“Cú bật lại” bất ngờ của Malaysia khiến Trung Quốc giật mình

15/06/15, 08:15 Tin Tổng Hợp

VOV.VN -Liên tiếp phản ứng gay gắt với hành vi bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông tuần qua, Malaysia đang khiến thế giới bất ngờ về sự thay đổi thái độ.

Ngày 8/6, Kuala Lumpur công khai lên tiếng phản đối tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của Malaysia ở phía bắc Borneo.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim coi bất cứ tàu nước ngoài nào xâm nhập vùng này là những kẻ “xâm lấn” và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.

Đây là một bước đi mạnh mẽ, cứng rắn một cách bất ngờ của Malaysia đối với Trung Quốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang một cách đầy lo ngại.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia phản ứng trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh: The Malaysian Times)

Không dừng lại ở đó, ngày 10/6, phát biểu trước Hạ viện tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein lần đầu tiên kêu gọi các thành viên ASEAN đoàn kết để đối mặt với những thách thức quan trọng liên quan đến các cường quốc hùng mạnh. Đồng thời ông Hussein nhấn mạnh tới giải pháp cho vấn đề Biển Đông trong bối cảnh nảy sinh nhiều vấn đề như hiện nay.

Những phản ứng mới nhất của Malaysia trước Trung Quốc khiến thế giới và thậm chí là cả Trung Quốc tỏ ra khá bất ngờ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời một cách bị động: “Tôi cảm thấy không quen với cáo buộc của Malaysia về việc một tàu Trung Quốc neo đậu ở bãi cạn Luconia”.

Với giới phân tích, những phản ứng của Malaysia dù có thể chỉ là tức thời song động thái mới nhất này cho thấy, Kuala Lumpur dường như không thể nín lặng được nữa trước sự bành trướng thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Vì sao Malaysia bất ngờ “bật lại” bạn Trung Quốc

Thực tế, không phải lần đầu tiên Malaysia cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Những vụ việc như vậy thậm chí ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng trong nhiều năm trở lại đây.

Hồi tháng 3/2013, một đội gồm 4 tàu chiến và các tàu hỗ trợ do tàu đổ bộ Jinggangshan của Trung Quốc dẫn đầu đã tiến hành một chuyến đi biển kéo dài tới 8.000km ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Nhóm tàu trên đã đi đến các khu vực theo “đường lưỡi bò” nhằm thể hiện một cách trắng trợn tham vọng chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Cụ thể, đội tàu chiến của Trung Quốc đã ngang nhiên đi vào bãi cạn James – nơi cách Trung Quốc tới 1.800km và chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km. Bãi cạn James rõ ràng nằm trong thềm lục địa của Malaysia.

Tuy nhiên theo Wall Street Journal, cơn “khó chịu” của Kuala Lumpur rõ rệt nhất từ năm 2014, sau việc Trung Quốc liên tục tổ chức hai cuộc tập trận hải quân chớp nhoáng gần bãi cạn James. Kuala Lumpur đã đưa công hàm phản đối ngoại giao, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc này. “Song sự việc chìm vào yên ắng như không có gì xảy ra”.

Thời gian gần đây, báo chí Malaysia liên tục ghi nhận sự gia tăng tần suất xâm nhập và quy mô hiện diện của tàu Trung Quốc khiến Kuala Lumpur buộc phải cảnh giác và nâng mức phản đối lên cấp cao nhất là giữa nguyên thủ hai nước.

Chuyên gia Prashanth Parameswaran, nghiên cứu về Đông Nam Á, an ninh ngoại giao châu Á và chính sách của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương phân tích về động thái mới của Malaysia với Trung Quốc: “Hành vi của Trung Quốc không chỉ cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên mà còn là mối đe dọa về mặt chủ quyền đối với Malaysia. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Kuala Lumpur phải lên tiếng”.

