Cuộc đời đầy bất trắc không thể thiếu cảm thông và đồng cảm
Đôi khi thật khó để xác định sự khác nhau giữa đồng cảm và cảm thông. Kinh nghiệm dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về hai khái niệm dễ lẫn lộn này.
Đồng cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu tường tận cảm giác của họ khi đang ở trong một hoàn cảnh nào đó. Nếu một người có thể biểu đạt được tâm thái và cảm giác đó, chứng tỏ người này có khả năng đồng cảm.
Cảm thông có biểu hiện đầu tiên là biết lắng nghe người khác khi ai đó đang gặp vấn đề. Cảm thông là khả năng có thể biểu đạt văn hóa chia sẻ khi ai đó đang gặp chuyện không may, rồi còn có thể đưa ra gợi ý nhằm giúp hóa giải tình huống, dù các gợi ý không hẳn là sẽ mang lại kết quả.
Đồng cảm cũng có những đặc điểm căn bản như cảm thông nhưng ở tiêu chuẩn cao hơn. Một người phải kiên nhẫn lắng nghe vấn đề của người khác mà tránh phán xét, sau đó thành thật trình bày lại cảm nhận của mình qua những gì được nghe, tạo cầu nối hiểu biết và tin tưởng giữa đôi bên, từ đó cùng hướng đến những giải pháp tích cực. Trên đời này không có điều gì tốt hơn khi gia đình và bạn bè tin cậy hiểu được hoàn cảnh của bạn. Nó giúp bạn xác định vị trí của mình đang ở đâu trong cuộc đời nhiều bất trắc.
Lần sau, nếu có ai cởi mở với bạn những vấn đề họ đang gặp phải, hãy cố gắng lắng nghe. Họ đang tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc chỉ để giải tỏa. Hẳn nhiên, không phải ai cũng sẵn lòng, hay cảm thấy nhất thiết phải buộc mình vào đau khổ của người khác, nhưng đôi khi giúp người lại chính là giúp mình bạn à, trong cuộc sống này chúng ta không thể biết trước điều gì cả.
Thông qua việc phân biệt và thực hành sự đồng cảm cùng cảm thông, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình và cộng đồng xung quanh theo chiều hướng tốt lên. Ai cũng có những khoảnh khắc khó khăn trong cuộc đời, tại sao không thể cùng nhau vượt qua chúng theo cách “tích cực” nhất.
Hãy chia sẻ bài viết này đến những người bạn thương yêu và tâm huyết muốn cuộc sống của họ tràn đầy hy vọng vào tương lai.
Bruce Phan – Theo Mind Unleashed