Cụ ông đi bộ ròng rã suốt 2 tháng và mòn hết 9 đôi giày chỉ để nói một lời này

09/09/18, 21:11 Đọc & Suy ngẫm

“Vượt qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối… Đôi chân đầy thương tích, chịu đói chịu khát trong cái lạnh thấu xương…”. Có một ông lão nghèo, quyết tâm đi bộ ròng rã suốt 2 tháng trời, đi mòn hết 9 đôi giày lên Bắc Kinh để nói lên tâm nguyện của mình.

 

Bức tranh “9 đôi giày”. (Ảnh từ Epoch Times)

Đúng 18 năm về trước, vào ngày 25/4/1999, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp ôn hòa ở thành phố Bắc Kinh để yêu cầu giới lãnh đạo đất nước ngừng các hành động quấy nhiễu của họ.

Cụ thể hơn, họ đang tìm cách giải cứu 45 học viên bị đánh đập và bắt giữ vào ngày trước đó.

Mặc dù cuộc biểu tình diễn ra rất tốt đẹp, đám đông giải tán, lúc đi cũng như lúc đến lặng lẽ bình hòa. Trớ trêu thay, vào mùa hè cùng năm, chính quyền Trung Quốc lại phát động một cuộc đàn áp dốc toàn bộ sức lực lên Pháp Luân Công (cũng được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp). Cuộc đàn áp kéo dài cho đến tận ngày hôm nay ở Trung Quốc.

Trong suốt 19 năm qua, kể cả thời điểm cuộc bức hại diễn ra khốc liệt nhất, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc không sợ hiểm nguy, vẫn bình hòa, từ bi không ngừng nói rõ sự thật với chính quyền, với người dân.

Trong đó có một câu chuyện về một cụ ông mang theo 9 đôi giày, đi bộ ròng rã 2 tháng trời từ Tứ Xuyên lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, cho niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn.

“Vượt qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối… Đôi chân đầy thương tích, chịu đói chịu khát trong cái lạnh thấu xương… Từng tòa thành hiện ra, từng ngôi làng xa xăm… màn đêm buông xuống, trên trời ngôi sao sáng, ngôi sao sáng…” – Đây là lời bài hát tiếng Trung có tên “9 đôi giày” viết về hành trình lên Bắc Kinh của ông Vương.

Đây là câu chuyện có thật diễn ra vào ngày 5/10/2001 tại quảng trường Thiên An Môn ở thành phố Bắc Kinh. Đây cũng là thời điểm mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động đã lan rộng khắp quốc gia này. Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công vô tội, những người thiện lương tin vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đã bị đánh đập và bắt giam vô cớ. Vì vậy, không ít người, vì muốn lên tiếng nói rõ sự thật cho Chính phủ, rằng “Pháp Luân Công” không phải tà giáo, và rằng Chân – Thiện – Nhẫn là tốt, đã không quản ngại xa xôi lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho bộ môn tu luyện an hòa này.

Tại Tứ Xuyên có một ông lão họ Vương, bạn già sớm đã qua đời. Ông đối xử với mọi người hòa ái dễ gần; con trai, con dâu cần cù lương thiện, cháu trai 7 tuổi nhu thuận đáng yêu. Tuy nhiên, trời còn có lúc nắng lúc mưa, ông lão Vương đột nhiên mắc phải chứng bệnh kỳ lạ. Mỗi khi trời mưa, hai chân ông đau nhức đến mức đi không được, toàn thân phát ngứa, cả ngày đau đớn, rất thống khổ.

Uống bao thuốc thang không thuyên chuyển, ông lão Vương lấy làm đau lòng, tự trách mình thêm phiền toái cho con cháu. Cháu trai cũng lau nước mắt, có cách nào để bệnh ông nội hết được đây?

Một ngày nọ, cô cháu gái bên ngoại từ trường học trở về nói với ông: “Cậu ơi, cậu tập Pháp Luân Công đi, thần kỳ lắm, cậu thực hành theo Chân- Thiện-Nhẫn và luyện công chăm chỉ thì không cần uống thuốc bệnh cũng tự hết”.

Ông Vương bắt đầu luyện Pháp Luân Công, quả nhiên toàn thân khoẻ khoắn. Ông cảm kích Sư Phụ Lý vô cùng, hứa sẽ làm người tốt, người tốt hơn nữa.

Ông lão Vương sau khi tu luyện như trẻ ra 10 tuổi, trước kia phải nằm bất động nay hoạt bát hơn nhiều, thường xuyên giúp dân làng gánh nước, nhặt củi. Còn hay kể chuyện cổ tích cho bọn nhỏ, các câu chuyện ông kể rất thú vị, khiến lũ trẻ rất thích thú.

