Cơ thể chúng ta có “nhà máy sản xuất ma túy”

18/11/15, 11:22 Tin Tổng Hợp

Ma túy trở thành tệ nạn của xã hội, nhưng xét theo bản chất sinh lý, nó là bản năng sinh tồn của cơ thể con người.

Ma túy hại người. Ảnh minh họa: internet.
 Bản chất của nghiện ma tuý

Nghiên cứu đã cho thấy là ngoài những khía cạnh, hành vi, xã hội, và tâm lý, nghiện ma tuý về bản chất là một căn bệnh mãn tính làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma tuý nhiều lần.

Các nghiên cứu về thần kinh đã nhận thấy trong bộ não có một cơ sở chung cho tất cả các loại chất gây nghiện (ví dụ: nicotin, heroin, cocain, rượu…). Cơ sở này được gọi là Brain Reward System (tạm dịch là: Hệ thống củng cố trong não), với các chức năng chủ yếu là:

  • Tăng cường những hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người – ví dụ, ăn đồ ngọt, những thức ăn ngon để cung cấp dinh dưỡng; uống nước để cung cấp nước cho tế bào; hoạt động tình dục để duy trì nòi giống; tập thể dục để cải thiện sức khoẻ….
  • Củng cố những hành vi này để đảm bảo là chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện chúng.

Trong khi đó, các chất gây nghiện như heroin gây ra những thay đổi lâu dài, và có thể là vĩnh viễn đối với các dây thần kinh trong Hệ thống củng cố trong não. Đây là lý do tại sao lại khó có thể vượt qua được thói nghiện, và tại sao hiện tượng tái nghiện lại xảy ra, và tại sao đôi khi phải mất nhiều năm mới có thể bỏ hẳn được ma tuý.

Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy có một vài loại chất gây nghiện hoạt động trong Hệ thông củng cố của não, thế nên những người khác mắc nghiện ma tuý có thể thay thế chất ma tuý này bằng chất ma tuý khác (tương tự nhau hoặc có đặc điểm thụ cảm tương tự nhau).

Ví dụ như chuyển từ heroin sang các dạng amphetamine để giảm cảm giác thèm và các triệu chứng cai. Điều này là gợi ý quan trọng cho công tác điều trị và phục hồi.

Trại cai nghiện. Ảnh minh họa: internet.

Cở sở sinh lý học của nghiện ma tuý

Nhiều loại ma tuý, ví dụ như morphin có tác dụng giảm đau rất tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nghiện. Hai thuộc tính này của ma tuý gần như luôn đi đôi với nhau. Do vậy, từ lâu, người ta đã cố gắng tìm hiểu vì sao các chất ma tuý lại có thuộc tính như vậy và cho tới nay các nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục.

Tuy nhiên nhờ vào các tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong lĩnh vực sinh học phân tử và nhất là từ khi phát hiện ra các điểm thụ cảm (receptor) tương ứng (receptor là điểm trong cơ thể, có thể là mô, tế bào, cơ quan…) để các chất ma tuý gắn vào sau khi ma tuý được đưa vào cơ thể, sau đó mới phát huy được tác dụng, thì các cơ sở sinh học của nghiện ma tuý mới dần dần được sáng tỏ.

Ví dụ, trong trường hợp của Morphin, sau khi được đưa vào cơ thể nó sẽ làm giảm đau, đồng thời gây ra các hiệu ứng khác như: ức chế hô hấp, kích thích tim, chống sự co thắt của nhu động ruột, và đặc biệt là gây cảm giác khoái lạc mà nhiều người sử dụng ma tuý mô tả là “không có cảm giác khoái lạc nào bằng”, sau đó gây ra nghiện.

Sở dĩ như vậy, vì sau khi vào cơ thể, morphin đã tìm và gắn được vào các điểm thụ cảm (receptor) của nó trong cơ thể (gọi là Opioid Receptor – viết tắt OR). Các OR này có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng có nhiều nhất ở não và tuỷ sống.

Theo các nhà nghiên cứu, đến nay đã phát hiện được 4 loại OR với các “chức năng nhiệm vụ khác” nhau:

  • OR muy ( OR mu [ µ ] ): Là receptor khi morphin gắn vào gây tác dụng giảm đau, gây khoái cảm, ức chế hô hấp và gây nghiện (lệ thuộc vào ma tuý);
  • OR kappa ( kappa OR ): đảm nhận gây an thần, thu hẹp đồng tử mắt.
  • OR xích ma ( sigma OR [ ­­­­б ]): Đảm nhận gây ảo giác,kích thích tim;
  • OR đen ta ( delta OR: Mới phát hiện được, chưa rõ vai trò.

Tuy nhiên, các tác dụng nói trên của các điểm thụ cảm (receptor) chỉ được phát huy khi có ma tuý gắn vào. Vậy, nếu không đưa ma tuý từ ngoài vào (SDMT) thí các receptor này vô tác dụng? Câu trả lời là không.

Và vào năm 1975, người ta đã phát hiện và chiết xuất được 02 loại hợp chất từ não lợn có thể gắn vào các Opioid Receptor và do đó có tác dụng như morphin, chúng có tên gọi là Met-enkephelatine. Sự phát hiện ra 02 loại hợp chất này ở lợn đã mở đầu cho việc tìm kiếm các chất sẵn có trong cơ thể (do cơ thể tạo ra) có tác dụng tương tự. Đó là chất endorphin ( hay con gọi là morphin nội sinh ) có tác dụng tương tự như morphin đưa từ ngoài vào (ngoại sinh).

