Sài Gòn: Cụ bà gần 20 năm rước người già về chăm sóc như ruột thịt

06/04/21, 16:46 Cuộc sống

Từng mang ơn cứu mạng của một bà cụ, bà Nhung (76 tuổi) được mẹ dặn phải cứu giúp người già để trả nợ đời. Nghe lời mẹ, gần 20 năm qua, bà đã xây dựng nhà để đón nhiều người già về chăm sóc.

Cụ Nhung 76 tuổi, tóc bạc trắng, mang nhiều bệnh trong người nhưng vẫn cố gắng chăm sóc những người già khó khăn. (Ảnh qua bestie)

Gần đây, bà Lê Thị Kim Nhung (76 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức, TP.HCM) đã được tuyên dương là “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” bởi hành động đón người già về nhà chăm sóc, nuôi ăn ở như người thân của mình.

Chia sẻ với phóng viên báo Thanh Niên, bà Nhung vẫn liên tục nhắc: “Đừng viết gì về tui, tui làm để trả nợ đời thôi. Mấy cô chú muốn biết tui sao thì hỏi mấy người ở đây là rõ hết nè. Suốt ngày tui bắt họ đi khám bệnh, đi tập thể dục, đi mổ mắt chứ không tốt đẹp gì…

Nghe thấy bà nói vậy, mấy cụ được bà rước về nuôi cũng cười nói: “Bả là vậy đó, tự dưng ‘xách’ tui đi mổ mắt cho giờ sáng trưng vậy đó”.

Căn nhà rộng thênh thang cụ Nhung xây để rước người già về nuôi. (Ảnh qua thanhnien)

Khuôn viên gia đình được bà Nhung chia thành nhiều khu, 2 phần rộng nhất xây xưởng cho thuê, 2 căn nhà (khoảng 100m2 và 50m2) được dùng để nuôi dưỡng những người già mà bà rước về. Hiện, bà Nhung đang nuôi 6 cụ, trong đó 4 cụ ở nhà của bà, 1 cụ đang ở bệnh viện và 1 cụ ở nhà trọ.

Nói về lý do nuôi người già, bà Nhung kể, bà liên tục được cha mẹ nhắc lại câu chuyện về ngày bà mới sinh, mẹ, anh trai và bà mang ơn cứu mạng của một bà cụ. Từ đó cha mẹ bà thường làm việc thiện, nhà có gì cũng đem đi cho những người khó khăn, ai đến xin cha mẹ bà cũng chưa bao giờ từ chối. 

Thấy vậy nhiều lần, bà Nhung không đồng ý với lối sống của cha mẹ và được cha mẹ lý giải: “Không có sự giúp đỡ đó, liệu giờ các con còn sống không, má còn sống không. Con nên nhớ mình đang mắc nợ và mình phải trả nợ”. Vì vậy, sau này khi điều kiện kinh tế ổn định, cộng thêm sự giúp đỡ từ anh chị và một người bạn, bà đã xây căn nhà đầu tiên để đưa người già về nuôi.

Các cụ ở trong nhà của bà Nhung cảm thấy dễ chịu, thoải mái như ở nhà. (Ảnh qua thanhnien)

Theo lời bà Nhung, dù trong người đang đủ thứ bệnh, nhưng may trời thương bà vẫn có thể chu toàn thời gian chăm sóc cho các cụ ở đây, có khi con bà giận quá còn trách mẹ: “Trong đầu má chỉ toàn có người già chứ không có tụi con”, nghe xong, bà như nhớ lại mình của năm đó.

Hằng ngày, bà lo ăn uống, sinh hoạt cho mọi người, mỗi tháng bà Nhung đều mời nhân viên y tế đến để khám bệnh cho những người ở đây.

Thời điểm đông đúc nhất, trong căn nhà nuôi người già của bà Nhung có đến hơn 10 người, bà phải nhờ thêm người chăm sóc từ bên ngoài, hoặc những người già trong nhà còn đi lại được sẽ chăm sóc người nằm liệt, cứ như vậy, các cụ đùm bọc lẫn nhau qua ngày.