Thế nhưng, vào ngày 22/7/1999, trên tivi đột nhiên nói sai sự thật về Pháp Luân Công rợp trời dậy đất, bẻ cong sự thật, tung tin bịa đặt. Chính phủ cũng trấn áp không cho phép ông Vương và mọi người tập Pháp Luân Công. Ông lão Vương rất buồn, ăn không ngon, ngủ không yên, cả ngày mặt mày ủ dột.

Công pháp tốt như vậy mà bị vu oan, tin đồn thất thiệt, đầu độc bao nhiêu người sao? Ông lão Vương muốn đi Bắc Kinh để nói lời lương tâm, thỉnh chính phủ chủ trì công đạo. Nhưng mà trong túi ông không có một đồng, hơn nữa dù đi xe lửa hay ô tô đều có cảnh sát kiểm tra gắt gao.

Vậy chỉ còn cách đi bộ! Ông lão Vương chuẩn bị vài đôi giày, men theo đường tàu lửa mà đi. Mãi miết một nẻo đường, màn trời chiếu đất, ăn gió nằm sương, ông đi về hướng thủ đô Bắc Kinh.

Ngày này qua ngày khác, ông lão vẫn kiên nhẫn bước, không hề nản lòng và trong tâm luôn luôn tràn đầy Chân – Thiện – Nhẫn.

Cuối cùng ông cũng đã đến được thủ đô Bắc Kinh, nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của chính phủ. Ông bước nhẹ nhàng đến một khu vực công cộng trên quảng trường Thiên An Môn, nơi ông sẽ dõng dạc nói lên nguyện vọng của mình là mọi người dân nên được tự do tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp.

Trong lúc đó, trên quảng trường có rất nhiều người, khách du lịch có, người dân địa phương có, và có cả cảnh sát đang đi tuần rất cẩn mật. Với tấm lòng tràn đầy Chân – Thiện – Nhẫn, ông lão bình thản ngồi xuống, bắt chéo chân theo thế kiết già, để cho mọi người thấy được nét tuyệt vời của những bài tập Pháp Luân Công.

Ngay lập tức, hai nhân viên cảnh sát chạy tới la lớn, ngăn cản không cho ông lão tập Pháp Luân Công nữa và yêu cầu ông về đồn cảnh sát cùng với họ.

Rất bình tĩnh, ông lão nói: “Ðược, tôi sẽ đi theo các anh, nhưng hãy để tôi nói điều này đã”. Ông mở miệng túi và rất cẩn thận lấy ra một đôi giày đã mòn đến tận gót, đặt xuống đất; rồi lấy một đôi khác, cũng mòn đến tận gót, đặt xuống bên cạnh đôi trước.

Ông tiếp tục như vậy cho đến khi ông đặt cả 9 đôi giày đã mòn đến tận gót bên cạnh nhau trên nền đất. “Anh bạn trẻ, tôi từ Tứ Xuyên đi liền hai tháng trời, đi mòn 9 đôi giày mới đến được Bắc Kinh, cũng chính là để nói cho các anh biết, nói cho chính phủ biết rằng: ‘Pháp Luân Đại Pháp tốt! Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp, không phải tà giáo! Chân – Thiện – Nhẫn tốt’”.

Rung động tự đáy lòng, trong nháy mắt đó, viên cảnh sát trẻ tuổi quên cả “nhiệm vụ” của mình, hoàn toàn bị sự chân thành và từ bi dung hoá. Anh nhìn ông lão, lại nhìn 9 đôi giày trên mặt đất bị mài mòn tận gót.

Một lát sau, anh cảnh sát dần dần định thần lại, quay đầu đi, nén nước mắt, khoát tay nói: “Tôi đã biết, tôi sẽ nói cho họ biết, ông nhanh nhanh đi về đi”. Nói xong hai anh cảnh sát cũng không quay đầu lại mà thẳng bước đi. Nhờ vậy, ông lão Vương không bị bắt đi, cũng hoàn thành xong tâm nguyện và trở về nhà.

Không chỉ có cảnh sát mà cả những người chứng kiến sự việc ấy cũng không khỏi xúc động trong lòng. Tác giả của bài hát “9 đôi giày” cũng may mắn có mặt trên quảng trường khi đó. Sau khi trở về, ông đã viết nên bài ca có sức lay động lòng người.

Video bài hát “9 đôi giày”

Bảo An

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x