Malaysia phản ứng gay gắt tàu Trung Quốc neo đậu trái phép, khiến Bắc Kinh cũng phải giật mình (ảnh: Wall Street Journal)

Malaysia lâu nay vốn thường duy trì một phương pháp tiếp cận “ẩn mình”, không quyết liệt và mạnh mẽ như các nước khác trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương hàng năm giữa hai nước đã vượt mốc 100 tỉ USD và dự kiến đạt 160 tỉ USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, “những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây trên Biển Đông khiến Kuala Lumpur phải giật mình”. Đó được cho là nguyên nhân thứ 2 giải thích phản ứng của Malaysia với Trung Quốc.

Cụ thể việc xây đảo nhân tạo nhiều nơi trong Biển Đông với quy mô lớn chưa từng có. Điều đó không thể không gây nghi ngờ và lo ngại cho các nước trong khu vực lẫn bên ngoài. Hàng loạt quốc gia đã lên tiếng, nhưng đều vô tác dụng trong việc buộc Bắc Kinh ngưng các hành động của mình. Chính điều này đã đặt Kuala Lumpur vào tình trạng báo động và buộc họ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp.

Nguyên nhân cuối cùng lý giải sự thay đổi thái độ Malaysia chính là động thái của Mỹ. Tại Đối thoại Shangri-La 2015, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter công khai nói rằng hành động của Bắc Kinh đã khiến nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực tìm đến sự bảo an của Washington. Việc Mỹ cam kết sẽ cung cấp nguồn lực an ninh cho nhiều quốc gia theo Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á, cũng chính là động lực tiếp sức cho Malaysia thể hiện quan điểm rõ ràng trong vấn đề Biển Đông ở thời điểm hiện tại.

Malaysia sẽ cứng rắn hơn?

Wall Street Journal ngày 9/6 dẫn lời Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim rằng ông đã họp với Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh, Hải quân, và Cảnh sát biển nước này để lên kế hoạch cho những bước đáp trả.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim coi bất cứ tàu nước ngoài nào xâm nhập vùng này là những kẻ “xâm lấn”: “Đây không phải là khu vực có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Trong vụ này, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao”.

Trước mắt, ông cho biết Malaysia đã điều động Hải quân và Cảnh sát biển nước này tới khu vực bị Trung Quốc xâm phạm để “đảm bảo chủ quyền quốc gia”.

Ngoài ra, ông Shahidan đăng lên trên trang Facebook cá nhân của mình những hình ảnh mà ông nói là cho thấy rõ ràng tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc neo đậu tại bãi cạn Luconia – một khu vực gồm những đảo nhỏ và bãi đá nằm cách phía bắc Borneo của Malaysia khoảng 150km. Đây là khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 400km của Malaysia. Bãi cạn Luconia cách đại lục Trung Quốc khoảng 2.000km.

Cụ thể, ông trấn an người dân nước này rằng quân đội Malaysia đã được điều động trong bán kính 1 hải lý cách vị trí tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả neo để theo dõi hoạt động của tàu này.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia cho biết Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ đích thân đem vấn đề này ra hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, theo quan sát của The Diplomat, dù vấn đề được đưa lên bàn thảo ở cấp nguyên thủ song chắc chắn Kuala Lumpur vẫn duy trì chính sách “cuộc chơi an toàn” với Bắc Kinh”.

“Chính phủ ông Najib sẽ không để sự việc trên ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Và đương nhiên Malaysia cũng hiểu rằng họ không thể trực tiếp đối đầu với Trung Quốc”, chuyên gia Prashanth Parameswaran nhận xét.

Mặc dù vậy với chuyên gia Parameswara, việc Malaysia thay đổi thái độ, phải lên tiếng về vấn đề Biển Đông, ít nhất cũng đã cho thấy nước này nhận ra tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã ở tình trạng báo động đến mức độ nào./.

VOV.VN -Thái độ cứng rắn của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2015 cho thấy Bắc Kinh không ngần ngại đẩy xa hành động trên Biển Đông.

Theo VOV

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x