lớn tuổi rồi, năm nay đã gần 80, mà mắc rất nhiều bệnh, đi khám lúc nào bác sĩ cũng nói phải mổ gấp, nhưng nhà lại khó khăn nên thôi. Thế nhưng, khi bác tu luyện theo cuốn sách này thì mọi bệnh tật đều khỏi hết.
Con gái của bác lúc đầu rất phản đối, cô ấy cũng bị khối u, hạch quanh cổ giống bố, người bố đã mất vì bệnh. Lúc đó, bác sĩ nói không thể chữa được nữa, về muốn ăn gì thì ăn, nhưng chị ấy về học môn này được 1 tháng thì khỏi bệnh luôn”.
Bản thân chị vốn không có bệnh gì cả, lúc đầu đọc sách là vì tò mò xem trong đó viết những gì mà thần kỳ đến vậy. Thế nhưng càng đọc, chị càng thấy được sự vi diệu của cuốn sách, nó đã khai mở hết thảy những điều bí ẩn cũng như những thắc mắc mà từ lâu chị vẫn chưa thể lý giải được.
Trong quá trình tu luyện, chị cũng đã khai mở được con mắt thứ 3 (thiên mục) và nhìn thấy được nhiều thứ trong không gian khác. Chị kể, khi đọc cuốn sách, chị bắt đầu nhìn thấy các tinh cầu như những quả bóng màu xanh bay lên, và thấy các không gian trong vũ trụ.
Mỗi khi chị đọc sách thì hay thấy chữ màu tím, màu xanh, có lúc lại thấy hiện chữ hoa, có lúc thì thấy các hàng chữ nổi lên. Cũng có hôm đang nằm nghỉ thì thấy có những vòng xoay chữ vạn màu vàng kim rất sáng, và nhiều bong bóng bên trong có hình chữ Vạn lung linh từ khuỷu tay trở lên. Cảnh tượng ấy rất đẹp đến mức chị không thể quên được.
Trong một lần đi chơi thác Đambri, chị chụp hình xong, về xem ảnh thì thấy có những quầng sáng màu trắng phía trên đỉnh đầu.
Cuốn sách vô giá có khả năng khiến một người trở thành người tốt
Hẳn mọi người đang thắc mắc, đó là quyển sách gì mà lại có khả năng thần kỳ đến vậy? Chính là quyển sách Chuyển Pháp Luân, được rất nhiều người ví như một “Thiên cổ kỳ thư”, xưa nay chưa từng có.
Sách Chuyển Pháp Luân là cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp được xuất bản vào năm 1996, đã từng là quyển sách bán chạy nhất tại Trung Quốc, và đứng thứ 14 trong bảng danh sách 100 đầu sách phổ biến nhất tại Úc. Quyển sách không chỉ trình bày đơn thuần các khái niệm về khí công và tu luyện. Xuyên suốt qua 9 bài giảng là các nguyên lý sâu rộng, vén mở những ẩn đố của nhân loại và khoa học. Quyển sách đem lại cho người đọc những cái nhìn mới về không gian vũ trụ, vật lý, nhân thể học, nguồn gốc của sinh mệnh, nghiệp bệnh, ý niệm và năng lượng…
Quyển sách đã thay đổi “thế giới quan” của hơn 100 triệu người trên thế giới. Nhiều người nói rằng sau khi đọc quyển sách đã giúp họ thay đổi thành một con người mới. Họ đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, trở nên tốt hơn, vị tha và “luôn nghĩ đến người khác trước”.
Và bản thân chị chính là một ví dụ điển hình. Chị kể, trước khi bước vào tu luyện Đại Pháp, chị đã từng có gia đình, nhưng vì khi đó không thể nhẫn nại, nên đã khiến cho cuộc hôn nhân đổ vỡ. Chị nói: “Nếu biết đến Đại Pháp sớm có lẽ mình đã không ly dị, cũng chỉ vì lúc đó không nhẫn được. Mặc dù khi ấy mình đi chùa, đi từ thiện rất nhiều. Nhưng cuối cùng tâm tính vẫn đâu vào đấy, khi đụng chuyện tâm vẫn nổi lên, chưa tốt được”.
Người ta vẫn thường nói rằng, chiến thắng thiên binh vạn mã không bằng thắng chính mình. Có thể kiểm soát được bản thân là một điều rất khó khăn, bởi mỗi khi mâu thuẫn nảy sinh nó thường khiến cho tâm can con người trở nên xáo động. Mỗi lần như thế, chị thường lấy Pháp để ước chế chính mình, lấy tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” làm quy tắc hành xử cho mình.