Như vậy, trong cơ thể chúng ta có sẵn một loại ma tuý, nhưng nó hoàn toàn vô hại, vì nó do chính cơ thể sinh ra (nội sinh) để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể nên không có sự dư thừa, không có hiệu ứng phụ. Chính nhờ morphin nội sinh (endorphin) này mà cuộc sống của chúng ta bớt đi nhiều sự đau đớn.

Ví dụ một các kim đâm vào tay, ta cảm thấy đau nhói, nhưng các đau ấy lại tan biến đi rất nhanh. Hay có sự cố gì đấy làm ta đau lòng, nỗi đau ấy cũng nguôi ngoai, niềm lạc quan lại trỗi dậy. Chính endorphin đã giúp ta như vậy.

Ngược lại, nếu không có endorphin, ngưỡng đau chúng ta sẽ rất thấp, nên ta sẽ thấy đau nhiều hơn, dài hơn. Đáng lý ít đau ít sẽ thành đau rất nhiều; đáng lý chỉ đau ít phút thành đau kéo dài…

Sự phát hiện ra các Opioid receptor và các endorphin đã làm làm tạo ra cở sở sinh lý học giải thích tính chất gây nghiện hay bản chất của sự nghiện ma tuý. Đó là, khi sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, ma tuý gắn vào nhiều receptor, dẫn đến thay đổi một số chất sinh học đóng vai trò điều hoà các quá trình của cở thể, buộc cơ thể phải tự điều chỉnh để quen dần với sự với sự có mặt của ma tuý ngoại sinh, một trong các sự điều tiết đó làm giảm “công suất” tiết ra morphin nội sinh và cuối cùng là hoàn toàn không tiết ra các morphin nội sinh nữa.

Lúc đó người sử dụng ma tuý không còn morphin nội sinh nên trở thành người phụ thuộc hoàn toàn vào ma tuý đưa vào bên ngoài vào, nếu không sự điều hoà hoạt động sinh lý của cơ thể (vốn do endorphin đảm nhiệm) sẽ bị hụt  hẫng, rối loạn, dẫn đến những cơn vật vã dữ dội đến mức người sử dụng ma tuý không chịu đựng nổi, buộc phải tìm mọi cách đưa ma tuý vào cơ thể.

Các chất gây nghiện “làm ngu đần trí não” hay sự lệ thuộc ma tuý về tâm thần

Chất gây nghiện heroin làm ngu đần trí não bằng cách tạo ra những khoái cảm giả tạo và củng cố hành vi sử dụng thuốc. Đây là vấn đề chủ yếu của người sử dụng ma tuý. Họ luôn tự thấy “nó xảy ra ở trong đầu” hoặc “tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ dùng ma tuý”.

Đến lúc này, người ta dùng ma tuý hết lần này đến lần khác không phải vì cơ thể ốm đau mà là vì một cái “nhu cầu bức thiết” tìm kiếm  “điều gì đó sảng khoái hơn”, hay để giải thoát khỏi nỗi sợ hãi, sự thèm khát. Thực tế ma tuý đã nói với não: “phải dùng ma tuý nhiều hơn!”. Và não ta đã ngu đần làm theo lời “dạy bảo” ấy của ma tuý, kiểu như “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” vậy.

Suy nhược thần kinh. Ảnh minh họa: internet.

Lệ thuộc ma tuý về thể chất 

Sự lệ thuộc ma tuý về tâm thần (nêu trên) thường chỉ là sự khởi đầu của quá trình nghiện ma tuý và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma tuý về thể chất. Lúc này, cơ thể suy giảm nhanh, không thể sử dụng ma tuý, người sử dụng ma tuý cần đến ma tuý để duy trì sự cân bằng của cơ thể, thể hiện bằng sự ham muốn không thể cưỡng lại được và phải đưa ma tuý vào cơ thể bằng bất cứ giá nào.

Ngược lại, nếu ngưng sử dụng ma tuý sẽ dẫn đến Hội chứng cai nghiện ( Withdrawal Sympton ). Đó là những cơn vật vã dữ dội, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, khó  chịu, tháo dạ, đau bụng, người nổi da gà… Cùng với các triệu chứng trên, người sử dụng ma tuý do tìm mọi cách để có ma tuý, do tìm mọi cách để có ma tuý nên không tự chủ được bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng.

Ảnh minh họa: internet.

Hiện tượng “thèm ma tuý”

Thèm ma tuý là sự thúc đẩy tái sử dụng thuốc trong thời kỳ kiêng khem (cai nghiện) và liên quan đến sự hoạt hoá của Hệ thống củng cố trong não ( nêu trên ). Sự thèm ma tuý thậm chí có thể xảy ra khi chỉ nhìn thấy những vật dụng liên quan đến ma tuý (kim tiêm, tẩu thuốc…) hay nghe nói tới tên của loại ma tuý mà họ đã nghiện. Khi thèm ma tuý, người ta sẽ có:

  • Những cảm giác khó chịu khi kiêng khem
  • Sự hồi tưởng dễ chịu khi sử dụng thuốc

Và do vậy, nó làm con người ta rất khó quên ma tuý. Nó cũng gợi ý cho ta khi thiết kế các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai. Ví như, phải tách người sau cai khỏi môi trường có ma tuý, xa số bạn nghiện cũ của họ…

Theo maxreading.com

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x