Cuộc chiến chống tôn giáo tại TQ: Chèn ép, kiểm soát và chuyển hóa

02/03/17, 13:25 Trung Quốc

Tôn giáo, đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một tổ chức vô thần luận mà nói, chính là cái gai khó chịu nhất. Bởi vậy, đối sách cho vấn đề tôn giáo chỉ giới hạn trong: chèn ép, kiểm soát hoặc chuyển hóa. Chính quyền dưới tay ông Tập Cận Bình cũng vẫn ở trong cái giới hạn này.

Cuộc chiến chống tôn giáo tại TQ: Chèn ép, kiểm soát và chuyển hóa.1
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc (trong đồng phục màu xanh lá cây) đứng gác nơi ra vào tại một lễ hội do chính phủ tài trợ tại tỉnh Thanh Hải. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images)

Là một quốc gia công khai sùng bái chủ nghĩa vô thần, ĐCSTQ đã phá hủy tôn giáo cũ bằng các cải cách, đồng thời áp đặt một số giới hạn đối với tín đồ tôn giáo và chỉ cho phép họ thực hành đức tin tại những khu vực mà nhà nước cho phép…. Hàng loạt những biện pháp đã được chính quyền Trung Quốc thực thi nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tôn giáo tại quốc gia này.

Thế nhưng, ngay cả khi đối mặt với một hệ thống những hạn chế và ngược đãi như thế, các tín đồ tôn giáo ở Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển về số lượng, theo một phát hiện của Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ.

“Hàng triệu tín đồ tôn giáo vẫn hoạt động bất chấp những kiểm soát chặt chẽ của chính phủ”, Sarah Cook, một nhà phân tích của Freedom House cho biết.

Một bài báo gần đây của Sarah Cook có tựa đề “Cuộc chiến tinh thần tại Trung Quốc: Phục hưng, đàn áp và chống cự dưới thời Tập Cận Bình”, có đề cập đến các chính sách của chính quyền Trung Quốc đối với 7 nhóm tôn giáo lớn tại nước này. Ước tính, khoảng hơn 1/3 trong số 350 triệu tín đồ tôn giáo đang phải đối mặt với khủng bố nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

William Nee, một nhà nghiên cứu tại tổ chức Ân xá Quốc tế đồng tình với những phát hiện của Freedom House về vấn đề kiểm soát tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Quốc. Chẳng hạn, trong cùng một tôn giáo, nhóm người Hồi giáo Hui, được đối xử nhẹ nhàng hơn, trong khi những người Duy Ngô Nhĩ, bị đối xử khắc nghiệt hơn. Các tín đồ Cơ-đốc giáo tại các tỉnh ven biển giàu có ở Chiết Giang thì luôn bị chính quyền sách nhiễu bức hại, nhưng tại nơi khác thì không.

Cách tiếp cận này của chính quyền Trung Quốc đối với tôn giáo có thể căn cứ theo mức độ đe dọa tới quyền lực của chính phủ. Nee đã viết trong một email: “Có vẻ như Đảng rất e ngại về vấn đề ‘an ninh tư tưởng’ và nhìn thấy mối đe dọa từ khắp mọi nơi”.

Ví dụ, một thầy tế lớn tuổi người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, có vẻ không phù hợp với tiêu chuẩn của một mối đe dọa chính trị. Tuy nhiên, Yet Zubayra Shamseden, cháu gái của ông và một đồng sự trong Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, đã nói rằng chính quyền đã tiến hành cô lập ông với cộng đồng, cô lập với con cháu chỉ vì ông không chịu từ bỏ đức tin của mình.

“Tôn giáo là một phần bản sắc của chúng ta”, Shamseden phát biểu tại buổi họp báo ngày 28/2 ở Washington, DC. “Người Duy Ngô Nhĩ đã đấu tranh để giữ lại tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của họ… nếu không như thế, chúng ta sẽ bị biến mất, bị diệt vong”.

Andrew Jacobs, trước đây là phóng viên cho tờ New York Times, từng sống tại Bắc Kinh, cho biết tại buổi họp báo rằng ông đã đến Tân Cương nhiều lần, và đã chứng kiến ​​những “cuộc trấn áp tàn khốc”: nhiều người bị ép ăn trong tháng nhịn ăn Ramadam; bị cấm cạo râu trong tù, hoặc bị kiểm tra đột xuất điện thoại di động khi đang đi trên đường.

Trong số những phát hiện của Freedom House, điều khiến Jacobs cảm thấy kinh ngạc nhất chính là cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị liệt vào danh sách bị loại bỏ vào năm 1999. Báo cáo của Freedom House ghi nhận sự thất bại rõ rệt của chiến dịch này, một chiến dịch mà chính quyền đã phải đầu tư rất nhiều tiền của và công sức. Hiện nay, mặc dù chính sách này vẫn còn tồn tại và cuộc bức hại còn chưa kết thúc, nhưng cường độ của chiến dịch đã giảm đi rất nhiều.

“Cách mà các học viên Pháp Luân Công bị đối xử thật không thể tưởng tượng”, Andrew Jacobs nói. Các học viên bị tra tấn để buộc phải từ bỏ đức tin của mình, và nếu họ từ chối, họ sẽ bị “đánh đập một cách tàn bạo hơn”.

Carolyn Bartholomew, Chủ tịch Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung, đã đọc phần báo cáo về mổ cắp nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và các học viên Pháp Luân Công trong một phiên họp báo. Bản báo cáo này đã đề cập ngay đến vấn đề bức hại tín ngưỡng của chính quyền Trung Quốc.

Chính quyền thường xuyên tiến hành xét nghiệm máu của các tù nhân lương tâm, đây là một bước đi cần thiết để tiến hành mổ cướp nội tạng. Bartholomew đã tiến hành một cuộc tìm kiếm trực tuyến để xem việc xét nghiệm máu như vậy có được thực hiện thường xuyên ở các quốc gia khác hay không, nhưng không tìm thấy nơi nào như thế.

Bartholomew và các hội thẩm viên khác đã ủng hộ việc sử dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu nhằm trừng phạt những kẻ lạm dụng nhân quyền và những quan chức tham nhũng để ngăn chặn việc bức hại tôn giáo ở Trung Quốc.

“Mặc dù bộ máy đàn áp này rất lớn, nhưng các tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ”, Andrew Jacobs nói. “Chính phủ chỉ chiến thắng được 1 trận, nhưng không chiến thắng được toàn cục. Và hiện nay, với tất cả các công cụ trong tay, nếu chính phủ vẫn không thể dập tắt tôn giáo, vậy thì đến khi nào?”.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

x