Chị kể rằng, khi chị mở tiệm tranh thêu, khách rất đông, còn tiệm bên cạnh rất ít khách. Đến khi chị đi công việc nhiều, về nhà thì khách lại sang tiệm bên kia, bên chị còn lại rất ít. Khi ấy tự dưng trong lòng chị thấy buồn, khó chịu, tâm đố kỵ nổi lên.
Nhưng ngay khi cái tâm đó vừa nổi lên, chị liền nhận ra đó là cái tâm không tốt, và quyết định sẽ thay đổi. Chị coi họ như người nhà và từ bi với họ hơn. Mỗi khi đi công việc ở xa chị lại gọi điện hỏi xem họ có cần mua gì giúp không. Chị nói rằng khi mình thành tâm giúp họ và yêu thương họ thật sự thì không còn tâm tật đố nữa.
Chị chia sẻ: “Trước đây, chị vẫn nghĩ mình hiền như cục đất và thật thà như đếm. Cho đến lúc tu luyện Chân Thiện Nhẫn chị mới biết chị sai. Ví dụ như chị luôn muốn người khác làm theo ý mình, nếu không là chị nổi nóng. Đó là cái tâm muốn chuyển hóa người khác, như thế là xấu rồi. Khi nghĩ đến lời Sư phụ giảng và hướng nội lại thì chị nhận ra cái tâm ấy, nên sẽ không nóng nữa và cũng thôi muốn chuyển hóa người khác”.
“Trước đây chị cứ nghĩ nói dối không hại ai thì chẳng sao cả, nên khi đi chợ mua những thứ đắt tiền về mẹ hỏi vẫn nói rẻ để cho mẹ khỏi tiếc. Nhưng như vậy vẫn là chưa Chân, chưa thật, mình phải thật tuyệt đối cơ”.
Dùng “Chân – Thiện – Nhẫn” để tạo nên những tác phẩm thuần mỹ
Bén duyên với nghề thêu được 16 năm, công việc này cũng đã giúp chị rèn luyện cho được đức tính cần cù, tỉ mỉ và kiên trì. Chị nói rằng, mỗi tác phẩm tạo ra đều có mang theo nhân tố của bản thân mình. Nếu trong lúc làm việc, cái tâm mang theo là nóng giận, ích kỷ, tư lợi… thì khi bức tranh treo lên, cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những người mua bức tranh đó. Vậy nên, với mỗi một tác phẩm, chị đều gửi vào đó cái tâm thuần thiện, từ bi được dưỡng thành trong quá trình tu luyện.
Chị nói rằng trước đó làm tranh thì chỉ là làm theo mức giá, khách đưa ra giá cao thì làm tốt hơn, giá thấp thì chất lượng kém hơn: “Các bức tranh nếu thêu ngắn mũi thì lâu công hơn còn thêu dài mũi thì nhanh hơn nên nó sẽ rẻ hơn. Ví dụ như thêu con hạc, mình làm đại, làm cho nhanh thì giống như con hạc bị mắc mưa trông ghê lắm, nhìn không ra con hạc luôn. Còn con hạc mình thêu ngắn mũi, đi chỉ 2 thì giống như vừa tắm táp, rỉa lông rỉa cánh xong trông rất đẹp”.
Các bức tranh thêu đều phản ánh cái tâm của người nghệ sĩ. Các tác phẩm sau này của chị, đều được làm một cách tỉ mỉ hơn, ví dụ như thêu Mặt trăng, nếu làm nhanh có thể 5 tiếng, còn làm kỹ tỉ mỉ có khi hết cả ngày, nhưng chị vẫn muốn tạo ra một tác phẩm hoàn mỹ nhất.
Mốt số bức tranh thêu mà chị Hường muốn gửi tặng cho độc giả, cũng là điều mà chị luôn tâm đắc và lấy làm kim chỉ nam cho mỗi bước đường đời.
Những thay đổi của chị không phải là cá biệt trong những người tu luyện Đại Pháp. Có thể nói, rất nhiều người đều là từ vũng bùn lầy của xã hội, sau khi tu luyện đã thay đổi trở thành những người tốt nhất. Khắp các ngành nghề, giai tầng trong xã hội, đều thấy người theo tu luyện. Đối với những người có cơ duyên được biết đến môn tu luyện này, tất cả đều nói rằng, đây chính là chân lý vĩnh hằng mà cả đời vẫn luôn chờ đợi…
Ghi chú:
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do Đại sư Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện.
Các bài giảng của Đại sư Lý được trình bày trong nhiều kinh thư, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh tấn Yếu Chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm này và các tác phẩm khác đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, và được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
(Tất cả hình ảnh trong bài viết đều do tác giả cung cấp)
TinhHoa