Cụ Nhung được mọi người yêu quý gọi là chị Sáu. (Ảnh qua thanhnien)

Bà Lê Thị Quyền (75 tuổi, quê Phú Yên) cho biết, năm 17 tuổi bà lấy chồng, có với nhau được 3 mặt con, đến năm 24 tuổi chồng bà mất, bà ở vậy một mình nuôi con cho đến khi tuổi xế chiều.

Thấy các con công việc cực khổ lại phải lo cho các cháu ăn học, bà được người quen giới thiệu tới trại chăm sóc người già của bà Nhung ở. Bà chấp nhận sống xa nhà để bớt phiền con cháu. Sau 6 tháng ở thử, bà mới kêu con cháu viết giấy cam kết gửi cho bà Nhung để bà ở lại đây.

Hơn 3 năm ở đây, chưa một lần về quê thăm con cháu nhưng bà Quyền thấy vô cùng thoải mái vì xung quanh có nhiều người già bầu bạn, không gian sạch sẽ, cảm giác như ở nhà mình.

Mái ấm của bà Nhung giúp các cụ có được nơi nương tựa lúc tuổi già. (Ảnh qua bestie)

Cùng ở trong căn phòng với bà Quyền là bà Vũ Thị Kim Liên (80 tuổi, quê Nam Định). Bà Liên đã vào nhà này ở từ ngày căn nhà mới xây xong. Dù điều kiện của con cái cũng đủ sống nhưng vì chật chội nên bà xin vào đây sinh sống.

Thấy mắt tôi với chị Quyền bị cườm nên tự dưng Nhung bắt đi khám, mổ, tốn tiền bả vậy đó. Mới mổ 5 ngày trước mà giờ mắt tôi sáng hẳn lên, nhìn mọi thứ xung quanh, thấy cái gì cũng đẹp, thấy đời mình còn đáng sống lắm. Mình già rồi, đôi lúc trái tính trái nết sống làm phiền con cháu cũng không hay. Nên thôi, cứ vào đây các chị em nương nhau, chăm sóc nhau những ngày tháng xế chiều“, bà Liên nói.

Gần 20 năm nuôi người già, đôi khi bà Nhung bắt gặp những trường hợp không thực sự khổ như họ kể, thậm chí có những cụ già cả lẩm cẩm nhưng vẫn còn là “chỗ dựa lưng” của con trẻ. Dẫu vậy, nếu ai đến muốn ở, bà đều nhận nuôi, chăm sóc như người trong gia đình.

Trong căn nhà nuôi người già rộng 50m2, bà Nhung đang nuôi 2 người trên 80 tuổi nằm liệt, trong đó có một người là bạn hơn 40 năm của bà, đó là cụ bà Nguyễn Thị Năm (81 tuổi).

Thời gian gần đây, bà Nhung bị bệnh, việc chăm sóc 2 bà cụ nằm liệt được giao cho bà Nguyễn Thị Tình (65 tuổi, quê Thái Bình). Bà Tình chồng đã mất, cũng có con cháu, nhưng bà tự nguyện vào đây vì thấy công việc này có ý nghĩa, mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Không chỉ nuôi người già, bà Nhung còn giúp nhiều đứa trẻ trong xóm được tới trường, sau này khi thành tài, những đứa trẻ ngày nào đã dắt con cái đến thăm gọi bà nội, bà ngoại khiến bà vô cùng hạnh phúc.

Bà Tình tình nguyện chăm sóc các cụ già yếu hơn. (Ảnh qua thanhnien)

Sắp tới, bà Nhung có ý định sửa sang lại khu nhà ở để đón những người bán vé số về ở miễn phí. Khi phóng viên hỏi bà định tiếp tục công việc này đến khi nào thì bà Nhung cười rồi nói: “Khi nào các cụ bà không còn nữa, thì thôi…”.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x