Cuộc chiến với hậu quả động đất của chiến binh Gurkha

04/05/15, 21:15 Tin Tổng Hợp

Sau những cuộc chinh chiến ở nước ngoài, lực lượng chiến binh Gurkha nổi tiếng hùng mạnh của Nepal đương đầu với nhiệm vụ mới: Tái thiết cuộc sống sau động đất 7,9 độ Richter.

Những chiến binh người Gurkha từng tham gia quân đội Anh và Ấn Độ trong nhiều thập kỷ. Ảnh: WSJ

Khi trận động đất xảy ra ở Nepal hồi cuối tháng 4, ngôi nhà của Dhaniram Ghale tại làng Barpak đổ sụp và chôn vùi toàn bộ kỷ vật, huân chương mà ông đạt được sau hơn 30 năm chiến đấu cùng nhóm siêu chiến binh Gurkha.

Làng Barpak thuộc quận Gorkha là nơi Dhaniram và những đồng đội Gurkha sinh sống. Theo Wall Street Journal, làng nằm ngay vùng tâm chấn của trận động đất 7,9 độ Richter. Cả làng gần như biến mất sau thiên tai ngày 25/4.

Trước thế kỷ 18, đất nước Nepal là sự chắp vá của các bộ lạc độc lập. Khi đế chế Mughal tan rã, Prithvi Narayan Shah, vua của người Gurkha, chinh phục gần như toàn bộ khu vực Himalaya và bắt đầu mở rộng lãnh thổ sang các vùng đồng bằng ở miền bắc Ấn Độ. Họ là những chiến binh rất thiện chiến và dũng cảm, gây nhiều khó khăn cho thực dân Anh trong quá trình mở rộng lãnh thổ thuộc địa.

Sau trận động đất ngày 25/4, họ phải tiếp tục một cuộc chiến khác: Khắc phục hậu quả động đất và tái thiết làng Barpak.

Những đường chính kết nối làng Barpak với các tỉnh, thành lân cận hư hại nặng. Do vậy, Barpak gần như rơi vào tình thế cô lập sau thiên tai. Trực thăng cứu hộ chỉ có thể cung cấp những hàng hóa cơ bản như chăn, mền, nước uống và mì gói.

“Khi bước vào chiến trường, bạn có súng, đạn để chiến đấu. Nhưng trong cuộc chiến với hậu quả động đất, chúng tôi không có phương tiện gì”, cựu chiến binh Balbahadur Gurung, 77 tuổi, nói. Tham gia quân đội Anh khi mới 18 tuổi, ông đã đóng quân ở nhiều nơi như Malaysia, Brunei và Hong Kong.

Người dân Barpak nhận hàng tiếp tế từ thủ đô Kathmandu. Ảnh: WSJ

Ông Dhaniram đã tổ chức những nhóm thanh niên trong làng Barpak để phân phát hàng tiếp tế cho người dân; một số nhóm nhận nhiệm vụ xây các trại tạm lánh vững chắc hơn những căn lều tạm của người dân; phụ nữ và trẻ em đào bới từ các đống đổ nát để những thứ có thể giúp họ sống sót như lương thực, ngũ cốc…

Một trong những vật mà ông Dhaniram có thể tìm lại sau cơn động đất là cái vali màu xám. Bây giờ, đó là nơi ông cất những giấy tờ tùy thân và tấm hình trắng đen của Gaje Ghale, một cựu chiến binh huyền thoại người Gurkha. (Ghale là một họ phổ biến ở Nepal).

Thiếu hụt thanh niên để tái thiết cuộc sống

Do điều kiện sống khó khăn ở vùng cao nguyên Nepal, những thanh niên làng Barpak luôn sẵn sàng nhập ngũ, từ đó tìm đường ra nước ngoài kiếm việc làm.

Hầu như mỗi gia đình ở Barpak đều có mối liên hệ với quân đội. Mỗi năm, quân đội Anh tuyển hơn 200 người từ thị trấn Pokhara gần làng Barpak, quân đội Ấn Độ cũng chiêu mộ hơn 3.000 người Nepal.

Do tình trạng “chảy máu thanh niên” nên làng Barpak chỉ còn lại những người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em.

Bà Santakumari Gurung, 63 tuổi, có chồng đang phục vụ trong quân đội Ấn Độ, hai con trai xuất khẩu lao động sang Malaysia. Vài ngày sau khi trận động đất xảy ra, dù cố gắng tìm kiếm nhưng bà Gurung vẫn không thể tìm thấy mảnh giấy có ghi số điện thoại của con trai.

“Chồng, con trai và các anh em tôi đều không ở nhà lúc này. Tôi chỉ có một mình đơn độc giữa chốn hoang tàn này”, bà Gurung nghẹn ngào nói.

Trong khi đó, bà Bhutmaya Ghale, 69 tuổi, nói ngôi làng sẽ không tồn tại lâu nếu thanh niên không quay về. Một con trai của bà Ghale, vốn là bác sĩ tại Nepal, vừa trở về Barpak cách đây vài ngày. Tuy nhiên, con trai thứ hai không thể về quê thăm mẹ dù rất nóng lòng sau khi hay tin về trận động đất. Anh này đang là binh sĩ trong quân đội Anh.

Một người đàn ông đang xây lại ngôi nhà mới sau động đất. Ảnh: WSJ

Gaje Ghale, 37 tuổi, đã xin nghỉ phép và rời doanh trại mà anh đóng quân tại Ấn Độ để trở về thăm làng Barpak. Do đường đi khó khăn nên Gaje phải mất 3 ngày để đến nơi.

Anh không thể ở lại quê hương quá 1 tháng. Gaje băn khoăn, liệu gia đình có thể xây dựng lại ngôi nhà, hoặc thậm chí có thể tiếp tục sống ở Barpak sau khi anh rời đi? “Tất cả những thanh niên đều đã bỏ làng Barpak. Ở đây không có công việc, không có tiền để sống”, Gaje nói.

Trưởng làng Dhaniram lo ngại họ phải mất nhiều năm trời để khắc phục hậu quả động đất và xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, ông khẳng định người làng sẽ vượt qua mọi khó khăn. “Chúng tôi là những người có tinh thần mạnh mẽ và không run sợ trước bất cứ điều gì. Đó là những điều làm nên tên tuổi của bộ tộc người Gurkha”, ông nói.

Minh Anh

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x